;
Ta từng ở các Đức Phật quá khứ thấy điềm lành này. Phật hiện điềm lành là sắp nói pháp Đại thừa nghĩa lý sâu xa. Vô lượng vô biên A tăng kỳ[1]kiếp[2]về trước có Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhnói chánh pháp 3 thời đều lành, nghĩa lý rất sâu xa. Tùy căn cơ chúng sinh mà nói : Tứ đế cho Thanh văn, 12 nhân duyên cho Duyên giác, 6 Ba la mật cho Bồ Tát.
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhkhi chưa xuất gia có 8 vương tử (đều có chữ Ý sau cùng, tượng trưng cho 8 thức). Khi vua cha xuất gia chứng đạo thì 8 vương tử cũng xúât gia theo (8 thức biến thành trí). Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhnói kinh và nhập định Vô lượng nghĩa xứ, mưa hoa, phóng hào quang từ giữa chặng mày. Khi đó có 20 ức Bồ Tát (trong ấy có Bồ Tát Diệu Quang có 800 đệ tử) muốn biết lý do. Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhtừ trong chánh định dậy, vì Bồ Tát Diệu Quang mà nói kinh Đại thừa tên “Diệu pháp Liên hoa giáo Bồ Tát Pháp Phật sở hộ niệm”[3]trong 60 tiểu kiếp[4]mà hội chúng nghe, tưởng chừng như trong khoảng bữa ăn. Tiếp theo, sau khi thọ ký cho Bồ Tát Đức Tạng xong thì Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minhnhập Vô dư Niết bàn.
Bồ Tát Diệu Quang trì kinh Pháp Hoa, thuyết pháp trong 80 tiểu kiếp, 8 người con vương tử học đạo với Bồ Tát Diệu Quang và đều thành Phật.
Bồ Tát Cầu Danh (1 trong 800 đệ tử của Bồ Tát Diệu Quang) tham ưa danh lợi, cũng tụng đọc kinh điển nhưng phần nhiều quên mất, do trồng căn lành nên sau cũng gặp vô số Đức Phật.
Di Lặc nên biết, Bồ Tát Diệu Quang lúc ấy nay chính là ta, và Bồ Tát Cầu Danh nay chính là ngài đấy.
Nay thấy điềm lành này, cùng với xưa không khác, cho nên ta xét nghĩ, hôm nay Đức Phật sẽ nói kinh Pháp Hoa.
[4]Tiểu kiếp : Tuổi thọ con người có hai định múc : Thấp nhấtlà 10 tuổi và cao nhất là 84.000 tuổi. Trong đó, từ 10 tuổi, cứ 100 năm tăng 1 tuổi, tăng cho đến 84.000 tuổi, rồi lại cứ 100 năm giảm 1 tuổi, giảm xuống đến 10 tuổi tượng thọ. Trải qua một lần tăng một lần giảm như vậy gọi là 1 Tiểu kiếp khoảng bằng 16.800.000 năm.
1)Ngôi nhà lửa (tam giới)
2)Nói ra mà không ra (nói thẳng mà không nghe)
3)Dụ 3 xe (phương tiện hươu, trâu (không thật mà nghe): dê,)
4)Khi các con ra, trưởng giả cho đồng một loại xe báu do trâu trắng kéo, trước chưa từng có (Phật thừa bình đẳng).
(1)(Dê) Thanh văn thừa: muốn mau ra khỏi 3 giới, chứng NB.
(2)(Hươu) Duyên giác thừa: ưa vắng lặng, sâu rõ nhân duyên của các pháp.
(3)(Trâu) Đại thừa, Bồ Tát thừa, Phật thừa: cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, làm an vui, độ thoát tất cả Chúng sanh.
1)“Phật thừa đây vi diệu / Rất thanh tịnh thứ nhất / Ở trong các thế giới / Không còn pháp nào trên.”
2)“Nếu có người không tin / Khinh huỷ chê kinh này / Thời là dứt tất cả / Giống Phât ở thế gian.”
3)Những ai có lòng mong cầu Phật đạo, trồng các cội đức lành, thường tu tập lòng từ, lìa xa các phàm ngu, gần gũi bạn hiền lành, giữ giới hạnh trong sạch thì nên vì họ nói kinh Pháp Hoa.
