;
Guangji và Đền thờ Thần lửa tại Bắc Kinh là hai ngôi đền đầu tiên nhận chứng chỉ này từ Cục Quản lý các hoạt động Tôn giáo Nhà nước (SARA).
Các tổ chức tôn giáo có thể trưng bày giấy chứng nhận để giúp du khách phân biệt được giữa đền chùa thật và giả mạo, giúp ngăn chặn nạn kiếm lời bất hợp pháp từ việc kêu gọi công đức.
"Một số khu vực không phải là tôn giáo đã thuê sư giả để kêu gọi khách du lịch công đức hoặc mời họ mua hương với giá cao nhằm trục lợi”, ông Liu Wei, một quan chức của tổ SARA nói. Ông cho biết thêm, SARA sẽ tăng cường cấp những chứng chỉ này cho các tổ chức tôn giáo trên khắp đất nước.
Nạn sư giả không có gì là mới mẻ tại Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi một số người đóng giả sư để lừa đảo người dân.
Các nhà sư Trung Quốc đều có giấy tờ tùy thân, nhưng ít khi họ đưa giấy tờ này cho khách xem và cũng hiếm khi du khách hỏi vì họ nghĩ có thể là khiếm nhã khi hỏi nhà tu hành về điều này.nguoiphattu.com
Năm ngoái đã có sáu người bị bắt giữ vì tội danh giả mạo sư để lừa đảo du khách. Vụ việc này cũng khiến hai ngôi chùa giả tại núi Ngũ Đài Sơn, nơi được coi là núi thiêng của Phật giáo tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Trung Quốc có tới 33.000 đền thờ Phật giáo và hơi 9.000 đền thờ Đạo giáo. Các nhà chức trách Trung Quốc nghiêm cấm các hoạt động thương mại tôn giáo để trục lợi sau khi phát hiện một số vụ vi phạm trong những năm gần đây; đặc biệt khi một số địa phương của Trung Quốc còn có kế hoạch niêm yết cổ phiếu của công trình Phật giáo lên sàn chứng khoán để thu hút nhà đầu tư.
Minh Việt
Theo BBC & Global Times
Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-tuyen-chien-voi-nan-su-gia-de-bao-ve-du-khach-1005643.htm