;
>Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng
Chúng ta cùng nhau ôn lại hành trạng của Ngài để nêu gương sáng cho nhiều thế hệ theo bước chân các Ngài trên bước đường phụng đạo yêu nước.
Tiểu
sử
Hòa
thượng Thích Thiện Thông
(1927-2007)
-
Nguyên Ủy viên Thường trực BTS tỉnh hội PG Đồng Tháp
-
Chánh ĐDPG Lấp Vò (nhiệm kỳ 1993-2007)
-
UVMTTQ huyện Lấp Vò
-
Thư ký Ban ĐDPG huyện Thạnh Hưng (tên cũ LV) từ 1983-1993)
-
Trụ trì Thiên Phước Cổ Tự
Hòa
thượng thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông đời thứ 41, pháp húy Nhật Chí, hiệu
Thiện Thông, thế danh Hồ Tấn Phát, sinh năm Mậu Thìn (1927), tại làng Bình Thạnh
Đông, huyện Lấp Vò, Long Xuyên, (nay Đồng Tháp). Thân phụ là cụ ông Hồ văn Nên
(tự Nhiêu) pháp danh Hồng Thành, Hiền mẫu là cụ bà Lê Thị Kim pháp danh Diệu Ngọc,
Ngài là con cả trong gia đình, có bảy người anh em (4 trai, 3 gái) song thân là
Phật tử thuần thành kính tin Tam Bảo, gia đình trung lưu trí thức.
Đất
Bồ đề sẳn vun xới, vườn thiền thêm hoa Bát Nhã, tròn 10 tuổi xuân, Ngài được
song thân đưa đến chùa Phước Ân, Rạch Cai Bường, xã vĩnh Thạnh, đảnh lễ lão Thiền
sư Bửu Phước, cầu xin thế phát xuất gia, tâm nguyện hoàn thành khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng
nhát kéo đong đưa. Từ đây đầu tròn áo vuông, trở thành trang Thích tử và được
Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Nhật Chí.
Vốn
bản chất thông minh, hiếu học nên được sự thương yêu của Hòa thượng Bổn sư và
các Sư huynh đi trước, được cặp sách đến trường học chữ, khi về chùa Ngài được
học kinh luật chữ Hán Nôm và Đông Y cổ truyền, Quẻ dịch, Phong thủy Địa lý, để
về sau làm phương tiện Phật hóa nhân gian. Ngài là một trong ba vị Thư ký Tổ
đình Phước Ân cổ tự, nổi tiếng viết chữ đẹp, cho nên Ngài có tên thường gọi là
thầy Ký Phát (Tổ đình Phước Ân là nơi đào
tạo Hán Nôm, nhiều nhân tài viết văn hay chữ đẹp).
Năm
Ất Dậu (1945), Cách Mạng tháng 8 thành công và sau đó thực dân Pháp tái chiếm
xâm lăng, thì nhân dân Nam bộ đồng kháng chiến. Lúc bấy giờ phong trào Phật
giáo cứu quốc đơm hoa kết trái, Hòa thượng Bổn sư cùng đồng chí hướng với Thiền
sư Chí Thiền, Sắc tứ Tam Bảo Tự, Rạch Giá, Pháp sư Bửu Chung, rạch Ông Yên, Nha
Mân . . . biến chùa thành cơ sở hoạt động, cung cấp quân lương cho chí sĩ yêu
nước và hiến pháp khí bằng đồng, thau hóa thân vũ khí chống giặc ngoại xâm,
tiêu biểu là Tổ đình Khải Phước Nguyên, xã Bình Thành, Lấp Vò đã hy sinh trong
ngọn hỏa thiêu do tiêu thổ kháng chiến.
Noi theo truyền thống yêu nước thương dân của
tiền nhân, Ngài cùng một vài huynh đệ thắp hương lễ Thầy Tổ, xin gởi áo Cà sa,
tạm xếp chuông mõ lại chốn Thiền môn, theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi,
cùng toàn dân tham gia kháng chiến, nhằm bảo vệ quê hương đất nước, làm tròn bổn phận của một
công dân khi sơn hà nguy biến, Tổ quốc lâm nguy :
“Cởi áo cà sa khoác chiến
bào,
Giã từ thiền viện lướt
binh đao,
Câu kinh tiếng kệ chờ
khi khác;
Cứu nước thương dân dễ
đợi nào !”
Ngài
cộng nghiệp với non sông đất nước, đồng lao cộng khổ cùng dân tộc suốt thời
gian chiến tranh cho đến khi hòa bình độc lập.
Xuân
năm Ất Mão (1975), sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, Ngài
trở về quê hương Đồng Tháp thân yêu, tiếp tục công tác xây dựng tại địa phương
huyện Châu Thành.
