Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tin nhắn Noel và trách nhiệm người Phật tử

08:21 | 16/01/2018 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Thiết nghĩ, mỗi ngôi chùa phải trở thành môi trường giáo dục thật sự, như truyền thống của lịch sử dân tộc. Đặc biệt là phải quan tâm đến giới trẻ. Cần có chương trình học Phật phù hợp với từng lứa tuổi, cập nhật được với thời đại. Thay cho các hoạt động nhàm chán, thiếu phổ quát. Tránh biến các cơ sở Phật giáo trở thành nơi chỉ có lễ nghi tế tự, lún sâu vào Phật giáo tín ngưỡng làm xa ra rời tuổi trẻ, giới trí thức và quần chúng. Đấy là một môi trường tu học thật sự.
Là Phật tử xin giữ lòng tự trọng
Phật giáo Đà Nẵng phối hợp xử lý vụ việc người mang sắc phục tu sĩ PG trang trí giáng sinh
Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017
Nỗi buồn ngày Noel
Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017
Tổ chức mừng giáng sinh trong trường học là vi phạm luật giáo dục
Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?


Noel đã qua, thật bất ngờ khi vài Phật tử tôi vào thưa, có quý thầy gửi tin chúc mừng họ nhân dịp lễ Noel, vì Phật tử rất bức xúc. Tất nhiên việc đã lỡ nên chẳng ai nhắc đến làm gì. Hơn nữa đó là thái độ tỏ vẻ quan tâm, nhưng có phần đi lệch với thế gian.

Thiết nghĩ bậc xuất sĩ cũng nên cẩn trọng, vì trình độ dân trí Phật tử giờ hơn hẳn lúc trước. Đừng để tín chúng mất niềm tin, trong khi Phật tử không hưởng ứng lễ Noel thì quý thầy chúc tụng làm gì?

nguoiphattu_com_chuc_mung_giang_sinh00.jpg

nguoiphattu_com_chuc_mung_giang_sinh01.jpg

Tăng chúng, Phật tử đạo tràng chùa Viên Giác đến chúc mừng một nhà thờ trong lễ giáng sinh - ảnh cắt từ clip.

Vậy mà đến ngày Phật thành đạo 8/12 AL, Phật đản 8/4 -15/4 AL hay lễ Vu lan báo hiếu 15/7 ÂL, quý thầy có nhiệt tình nhắn tin chúc quý Phật tử không? Có ưu tư làm sao để ngày lễ Phật giáo trở nên thiêng liêng và quảng bá thông điệp hoà bình giác ngộ của Đức Phật đến với mọi người hay những ngày ấy lại lăng xăng lo xách đãi đi cúng. Quên mất bổn phận “kế vãng khai lai”, “thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự”.

Không thể chủ quan nói đạo Phật là đạo như thật, hữu xạ tự nhiên hương rồi phó thác theo lối “tuỳ duyên” cửa miệng. Trong khi các tôn giáo bạn đều có tính quảng bá tinh thần giáo lý của họ hẳn hoi. Từ môi trường giáo dục ngay trong gia đình đến các hoạt động hưởng ứng ngoài xã hội. Sự lan tỏa của lễ Noel đã trở thành kết quả tất yếu. Mà Phật giáo cần nhìn lại.

Thiết nghĩ, mỗi ngôi chùa phải trở thành môi trường giáo dục thật sự, như truyền thống của lịch sử dân tộc. Đặc biệt là phải quan tâm đến giới trẻ. Cần có chương trình học Phật phù hợp với từng lứa tuổi, cập nhật được với thời đại. Thay cho các hoạt động nhàm chán, thiếu phổ quát. Tránh biến các cơ sở Phật giáo trở thành nơi chỉ có lễ nghi tế tự, lún sâu vào Phật giáo tín ngưỡng làm xa ra rời tuổi trẻ, giới trí thức và quần chúng. Đấy là một môi trường tu học thật sự.

Nên trích dẫn các bài kinh căn bản, trang bị cho lứa thanh niên kinh nghiệm sống và kiến thức hôn nhân gia đình. Nhất là lòng tin nhân quả và lý tưởng bồ tát đạo, phải được ứng dụng rộng rãi, chứ không phải là triết lý cao siêu lìa thực tế. Để mỗi người con Phật đủ tự tin đi vào đời nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng bằng hạnh nguyện lợi tha của mình trên tinh thần giới - định- tuệ. Việc cần thiết nhất là nhấn mạnh vai trò của Tam quy - Ngũ giới- Thập thiện - Bát Chánh đạo song song với việc học lịch sử Phật giáo Việt Nam và các kiến thức nâng cao.

Doanh nghiệp Phật giáo đóng một vai trò rất tích cực và quan trọng trong việc tịnh độ hoá nhân gian bằng công tác phúc lợi xã hội. Thay vì những chương trình từ thiện ngắn hạn, phát quà cho dân nghèo tức thời, cần có những hoạt động từ thiện lâu dài, hướng đến hai tiêu chí quan trọng là giáo dục và y tế, như xây dựng trường học, ký túc xá sinh viên, đào tạo nghề, thiết lập cơ sở giúp đỡ người vô gia cư, trạm xá, bệnh viện Phật giáo, ..., góp phần ổn định đời sống và nâng cao nhận thức của người dân. Như thế mới đứng nghĩa Bồ tát nhập thế theo quan điểm đại thừa.