PHẨM 04TÍN GIẢI1.Bốn Thanh văn: Tu bồ đề, Đại ca chiên diên, Đại ca diếp, Đại mục kiền liên bạch Phật “Chúng con tuổi gìa tự cho đã được Niết bàn, chẳng cầu thêm đạo Vô thượng chánh đẳng giác. Chỉ nhớ nghĩ 3 pháp: Không[1], vô tướng[2], vô tác[3]. Đối với các pháp du hí thần thông, tịnh cõi nước Phật, độ thoát chúng sinh của Bồ Tát lòng chúng con không thích.”
i.Đứa bé cùng tử bỏ cha đi hoang (Chúng sinh mê lầm, trôi lăn trong lục đạo luân hồi).
ii.Cha giàu có, luôn nhớ con, sẵn sàng giao của cải (Tánh giác luôn có sẵn, không thiếu mất).
iii.Gã cùng tử tình cờ về nhà thấy ông trưởng gỉa (cha) giàu, sợ hãi bỏ chạy; vị trưởng gỉa cho người bắt lại nhưng thả ra; gã cùng tử kiếm chỗ nghèo để mưu sống (Thanh văn, Duyên giác không dám nghĩ thành Phật).
iv.Trưởng gỉa tuổi gìa, vẫn còn than tiếc, biết con ý chí hạ liệt, dùng phương tiện chẳng nói sự thật là con mình:
-Sai hai người dụ gã cùng tử về nhà làm hốt phân: Hạnh đầu đà của Thanh văn; diệt vô minh, tam độc.
-Gỉa làm người nghèo khổ để gần con. Trong 20 năm hốt phân, người con dầu được ưu đãi (lương cao, quản lý kho báu) nhưng vẫn còn tự cho mình là khách (Thanh văn tu học theo pháp Phật dạy nhưng chưa dám tin mình tu sẽ thành Phật).
v.Tưởng gỉa biết con ý chí nay đã lớn, khi sắp chết, triệu tập đủ mọi người tuyên bố: gã cùng tử là con ruột. “Kho báu không mong cầu mà tự nhiên đến.”
3.Ma ha ca diếp: Ông phú trưởng gỉa là Như Lai, chúng con đều giống như con của Đức Phật. Chúng con vì 3 món khổ, ưa thích pháp tiểu thừa [chúng con diệt bề trong (những kiết sử) tự cho là đủ, thấy các pháp không lặng (bất nhị), không sinh – không diệt, không lớn – không nhỏ, vô lậu và vô vi. Chỉ thích an tịnh trong cái tịch tịnh đó, còn việc độ sinh, tịnh cõi nước Phật, là việc bên ngoài thì không thích], được cái giá Niết bàn một ngày, nhơn trí huệ Phật dạy các Bồ Tát nhưng tự mình lại không thích… Nhưng nay chúng con biết Đức Phật thiệt dùng Đại thừa (Nhất thừa) để giáo hóa, vì thế nay được báu lớn.
Đức Phật bảo Ca Diếp và các đại đệ tử :
- “Ca Diếp khéo nói công đức chân thật của Như Lai. Như Lai còn có vô lượng công đức, các ông không nói hết được. Như Lai là vua của các pháp, nói không hư dối, phương tiện diễn nói, pháp Phật nói thảy đều đến bực Nhất thiết trí. Như Lai biết chỗ quy thú[1]của tất cả pháp, cũng biết rõ tâm sơ[2]hành của chúng sinh, và ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết mà chỉ bày tất cả trí huệ cho Chúng Sanh.”
- “Ca Diếp! Ví như trong cõi tam thiên đại thiên[3], mưa xuống, các giống cây lớn nhỏ, tuỳ hạng thượng – trung – hạ mà hấp thu khác nhau. Dẫu rằngmột cõi đất sanh, một trận mưa thấm nhuầnmà các cỏ, cây đều có sai khác.
Như Lai cũng như thế, xuất hiện ở đời, biết căn cơ lợi độn và tâm tánh của Chúng Sanh mà thuyết pháp vừa sức, khiến chúng sanh nghe pháp rồi, hiện đời an ổn, đời sau sanh về chỗ lành,lần lần đều được vào đạo. Như mây lớn kia, mưa rưới khắp tất cả cỏ cây lùm rừng, và các cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều được đượm nhuần đầy đủ, đều được sanh trưởng.
Như Lai nóipháp một tướng, một vị: Tướng giải thoát – xa lìa – diệt, rốt ráo đến bực ‘Nhất thiết trí.’ Có chúng sanh nghe pháp, thọ trì, đọc tụng, tu hành, được công đức tự mình không hay biết như cỏ cây không biết tánh thượng – trung – hạ của chúng.
Như Lai nói pháp một tướng, một vị : Tướng giải thoát – xa lìa – diệt – rốt ráo Niết bàn thường tịch diệt – trọn về nơi không. Phật xem tâm ưa muốn của chúng sanh mà dắt dìu,không vội nói Nhất thiết chủng trí.”