Mùa
Xuân năm Quý Hợi (1983), Ngài xin nghĩ việc, trở lại chùa xưa để tiếp nối hương
lửa Từ bi, phúc trí trang nghiêm, ngõ hầu đền đáp ân nghĩa Thầy tổ, đã một thời
dầy công dạy dỗ, và trọn ước nguyện chí nguyện xuất trần thuở ấu thơ.. . Vào
mùa An Cư Kiết hạ năm này, Ngài được mời làm Thư ký Trường hạ tại Tổ đình Phước
Ân :
Trần tâm nay đã giũ rồi;
Pháp duyên xuất thế phản
hồi căn xưa.
Nơi
đây, Ngài được Thiền Sư Thích Vĩnh Đạt cạo tóc, trao áo Cà sa, bình bát, ban
pháp hiệu Thiện Thông, thọ liên đàn Cụ túc giới và truyền kệ phú pháp :
“Nhật chấn tông phong,
đạo bổn nguyên,
Chí tâm đoạn nghiệp, tổ
sư truyền,
Thiện năng tinh tấn hòa tăng lữ;
Thông hiểu luật kinh ngộ
phúc duyên”.
Vốn
căn bản Phật pháp và thế pháp đã ôn luyện từ nhỏ, thừa khả năng gánh vác Phật sự,
được chư tôn Thiền đức giáo phẩm Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp quý mến,
Ngài được Tăng sai giữ chức vụ Thư ký Ban ĐDPG huyện Thạnh Hưng (Lấp Vò, Lai Vung sát nhập thành huyện Thạnh
Hưng). Suốt hai nhiệm kỳ (1983-1993), Ngài vừa làm nhiệm vụ của một sứ giả
Như Lai, Tăng sai việc Giáo hội, vừa nổ lực công phu tu tập. Tuy không còn tuổi
thanh xuân, không khỏe mạnh như còn trẻ, nhưng với chí nguyện kiên cường, quyết
trãi thân vì Phật pháp, tâm nguyện canh cánh bên lòng, câu kinh A Di Đà hôm nào
Ngài tâm đắc:
“Bất khả dĩ thiểu thiện
căn,
phúc đức nhân duyên đắc
sanh bỉ quốc. . .”
Thiện căn phúc đức chưa
tròn;
Mong chi đến được nước
non Lạc thành.
Năm
Mậu Thìn (1988), được sự tín nhiệm của chư tôn giáo phẩm Ban trị sự Phật giáo Đồng
Tháp và Tông phong pháp phái, bổ nhiệm Ngài Trụ trì Tổ đình Thiên Phước Cổ Tự, Rạch
Xẻo Tre, xã Hội An Đông, Lấp Vò, Đồng Tháp (nơi
Thiền sư Minh Thông hiệu Hải Huệ dừng chân Trụ trì, một Cao Tăng thạc đức đã từng
hợp tác với đồng môn huynh đệ là Thiền Sư Minh Huyên hiệu Pháp Tạng (Phật Thầy
Tây An), Thiền sư Minh Hòa hiệu Hoan Hỷ, Thiền sư Minh Khiêm hiệu Hoằng Ân. . .,
Những vị tiền bối đặt nền tảng cho phong trào Phật hóa Nông thôn và phong trào Phật
giáo Cứu Quốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Từ
một ngôi Cổ Tự rêu phong hoang phế, nơi miền quê hẻo lánh, trống trước vắng
sau, tường mục, nóc dột, cột xiêu, chùa xưa chịu đựng với phong sương tuế nguyệt
đã xuống cấp trầm trọng, Ngài dùng nhiều phương tiện thiện xảo, cảm hóa giới quan chức trí thức địa phương và
nhân dân quanh vùng trở thành Hộ pháp, cùng nhau hợp tác trùng tu ngôi Cổ tự
ngày thêm khang trang, Phạm Vũ trở nên huy hoàng:
Rực rỡ vườn thiền tươi
sắc thắm;
Rạng ngời chùa tháp đẹp
như xuân.
Năm
Quý Dậu (1993), cơ sở vật chất, tiện nghi khá đầy đủ, Ngài khởi sự lo việc tiếp
tăng độ chúng, khai Tịnh nghiệp đạo
tràng An Cư Kiết Hạ, đón nhận tăng chúng khắp nơi về tu học.
Năm
Đinh Sửu (1997) lần thứ hai, Ngài được giáo hội tin tưởng, tiếp tục Khai Tịnh
nghiệp đạo tràng An Cư Kiết Hạ, trao giồi Tam vô lậu học tại Tổ đình Thiên Phước.
Năm
Mậu Dần (1998), sau khi tham dự khóa tu nghiệp Trụ trì, chư tôn đức Ban Trị sự tỉnh
hội PG Đồng Tháp kiến nghị Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN suy tôn Ngài lên hàng
Giáo phẩm Thượng tọa (đây là một trường hợp
đặc cách cho những vị có công với Đạo pháp và Dân tộc, hiếm có của Tỉnh hội PG từ
trước đến nay).