Lễ Vu lan đã trở thành mùa báo hiếu của dân tộc, không còn riêng Phật giáo. Ngoài việc tổ chức các chương trình hoa hồng xuống phố nên giúp các bạn trẻ được cài hoa cho nhau trong học đường và lan rộng ra mọi tầng lớp nhân dân, cho đến các công sở.

Vì đạo hiếu là truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, hoa hồng không phải là biểu tượng tôn giáo, có thể đi vào bất cứ ngỏ ngách nào để biểu hiện cho lòng tri ân các đấng sanh thành.

Thiết nghĩ quý thầy cô và Phật tử chẳng có gì để e dè. Thậm chí, môi trường giáo dục nên tổ chức lễ tri ân để xây dựng đạo đức cho các em học sinh. Nhà chùa cần kết hợp từ thiện, giao lưu, phát học bổng, trao quà đến các trường học, trong dịp này. Đừng đóng khung hoạt động từ thiện mà cần tổ chức các chương trình đi vào lòng người, các tác dụng giáo dục thật sự.

Mùa Phật đản cũng là mùa sen nở. Sen hồng là quốc hoa của nước Việt Nam. Bên cạnh thiết vườn Lâm Tỳ Ni, bày hương án, phóng sanh đăng, thả bảy đóa sen trên các dòng sông, tốt nhất vào lễ Phật đản, từ gia đình Phật tử cho đến nhất chùa đều treo đèn hoa sen, lấy hoa sen là biểu tượng cho lễ Phật đản và tôn vinh quốc hoa Việt Nam cũng là một biểu ý nói lên tinh thần đạo pháp - dân tộc hoà hợp. Vì đạo Phật là đạo của dân tộc.

Đạo Phật còn văn hoá dân tộc còn. Như nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng nói: “Trang sử Việt cũng là trang sử Phật”. Mà đã là quốc hoa thì tất cả người Việt Nam đều phải tôn trọng sự thật lịch sử và gắn kết thiêng liêng ấy. Như vậy tất cả quán cà phê, khách sạn, cơ sở doanh nghiệp Phật tử đều tổ chức treo đèn hoa sen mà chẳng sợ mang tội bất kính với tranh tượng Phật. Lâu ngày sẽ trở thành TUẦN LỄ QUỐC HOA KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN. Tương tự, các lễ quan trọng của Phật giáo cần tổ chức thành lễ hội. Có định hướng rõ ràng. Thay vì chỉ đóng khung trong lễ hội hành chánh- nghi lễ truyền thống.

Do thói quen xài Âm lịch của các chùa, đôi khi tạo ra bất lợi cho Phật tử muốn tham dự vào các dịp đại lễ, nên nhà chùa cần chủ động kết hợp với Dương lịch, chọn ngày chủ nhật hay nghỉ lễ gần nhất, để tập trung tín chúng được đông đảo hơn. Nhất là các chùa trong khu vực, cần phối hợp nhau để tránh làm trùng ngày, cho Phật tử được thuận tiện, chứ không nhất định phải hàng lễ đúng ngày ÂL.

Từ một tôn giáo chiếm 80%, vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là câu hỏi lớn cho những ai còn trăn trở với cách truyền đạo của Phật giáo đương thời.

Chỉ vài tấm hình đăng lên Facebook mừng lễ Phật thành đạo, chẳng phải không tác dụng, nhưng làm sao để lan tỏa vẫn phụ thuộc vào thái độ đã nhận thức của người Phật tử.

Thử hỏi lễ Noel, quý thầy như thế nhắn tin chúc mừng Phật tử, thì lễ Phật thành đạo sắp tới sẽ làm gì? Ngay cả tết cổ truyền của dân tộc cũng là ngày vía Phật Di Lặc đang bị bài bác, chúng ta đã phản ứng ra sao? Đó là trách nhiệm chung của tứ chúng, trên một nền tảng tiềm lực gắn kết vững vàng .

Chí Ngu

giáng sinh noel Người Phật tử tin nhắn chúc mừng noel tu sĩ phật giáo hát thánh ca thiên chúa giáo phật thành đạo phật đản pháp nạn 1963 tin nhắn noel và trách nhiệm người phật tửmừng giáng sinh

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Bình giải về tập tục cúng sao hạn

Bình giải về tập tục cúng sao hạn

VTV - Cần phải có trách nhiệm vì tiếp tay cho Thiền tông Tân Diệu phá hoại chánh pháp

VTV - Cần phải có trách nhiệm vì tiếp tay cho Thiền tông Tân Diệu phá hoại chánh pháp

Vụ Thiền tông Tân Diệu: Một gió thổi bất tỉnh

Vụ Thiền tông Tân Diệu: Một gió thổi bất tỉnh

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?

Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?

Suy nghĩ về 'Thông tư quản lý tiền công đức'

Suy nghĩ về 'Thông tư quản lý tiền công đức'

Có thể ban hành cái gọi là

Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?

Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn

GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn

Thông tin từ Tịnh thất Quan Âm về vụ việc Đại đức Thích Giác Nhàn

Thông tin từ Tịnh thất Quan Âm về vụ việc Đại đức Thích Giác Nhàn

Lộ Quyết định truy nã 'vị sư xin cha xứ học đạo để theo đạo công giáo'

Lộ Quyết định truy nã 'vị sư xin cha xứ học đạo để theo đạo công giáo'

Truyền thông bẩn và sự vụng về của Phật giáo

Truyền thông bẩn và sự vụng về của Phật giáo

Bài viết xem nhiều

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,2232193 s