Đức Phật khen các vị Ca Diếp … vì rõ biết Như Lai tuỳ cơ nghi nói pháp.
Kệ kết luận:
“Ta dùngcác nhân duyên, thí dụ để chỉ bày đạo Phật, đó là phương tiện. Các chúng thuộcThanh văn đều chẳng phải diệt độ, các ông tuđạo Bồ Tát lần lần đều thành Phật.”
[3]Tam thiên đại thiên (thế giới): Núi Tu Di và 7 đại lục, 8 biển và vòng đai của những núi sắt tạo thành một Tiểu thế giới. 1000 Tiểu thế giới tạo thành 1Tiểu thiên thế giới. 1000 Tiểu thiên thế giới tạo thành 1 Trung thiên thế giới. 1000 Trung thiên thế giới tạo thành tạo thành 1 Đại thiên thế giới (= 1 tỷ Tiểu thế giới). Tam thiên đại thiên (thế giới) giống Đại thiên thế giới tức 1 thế giới Phật.
Phật nói :
1)Ma ha ca diếp: Ở đời vị lai sẽ phụng thờ 300 muôn ức các Đức Phật, cúng dường rộng nói vô lượng đại pháp của các Đức Phật, sau thành Phật Quang Minh, nước Quang Đức, thọ 12 tiểu kiếp. Chánh pháp[1]và tượng pháp[2]trụ 20 tiểu kiếp. Cõi nước tốt đẹp. Bồ Tát và Thanh văn đông vô số. Không có ma, dầu có ma thì đều hộ trì Phật pháp.
Ba vị Mục kiền liên, Tu bồ đề, Ca chiên diên hồi hộp, lo sợ, nếu được Phật thọ ký mới là an vui.
2)Tu bồ đề: Ở đời vị lai sẽ phụng thờ 300 muôn ức các Đức Phật, cúng dường rộng nói vô lượng đại pháp của các Đức Phật, sau thành Phật Quang Minh, nước Quang Đức, thọ 12 tiểu kiếp. Chánh pháp[3]và tượng pháp[4]trụ 20 tiểu kiếp, thường ở trên hư không nói pháp, độ vô lượng Bồ Tát, Thanh văn.
3)Ca chiên diên: Ở đời vị lai sẽ phụng thờ 8000 muôn ức các Đức Phật, dựng tháp miếu bằng lớn bảy báu cúng dường. Sau thành Phật Diêm Phù Na Đề Kim Quang, cõi nước tốt đẹp, thọ 12 tiểu kiếp. Chánh pháp[5]và tượng pháp[6]trụ 20 tiểu kiếp.
4)Đại mục kiền liên: Ở đời vị lai sẽ cúng dường 8000 ức Đức Phật, dựng thờ tháp miếu bằng lớn bảy báu cúng dường. Sau thành Phật hiệu Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương, nước Y lạc, cõi nước tốt đẹp, Bồ Tát và Thanh văn đông vô số.Phật đó thọ 24 tiểu kiếp. Chánh pháp, tượng pháp trụ 40 tiểu kiếp.
Sau khi thọ ký cho 4 đại đệ tử xong, Đức Phật hứa sẽ thọ ký tiếp cho 500 đệ tử.
[2]Tượng pháp: Đạo pháp sai lệch đi. Cógiáo, hành, không chứng quả.
Mạt pháp: Chỉ cógiáo, không hành, không chứng quả.
1)Đức Phật nói : Thuở quá khứ vô lượng A tăng kỳ kiếp[1]có Phật Đại thông trí thắng từ khi diệt đến nay rất lâu – Mực đi 1000 nước chấm 1 chấm bụi cho đến hết; rồi tất cả nước đó nghiền nát ra bụi, 1 bụi là 1 kiếp. Ta dùng sức tri kiến Như Lai xem thời gian lâu xa đó như hiện tại.
2)Phật Đại Thông Thắng Trí, thọ 540 vạn ức na-do-tha[2]kiếp, ngồi thiền (thân tâm không động) 10 tiểu kiếp mà Phật pháp chưa hiện.
·Trời Đao lợi trải toà sư tử cao 1 do tuần[3]cho đến khi Phật thành đạo Vô thượng chánh đẳng giác.
·Trời Phạm thiên rưới hoa trời rộng 40 do tuần, trong 10 tiểu kiếp cho đến khi Phật diệt.
·Trời Tứ thiên vương đánh trống trời trong 10 tiểu kiếp.
·Các trời khác trỗi nhạc trời trong 10 tiểu kiếp.
Khi Phật Đại Thông Thắng Trí thành đạo, 16 con (Trí tích đầu) phát tâm tu và vua Chuyển luân thánh vương dẫn quyến thuộc đến chiêm ngưỡng khen ngợi: CHÚNG SANH đau khổ, đui mù nay có Phật; do vậy chúng sanh được lợi lớn, được chỉ bày trí huệ Phật.
Khi Phật Đại Thông Thắng Trí được quả Vô thượng chánh đẳng giác, trong 10 phương (500 muôn ức nước Phật / 1 phương 6 điện vang động), chỗ tối tăm này sáng rỡ. Tất cả Phạm thiên trong 10 phương đều đến cúng dường cung điện và cầu Phật thỉnh chuyển pháp luân.
Phật Đại Thông Thắng Trí nhận lời: 3 phen chuyển pháp luân (thị, khuyến, chứng), 12 hành (thị, khuyến, chứng X tứ đế) và 12 nhân duyên (lưu chuyển, hoàn diệt). Đức Phật nói pháp, có vô số chúng sanh vì không thọ tất cả phâp mà nơi các lậu tâm được giải thoát.
16 vương tử xuất gia làm Sa di, thỉnh cầu Phật Đại Thông Thắng Trí nói kinh Phap hoa thảy đều tín thọ. Nói xong Phật trụ trong thiền định 84.000 kiếp. 16 vương tử Sa di biết Phật nhập thiền vắng bặt, cũng trong thời gian ấy lên pháp toà giảng nói Pháp Hoa, độ 600 muôn ức chúng sanh khiến phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác. Phật Đại Thông Thắng Tríqua 84.000 kiếp xuất định nói người nào tin kinh pháp của 16 vị Bồ Tát Sa Di sẽ được Vô thượng chánh đẳng giác.
Phật Thích ca nói: 16 vị Sa di Bồ Tát (8 phương X 2 vị = 16. Ta là Phật Thích Ca ở Đông Bắc) nay đều chứng được Vô thượng chánh đẳng giác, hiện đang nói pháp trong 10 phương và độ vô lượng chúng sanh trong ấy có các ông. Trong đời không có hai thừa mà được diệt độ, chỉ có 1 Phật thừa được diệt độ thôi. Như Lai biết chí chúng sanh ưa pháp nhỏ, rất ham 5 dục vì hạng người này mà nói Niết bàn.
3)VÍ DỤ HOÁ THÀNH: Một đường hiểm dài 500 do tuần đến chỗ trân bảo, 1 đạo sư thông hiểu đường dắt đi qua, nhưng chúng nhân mệt, sợ muốn lui về. Vị đạo sư phương tiện quá 300 do tuần hoá 1 thành lớn rất an ổn. Khi chúng nhân đã được nghỉ ngơi không còn mệt liền bảo: chỗ trân bảo gần đây, thành lớn chỉ là biến hoá để nghỉ ngơi thôi.
4)Như Lai cũng vậy “Nếu chúng sanh chỉ nghe 1 Phật thừa thời chẳng muốn thấy Phật… Phật biết tâm chúng sanh khiếp nhược hạ liệt, phương tiện ở giữa đường nghỉ ngơi, nên nói 2 món Niết bàn. Nếu chúng sanh trụ 2 Niết bàn này thì Như Lai nói chỗ tu của những người nàychưa xong, và đang gần với huệ của Phật. Niết Bàn đã đặng đó không phải chơn thật, chỉ là phương tiện của Như Lai ở nơi 1 Phật thừa nói thành 3.
PHẨM 08500 ĐỆ TỬ THỌ KÝTôn giả Mãn Từ Tử cũng muốn được Phật thọ ký
Phật nói: “Mãn Từ Tử bậc nhất nói pháp trong quá khứ, vị lai. Ở nơi pháp không của chư Phật nói pháp rành rẽ, đầy đủ sức thần thông. Trong ẩn hạnh Bồ Tát, ngoài hành tướng Thanh văn, vì muốn tịnh cõi Phật mà thường làm Phật sự giáo hoá chúng sanh. Do công đức ấy, Đức Phật thọ ký sau thành Phật Pháp Minh, nước tên Thiện Tịnh, đất bằng 7 báu. chúng sanh cõi ấy do biến hoá sanh nên không có nữ, thân thường sáng bay đi tự tại, dùng hai món thức ăn Pháp hỷ thực, Thiền duyệt thực.
Thế rồi, 1200 vị A La Hán cũng muốn được Phật thọ ký, và Phật thọ ký tuần tự: Kiều Trần Như rồi 500 vị A La Hán kế tiếp.
