Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Tính xấu lớn nhất của người Việt: Thích bới móc người khác, lảng tránh nói về mình

Tác giả Hồng Lam
06:29 | 25/09/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Có lẽ tính xấu lớn nhất của người Việt chính là việc “Người Việt sợ nói về tật xấu của chính mình”.

Trong một thời gian dài, báo chí và các phương tiện truyền thông đều chỉ nêu lên những mặt tích cực của người Việt. Mở bất kỳ tờ báo hay sách nào, chúng ta cũng thấy ca ngợi người Việt yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, thông minh, chăm chỉ, cần cù, hiếu khách… Phụ nữ Việt Nam thì luôn được nhắc đến với những mỹ từ như “đức hy sinh cao cả”, “yêu thương chồng con”…

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn thời bao cấp cũng không có bằng chứng nào để phản bác những nhận định ấy. Một số ít ỏi người Việt được lựa chọn kỹ có cơ hội ra nước ngoài học tập, làm việc bị quản lý chặt chẽ nên cũng không gây tai tiếng gì.

Thời mở cửa, cơ hội giao lưu với bên ngoài tăng lên, những nhận định một chiều ấy làm chúng ta nhiều khi rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười.

Có lần nói chuyện với anh Nguyễn Thành Nam FPT, anh kể lần đầu đi thuyết phục người Nhật ký HĐ với công ty, đối tác hỏi: “Bên công ty các ông có lợi thế gì so với Ấn Độ?”Các anh trả lời theo quán tính: “Chúng tôi là người Việt Nam, cần cù, thông minh, sáng tạo”. Đối tác bảo: “Thế các ông nghĩ người lao động nước khác đều lười biếng, ngu đần, không sáng tạo hay sao?”

Đoàn đàm phán ắng lại. May về sau đối tác cũng đồng ý cho cơ hội và nhờ hiểu được sai lầm trong việc đánh giá quá cao bản thân, các anh đã tập trung làm tốt công việc để trở thành đối tác lâu dài của Nhật Bản.

người Việt, văn hóa, nước ngoài, trong nước, văn minh, cư xử

Tính xấu của người Việt là do bản chất hay do môi trường? Ảnh: Afamily

Trong tiến trình hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường, những nhược điểm của người Việt ngày càng lộ rõ.

Khắp nơi lan tràn thông tin người Việt lấy thừa mứa đồ ăn rồi bỏ đi khi ăn buffet, vào siêu thị bóc hàng hóa mà không mua; công nhân lười biếng, trốn việc ăn cắp vặt ; phụ nữ đánh chửi nhau ngay ngoài phố; đàn ông bỏ bê việc nhà, con cái, nhậu nhẹt bia rượu nhiều nhất thế giới…

Tuy nhiên, tính xấu lớn nhất của người Việt như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã nhận định, đó chính là việc “Người Việt sợ nói về tật xấu của chính mình”. Chính vì vậy dù thông tin về các thói hư tật xấu của người Việt lan tràn khắp nơi nhưng người Việt lại sẵn sáng nổi đóa lên khi có ai đó chê mình. Hàng loạt người Việt tấn công trang Facebook của Bill Gates khi ông đăng hình ảnh cột điện nhằng nhịt ở VN, hay ném đá dữ dội blogger Matt Kepnes khi ông đăng bài chê du lịch VN trên Huffington Post…

Không chỉ dân chúng, các cơ quan quản lý VN cũng không có văn hóa lắng nghe phản hồi của dân chúng. Người dân có ý kiến tiêu cực rất dễ bị đì như vụ phạt tiền 5 triệu đồng đối với hai cán bộ chê Chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Thực tế cho thấy việc thiếu tinh thần phê và tự phê đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của từng cá nhân và cả nền kinh tế - xã hội VN.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần .

Năng suất lao động thấp dẫn đến GDP tăng trưởng chậm và thu nhập người lao động Việt Nam thua kém nhiều so với các nước trong khu vực, làm đất nước sa vào bẫy “thu nhập trung bình” trong khi VN mới vừa thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, sự yếu kém của người Việt dường như được hạn chế rất nhiều khi có cơ hội làm việc ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển.

Những ai có dịp ra nước ngoài sẽ thấy du học sinh, người lao động Việt thuộc nhóm tương đối khá so với nhiều nước nên được nước sở tại tín nhiệm. Có dịp du học ở Anh, tôi ngạc nhiên khi biết du học sinh TQ phải đóng tiền để kiểm tra tư pháp còn VN thì không vì cộng đồng VN ở Anh thuần hơn cộng đồng TQ.

Người Việt ở Czech được đánh giá là nhóm nhập cư thành công nhất vì hầu hết buôn bán lương thiện, có thu nhập khá, không tham gia băng nhóm tội phạm và con cái học giỏi. Người Việt ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp… hầu hết đều có được cuộc sống tốt, ổn định và hội nhập tốt với nước sở tại.

Tất nhiên ở một số quốc gia vẫn có người Việt buôn lậu, trồng cần sa, ăn cắp, trốn việc… nhưng tỷ lệ đó có vẻ nhỏ hơn nhiều so với đa số người sống hiền lành, tuân thủ luật pháp nước sở tại.

Vậy những yếu kém của người Việt trong hành vi, năng suất lao động… là do bản chất hay do môi trường?

Để trả lời câu hỏi này cần một cuộc điều tra sâu rộng.

Theo một kết quả điều tra về người nhập cư ở Mỹ, nếu coi năng suất lao động của một lao động nhập cư vào Mỹ là 100%, thì năng suất lao động của người ấy ở nước bản xứ chỉ đạt 23%. Trong mức chênh lệch 73% ấy, công nghệ ở Mỹ chỉ góp vào 22%, còn 51% còn lại là do các thể chế kinh tế thị trường và nhà nước đem lại.

Vì vậy, người nhập cư qua Mỹ nói chung và người Việt ở Mỹ nói riêng đạt năng suất lao động và thành công gấp hơn 4 lần khi ở quê nhà họ, chủ yếu là nhờ môi trường pháp luật, thể chế của Mỹ đã có sự khuyến khích phát triển cá nhân và kiềm chế những tàn dư văn hóa lạc hậu.

Thay đổi văn hóa, nếp nghĩ của hàng ngàn năm là việc rất khó khăn, đòi hỏi trước hết là phải thay đổi từ môi trường pháp luật, thể chế. Trong hoàn cảnh nợ công đã ở mức báo động, xã hội nhiều dấu hiệu khủng hoảng nghiêm trọng, hy vọng mỗi người dân Việt và các cơ quan quản lý cần thức tỉnh để xây dựng hình ảnh mới cho người Việt trước khi quá muộn!

Nguyễn Hoàng Ánh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/327496/thich-boi-moc-nguoi-khac-lang-tranh-noi-ve-minh.html

tật xấu văn hóa truyền thông người việt tham lam tính xấu

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN