Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu, người ta đã nghĩ ngay đến người mẹ (Mẫu là mẹ). Nó có liên quan mật thiết đến chế độ mẫu hệ từ thời nguyên thủy ở Việt Nam. Những vị được tôn xưng lên hàng Thánh Mẫu có thể kể đến như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Mẫu Thủy)….nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Mẫu Liễu Hạnh được thờ tại Phủ Dầy (Nam Định).
Có phải chăng cũng là một phần do chế độ “trọng nam khinh nữ” từ thời
phong kiến mà tín ngưỡng này được tôn sung rất nhiều? Cũng có rất nhiều hướng
suy nghĩ nhưng chúng ta chỉ bàn đến những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ
Mẫu hiện nay qua cái nhìn của người Phật tử.
Chúng ta đã biết rằng tín ngưỡng thờ Mẫu và hình thức lên đồng đã được
Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch đệ trình lên UNESCO và đã được công nhận là văn
hóa phi vật thể của nhân loại mà chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Theo quan niệm
của dân gian, khi người hầu đồng bước vào một giá hầu thì sẽ có những vị Thánh,
Thần nhập vào người đó rồi ban tài, ban lộc cho mọi người. Quan niệm này có
đúng hay không?
Theo góc độ tâm lý chung của nhân dân thì rất đúng. Cuộc sống này quá nhiều bon chen, khổ cực đã khiến họ phải lao tâm khổ tứ, vất vả kiếm tiền đến mệt nhọc. Chính vì vậy họ đã cầu khẩn đến những bậc siêu phàm để có chỗ dựa tâm tinh. Từ đức tin vào các vị Thánh thần mà sẽ được các vị ấy ban tài phát lộc, có được sức khỏe…Nhưng chúng ta suy đi cũng phải tính lại, thánh thần là những bậc được gọi là có sức thần thông, hiển linh thì có mượn xác phàm của chúng ta để nhập vào hay không? Thân xác chúng ta đã quá nhiều bụi trần bám phủ, rồi còn những tham sân si, ganh ghét, đố kỵ đời thường thì làm sao Thánh thần có thể nhập vào những cái xác phàm “bất tịnh” này?
…còn xem và để cầu tài, ban lộc sẽ trở thành mê tín, dị đoan.
Chúng ta là những hàng đệ tử Phật, chúng ta vẫn phải nhớ ơn, kính trọng những vị đã được thế gian tôn vinh lên bậc Thánh thần, từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tốt đẹp về một tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc. Chúng ta nên nhớ, lên đồng chỉ là một hình thức diễn xướng dân gian tâm linh, nó truyền đạt đến người xem tất cả những gì được gọi là văn hóa dân gian trong một canh hầu. Nó không có chức năng “ban tài phát lộc” qua những điệu múa, tiếng đàn, tiếng hát. Quan trọng chúng ta phải có tâm thành thì tự nhiên tất sẽ linh ứng.
Bấy lâu nay, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở
thành đạo Mẫu. Như chúng ta đã biết, một đạo hay tôn giáo thì phải có hệ thống
rõ ràng,phải có giáo chủ đứng đầu, phải có hệ thống kinh điển, luật tạng rõ ràng.
Ví dụ như Phật giáo, giáo chủ đứng đầu là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hệ thống
kinh điển là những gì ngài răn dạy chúng sinh, rồi có cả những luật tạng do
Phật chế định, rồi được truyền trao qua các đời Tổ Sư cho đến ngày nay. Còn tín
ngưỡng thờ mẫu thì chưa có đầy đủ những yếu tố để hình thành được một Đạo cụ
thể.
Người Việt Nam chúng ta đã rất thông minh khi biết đan xen tín ngưỡng
dân gian vào Phật giáo để hài hòa lại và trở thành một khối tâm linh rất phong
phú và đa dạng. Nếu theo ý kiến của một số ít những “con nhang, đệ tử” công
nhận tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành Đạo Mẫu thì e rằng sẽ bị xáo trộn rất nhiều
thứ.
Khi quy y Tam Bảo, chúng ta luôn
nhớ đó là:
-Quy y Phật thời
không quy y trời thần, quỷ vật
-Quy y Pháp thời
không quy y ngoại đạo, tà giáo.
-Quy y Tăng thời không theo thầy tà, bạn dữ.