500 vị ALH nói: “Chúng con đáng được trí huệ Như Lai mà bèn lấy trí nhỏ cho là đủ. Rồi nói ví dụ : “Hạt châu trong áo.” Đức Phật cũng lại như vậy, lúc làm Bồ Tát giáo hoá, khiến chúng con phát lòng cầu Nhất thiết trí mà chúng con liền bỏ quên không hay không biết. Được A La Hán tự nói là diệt độ, khổ nhọc nuôi sống được chút ít cho là đủ, tất cả trí nguyện vẫn còn chẳng mất. Nay được Phật giác ngộ chúng con mà nói rằng: “Các Tỳ Kheo! Đạo của các ông không phải rốt ráo diệt. Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật, dùng sức phương tiện chỉ tướng Niết bàn mà các ông chưa thiệt diệt độ.”
PHẨM 09THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝPHẨM 09THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ
Anan và La-hầu-la cùng hai nghìn người tỏ ý mong được Phật thọ ký.
Đức Phật bảo : “A-nan sẽ thành Phật Sơn hải Huệ Tự tại Thông vương, cúng dường 62 ức Đức Phật, hộ trì tạng Pháp, sau chứng Vô thượng chánh đẳng giác, giáo hóa 20.000 muôn ức hằng hà sa các chúng Bồ Tát… làm cho thành đạo Vô thượng chánh đẳng giác, nước Thường lập thắng phan, thanh tịnh, đất bằng lưu ly, Phật thọ vô lượng muôn nghìn muôn ức A-tăng-kỳ, được vô lường muôn ức hằng hà sa các Đức Phật Như Lai ở 10 phương ngợi khen công đức ngài.
8000 Bồ Tát sơ phát tâm, suy nghĩ : “Mình tu hạnh Bồ Tát chưa được thọ ký mà Phật thọ ký cho hàng Thanh văn, như vậy là lý do gì ? Phật giải thích : Hồi Đức Phật Không Vương, A-nan cùng Đức Phật đồng phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, song A-nan ưa học rộng, còn Phật thì tinh tấn tu hành nên nay ngài thành Phật và A-nan thì còn hộ trì Pháp (Phật Thích ca và các Phật khác trong tương lai và giáo hóa thành tựu các Bồ Tát.
Phật bảo La-hầu-la: “Ông sẽ thành Phật đạo thất bửu hoa, cúng dường vô số Đức Phật trong 10 phương thế giới, cũng làm trưởng tử của các Đức Phật với tâm cầu Phật đạo, tu mật hạnh, cõi nước, thọ mạng, giáo hóa cũng như Phật Sơn hải huệ tự tại thông vương.
Sau này Phật thọ ký cho 2000 hữu học và vô học, cúng dường chư Phật nhiều như số vi trần trong 50 thế giới cũng hộ trì Pháp tạng, sau sẽ thành Phật đồng hiệu là Bửu tướng, tuổi thọ, sự giáo hóa đồng giống nhau.
PHẨM 10PHÁP SƯ-Trên đã từng cúng dường mười muôn ức Phật.
-Vì thương xót chúng sanh mà nguyện sanh trong đời ác trược để rộng nói kinh này.
-Hoan hỉ nói Pháp và chúng sanh giây lát nghe Pháp được rốt ráo Vô thượng chánh đẳng giác.
Những người ấy được Như Lai dùng vai mang vác.
2.Nếu có người ác tâm, mắng Phật, tội còn nhẹ, nhưng nếu chê mắng người tại gia, xuất gia thì tội rất nặng.
Nơi chỗ nào có nói, đọc, tụng, chép kinh PH thì nên dựng tháp 7 báu cao đẹp mà không cần để xá lợi vì trong đó đã có toàn thân của Như Lai rồi. Người nào thấy và lễ lạy cúng dường tháp này là biết những người đó gần đạo Vô thượng chánh đẳng giác.
4.Có nhiều người tại gia xuất gia hành đạo Bồ Tát mà không thấy, nghe, đọc tụng, biên chép thọ trì cúng dường kinh PH là nhân đó chưa khéo tu đạo Bồ Tát. Nếu có chúng sanh được nghe Pháp Hoa, rồi tin hiểu thọ trì thì người đó khéo tu đạo Bồ Tát và gần đạo Vô thượng chánh đẳng giác, ví như người khát tìm nước, vì đạo Vô thượng chánh đẳng giác của Bồ Tát thuộc kinh này, kinh này mở món phương tiện bày tướng chơn thiệt.
Nếu có Bồ Tát nghe Pháp hoa mà kinh sợ thì đó là Bồ Tát mới phát tâm. Nếu Thanh văn nghe Pháp hoa mà kinh sợ thì đó là hạng tăng thượng mạn.