Năm
Giáp Thân (2004), ngôi Vạn Linh Cổ Tự, xã Long Hưng, (cơ sở Cách mạng chống giặc
ngoại xâm). Sau khi Thống nhất đất nước từ năm 1975, Chính quyền địa phương mượn
làm cơ sở suốt thời gian dài và đã xuống cấp trầm trọng, Ngài đã thuyết phục
quan chức địa phương trả lại ngôi Cổ tự để khôi phục Trùng tu, và sau đó bổ nhiệm
đệ tử Thích Lệ Phú về Trụ trì cho đến nay.
năm
Bính Tuất (2006) tuổi gần bát tuần, tự biết mình trụ thế không bao lâu, Ngài cố
gắng khai Tịnh nghiệp đạo tràng An cư Kiết hạ, để lần cuối cùng với chư tôn đức
Tăng già và Phật tử hoàn thành Phật sự, rồi từ giã trần gian Ta Bà, về An Dưỡng
quốc.
Đầu
Xuân Đinh Hợi (2007) mặc dù tứ đại bất an, nhưng Ngài vẫn không ngừng hoạt động
Phật sự, Từ thiện xã hội. Với tâm nguyện nối nhịp Đạo Đời bằng tình người trong
trái tim Từ bi, phải thực hiện chiếc cầu trước bến Chùa, thuận tiện giao thông,
sông xán Cái Tàu Thượng, giúp bà con giữa hai đầu dòng sông xã Hội An Đông, Lấp
Vò, Đồng Tháp, và xã Hội An, Chợ Mới, An Giang, cùng nhịp bước chân an lạc qua
lại dễ dàng. Kết quả đó cũng được trọn vẹn khi một chiếc cầu gỗ hoàn thiện vững
chắc :
“Cầu cây bắc nhịp đôi bờ,
Đạo Tâm nối kết ước mơ
cho đời.
Bồ đề vui bước thảnh
thơi,
Yêu thương góp lại sáng
ngời Đạo thiêng”…
Cổ xe lâu năm cũng đến hồi xuống cấp, thời xuân trẻ cũng đến hồi già yếu,
năm tháng ngày dài, mõi mòn với sức tàn hơi kiệt :
Bầu thuốc Thánh đâu cứu
được người hết số;
Chén Linh đơn sao chữa
được bệnh nan y.
Thuận
thế vô thường, biết thân tứ đại đến lúc phải trả về cát bụi, Ngài di chúc đệ tử
Thích Lệ Nhật kế thế Trụ trì và ban pháp hiệu, phú pháp truyền kệ :
Lệ đức cao thâm chon bổn
nguyên,
Nhật quang chiếu diệu
quảng tâm duyên,
Thiện năng chủng chấn
chon thừa pháp;
Minh nghiệp tổ tông kế
thế truyền.
Hóa
duyên ký tất, Ngài an nhiên viên tịch vào giờ Mùi ngày 28 tháng 2 năm Đinh Hợi
(Chủ nhật 15.4.2007)
Trụ
thế: 80 Xuân
Giới
lạp: 24 Hạ
Trụ
trì:20 Đông
Đệ
tử xuất gia : 17 vị
Đệ
tử quy thọ ngũ giới, Thập Thiện, Bồ Tát giới tại gia : hàng ngàn người.
Nhục
thân Ngài an táng dưới chân Bảo tháp Tổ sư Minh Thông hiệu Hải Huệ, bên hông phải
Bổn tự.
Đương
thời Ngài được sự quý mến của chư tôn Giáo phẩm và giới quan chức trí thức địa
phương tin tưởng kính trọng. Sự nghiệp cống hiến Đạo pháp Dân tộc, Ngài rất tâm
đắc đôi câu liễn đối treo nơi Tổ đường Phước Hưng Cổ Tự :
Quốc gia hữu vĩnh sơn
hà cố;
Phật đạo vô cùng nhật
nguyệt trường.
(Nước nhà còn mãi non
sông vững;
Đạo Phật không cùng
ngày tháng bền.)
Thật
vậy, Phật pháp bất ly thế gian Pháp, Đời và Đạo tuy hai mà một, tuy một mà hai,
bởi Đạo chẳng lìa Đời, do vậy Đạo và Đời luôn gắn bó với nhau. Ngài đã xuất sắc
hoàn thành tâm nguyện : "Ích nước Lợi dân, mình vì mọi người, với phương
châm : “Sống tốt đời đẹp đạo – Nước vinh Đạo sáng”.
Hòa
thượng Thích Thiện Thông, là một trong những vị Tăng sĩ tiêu biểu, trọn vẹn sự
gắn bó hài hòa giữa đạo pháp và dân tộc. Một chuỗi đời hành đạo hy sinh, phục vụ
vị tha vô ngã, một nhân cách lớn của Tăng sĩ Việt Nam, đã thắp sáng truyền thống
yêu nước, Trí -Dũng bất khuất của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Nam
mô Thiên Phước đường thượng, Từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập nhất thế, pháp húy
Nhật Chí hiệu Thiện Thông, Hồ công Hòa thượng giác linh liên hoa tọa hạ.
Sư đệ Thích Vân Phong
kính soạn
Các bài viết cùng tác giả tại đây