5.Nếu có người sau khi Như Lai diệt độ muốn vì hàng Tứ chúng mà nói kinh Pháp Hoa thì người đó phải:
-Vào nhà Như Lai: Tâm từ bi lớn đối với chúng sanh.
-Mặc y Như Lai: Lòng nhu hoà nhẫn nhục.
-Ngồi toà Như Lai: Rộng biết Nhất thiết pháp không.
Như Lai hộ trì những cuộc thuyết pháp đó: Sai hoá nhân, trời, rồng… đến nghe Pháp; khiến người nói Pháp thấy thân Như Lai; không quên mất câu lời.
PHẨM 11HIỆN BỬU THÁP1.Tháp 7 báu từ dưới đất nổi lên trụ giữa hư không, và các trời, rồng… rưới hoa cúng dường, ngợi khen tháp báu; rồi từ trong tháp vang ra tiếng khen Phật Thích Ca nói kinh Pháp Hoa là đúng và chơn thật.
2.Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết từ trong 4 chúng hỏi Phật về nguyên nhân của hiện tượng lạ này? _ Trong tháp này có toàn thân Như Lai, thời quá khứ xa xưa, về phương Đông có cõi nước Bảo Tịnh, Phật hiệu Đa Bảo tu hạnh Bồ Tát có lời thệ nguyện là sau khi diệt độ, nơi nào nói kinh Pháp hoa thì tháp ngài sẽ nổi lên ở trước để nghe kinh và chứng minh.
3.Phật Đa Bảo có nguyện rằng khi tháp ngài hiện ra trong hội nghe kinh Pháp hoa thì Đức Phật đang giảng Pháp hoa muốn cho 4 chúng thấy được thân của ngài thì các phân thân của Phật đó đang nói pháp trong 10 phương đều phải tụ hội về 1 chỗ.
4.Bấy giờ Phật phóng 1 lằn sáng nơi lông trắng giữa chặn mày qua khắp các cõi nước trong 10 phương. Các phân thân Phật thấy hào quang liền quy hội về cõi Ta bà và cõi này liền biến thành thanh tịnh. Các phân thân Phật cùng muốn đồng mở tháp báu, Phật liền từ chỗ ngồi đứng dậy trụ trên hư không dùng ngón tay hữu mở cửa tháp 7 báu làm vang một tiếng lớn. Cả hội chúng thấy Phật Đa Bảo đã diệt độ vô lượng nghìn muôn ức kiếp trước nhưng toàn thân lại không rã mà lại nói lời khen tụng Phật Thích Ca. Cả hội chúng thấy việc chưa từng có đều đem hoa trời rải trên hai Đức Phật. Rồi Phật Đa Bảo mời Phật Thích Ca cùng ngồi vào trong tháp 7 báu. Do sự mong ước của đại chúng, Đức Phật Thích Ca dùng sức thần thông tiếp hàng đại chúng đều ở hư không, và nói to rằng nay là phải lúc cho ai có thể ở cõi Ta bà này mà rộng nói kinh Pháp hoa, vì Như Lai không bao lâu nữa sẽ vào Niết Bàn và muốn đem kinh Pháp hoa này phó chúc cho.
5.Phật nói kệ: Người có thể hộ pháp nên phát nguyện lớn, như người nói kinh này là để thấy Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo và các vị hoá Phật.PHẨM 12ĐỀ BÀ ĐẠT ĐAPhật bảo Văn Thù là các đại Bồ Tát ở đời ác sau muốn nói kinh này phải an trụ trong 4 pháp:
Chăng sanh tâm oán hiềm. Dùng pháp Đại thừa giải nói làm cho được Nhất thiết chủng trí.
Không ôm lòng ganh ghét, khinh mắng người học Phật đạo, nói họ cách đạo rất xa. Chẳng nên hý luận các pháp. Đối với tất cả chúng sanh phải khởi đại bi và bình đẳng nói pháp. Đối với các Như Lai, Bồ Tát phải tưởng kính lễ lạy. Thuận theo pháp chẳng nói nhiều – ít, ngay người rất ưa pháp cũng chẳng nói nhiều.
Người thành tựu 4 pháp này thì lúc nói pháp không có lầm lỗi. Kinh này được sức thần của chư Phật gìn giữ rốt sau mới ban cho. Ví như Chuyển luân vương ban thưởng cho những người có công đánh giặc những thứ như ruộng đất vàng bạc nhưng chỉ trao viên minh châu ở búi tóc cho người có công lớn. Cũng vậy, các tướng hiền thánh của Như Lai có công được ban các pháp thiền định, giải thoát, vô lậu căn lực, Niết bàn nhưng khi thấy quân tướng có công lớn, diệt 3 độc, khỏi 3 cõi, phá lưới ma (5 ấm, phiền não, chết) Như Lai mới ban cho kinh Pháp Hoa. Kinh này là tạng bí mật của chư Phật, đứng đầu các kinh, nay mới bày nói.
Phẩm 15TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT1.Phật 3 lần bảo đại chúng phải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai, và đại chúng Bồ Tát 3 lần đáp lại là hứa sẽ tin lời Phật.
2.Phật bảo tất cả trong đời, trời người đều cho rằng Phật là Thái từ Siđhattha rời cung vua Tịnh Phạn xuất gia tu hành thành Phật dưới gốc cây Bồ đề. Nhưng thiệt ta thành Phật nhẫn laị đây; đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp thường còn chẳng mất. Từ đó đến nay, ta thường ở cõi Ta bà này nói pháp, dắt dẫn lợi ích chúng sanh. Vì sao? Vì Như Lai đúng như thật, thấy biết tướng của tam giới không có sanh tử, chẳng phải thật – hư, chẳng phải như – dị, chẳng phải như 3 cõi mà thấy nơi 3 cõi.
3.Đối với chúng sanh ưa pháp Tiểu thừa, Phật dùng phương tiện nói rằng: “Ta lúc trẻ xuất gia được Vô thượng chánh đẳng giác và nay chẳng phải thiệt diệt mà nói sẽ diệt độ và nói các Đức Phật ra đời khó gặp để chúng sanh nghe vậy, sinh lòng khát ngưỡng mà lo tu hành.
4.Ví dụ lương y có đàn con uống lầm thuốc độc liền sắc thuốc cho các con uống. Những đứa không thất tâm liền uống và khỏi bịnh, nhưng những đứa thất tâm thì không chịu uống vì độc đã thâm nhập. Người cha bèn bày phương tiện đi xa và giải chết. Các con tự nghĩ mình nay côi cút, không chỗ cậy nhờ, bèn tỉnh ngộ, lấy thuốc uống và lành bịnh. Người cha nghe các con đều đã lành bịnh, liền trở về cho cho các con đều thấy. Vị lường y đó không mắc bịnh hư dối.
PHẨM 17PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨCNgười nhận ra Tri kiến Phật nơi mình thì công đức không thể tính kể, lớn hơn các hạnh tu khác như giới, bố thí…
1.Trong hội chúng nghe Phật nói thọ mạng lâu dài như thế thì vô số chúng sinh được lợi ích lớn: 1. Vô sinh Pháp nhẫn, 2. Văn trì Đà la ni, 3. Nhạo thuyết vô ngại biện tài, 4. Triền Đà la ni, 5. Pháp luân bất thối, 6. Pháp luân thanh tịnh, 7. Vô thượng chánh đẳng giác.
2.Lúc ấy giữa hư không có hoa rưới (3 thân) Phật Đa Bảo, Thích Ca và đại chúng. Lại rưới bột gỗ Chiên đàn, hương thơm; trống trời, tiếng ca của Bồ Tát ở tận trời Phạm Thiên.
3.Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: Có chúng sinh nào nghe Phật thọ mạng dài lâu như thế, nhẫn đến sanh một niệm tín giải, được công đức vô hạn. Nếu có người nào tu 5 Ba la mật trước trong 80 muôn ức na do tha kiếp cũng không thể sánh được với một phần trăm nghìn công đức trước. Người như thế mà thối thất là không thể có được.
4.Người sinh lòng tin hiểu này thấy Phật đang thuyết pháp ở núi Linh Thứu, lại thấy cõi Ta bà này đất bằng lưu ly, dây vàng, cây báu…
5.Sau khi ta diệt độ nếu có người thọ, trì, đọc tụng, giải nói (kinh Pháp Hoa) thì chẳng cần tạo dựng chùa, tháp, tăng phòng cúng dường tăng chúng. Huống có người lại tu hạnh 6 Ba la mật thì công đức này thật vô biên. Chỗ của người này, hoặc ngồi, đi, đứng, tất cả trời người đều phải cúng dường như tháp của Phật.
PHẨM 18TÙY HỶ CÔNG ĐỨC1.Bồ Tát Di Lặc bạh Phật, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa này mà tùy hỷ thì được bao nhiêu phước đức?
·Phật bảo, người nghe kinh này mà tùy hỷ rồi đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà tùy sức diễn nói cho người thứ hai, rồi người thứ hai này lại diễn nói cho người thứ ba, cứ như thế cho đến người thứ 50.
·Rồi Phật ví có vị đại thí chủ bố thí tất cả đồ vui thích cho 6 đường chúng sinh trong 400 ức vô số thế giới, lại khiến được quả A la hán thì công đức của người này chẳng bằng 1/100.000 của ngưới thứ 50 kia nghe 1 bài kệ kinh Pháp Hoa mà tùy hỷ.
·Người thứ 50 mà công đức tùy hỷ còn vô lượng vô biên A tăng kỳ huống là người đầu tiên.
2.Rồi Phật nói công đức của người vì kinh Pháp Hoa mà ngồi, đứng nghe nhận trong chốc lát, hoặc nhường chỗ, mời ngồi nghe kinh thì được sanh lên cõi trời, được chỗ ngồi của Đế Thích, Phạm Thiên, được căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, trán, mày, mũi, miệng răng lưỡi đều được tướng tốt đầy đủ. Khuyên người nghe pháp mà công đức như thế, huống là thọ trì đọc tụng giải nói, giúp người đúng như lời dạy mà tu hành.
PHẨM 19PHÁP SƯ CÔNG ĐỨCPhật bảo Thường Tinh Tấn Đại Bồ Tát: Thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì đọc tụng giải nói, biên chép Pháp hoa sẽ được 800 công đức ở mắt, 1200 ở tai, 800 ở mũi, 1200 ở lưỡi, 800 ở thân, 1200 ở ý, dùng những công đức này trang nghiêm 6 căn đều được thanh tịnh.
Vị đó dầu chưa được trí huệ vô lậu mà dùng ý thanh tịnh nhẫn nghe 1 câu kệ thì có thể thấu suốt vô lượng vô biên nghĩa và diễn nói đến 1 câu văn mà nghĩa thú không trái với thiệt tướng. Tất cả suy nghĩ, tính toán đều là Phật pháp và biết được tâm của 6 đường chúng sinh
PHẨM 20THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁTPhật bảo Đắc đại thế Bồ Tát ai thọ trì kinh Pháp hoa thì được 6 căn thanh tịnh, ngược lại, ai chê bai Pháp Hoa thì mắc tội báo lớn. Thuở xa xưa có Phật Oai âm vương nước Đại Thành, cũng thuyết pháp Tứ đế, 12 nhân duyên, 6 Ba la mật, sống lâu 40 ức na do tha hằng hà sa kiếp, chánh pháp – tượng pháp trụ ở đời kiếp số như số vi trần trong 1 Diêm phù đề và 4 châu thiên hạ. Sau khi chánh pháp – tượng pháp diệt hết, cõi nước đó lại có thứ lớp 2 muôn ức Đức Phật cùng hiệu Oai âm vương ra đời.
Sau khi Oai âm vương và chánh pháp diệt, trong thời tượng pháp những tỷ kheo tăng thượng mạn có thế lực lớn. Bấy giờ có tỷ kheo tên Thường bất khinh chuyên đọc tụng chỉ đi lễ lạy phán thấy bất kỳ ai trong bốn chúng đều nói rằng: “Tôi chẳng dám khinh quí ngài, quí ngài đều sẽ thành Phật”, dầu ổng có bị mắng nhiếc, bị đánh ném bởi gậy, cây, ngói và đá.
Vị tỷ kheo đó lúc sắp chết nghe trọn 20.000 muôn ức bài kệ kinh Pháp hoa của Oai âm vương Phật liền 6 căn được thanh tịnh và được sống thêm 200 muôn ức na do tha tuổi và rộng vì người nói kinh Pháp hoa. Các hàng Tăng thượng mạn trước đây nay nghe pháp đều tin phục. Bồ Tát Thường bất khinh giáo hoá vô số chúng trụ trong Vô thượng chánh đẳng giác, sau khi mạng chung được gặp 2000 Đức Phật hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minhvà lại gặp 2000 Đức Phật Vân tự tại đăng vương, cũng ở trong pháp hội các Đức Phật nói kinh Pháp Hoa, nhờ công đức viên mãn ấy mà được làm Phật.
Thường bất khinh thuở đó nay chính là ta (Thích ca), vì nhờ thọ trì và giải nói cho người khác mà mau được Vô thượng chánh đẳng giác.
Thuở đó bốn chúng giận hờn, khinh miệt ta nên 200 ức kiếp chẳng gặp Phật – Pháp – Tăng, 1000 kiếp ở địa ngục A Tỳ chịu khổ não lớn. Hết tội đó lại gặp Thường bất khinh Bồ Tát giáo hoá cho thành đạo Vô thượng chánh đẳng giác