nguoiphattu.com Sự quy kết nguồn gốc của nỗi khổ từ Thượng đế và tổ tiên để mong ân sủng ban phước của ngài qua niềm tín ngưỡng chỉ làm cho nỗi sợ hãi của con người càng gia tăng. Nếu quan niệm về Thượng đế như vừa nêu là đúng thì hẳn Thượng đế không phải là bậc nhân từ như rất nhiều người đã hiểu, có đủ ba tính cách là toàn năng, toàn bi và toàn trí.
Theo Cơ-đốc giáo, tác giả của nỗi khổ niềm đau được truy cứu từ hai nguồn gốc. Thứ nhất là Thượng đế có quyền năng ban phước giáng hoạ. Thứ hai là di truyền từ tổ tông con người qua thuyết “Tội tổ tông”. Từ hai quan niệm này phát sinh thuyết định mệnh an bài. Do đó, người có tín ngưỡng tôn giáo này thường nghĩ rằng nỗi khổ niềm đau xuất hiện với con người như một định mệnh. Muốn tháo gỡ được bế tắc, theo họ, không gì khác hơn là giao khoán niềm tin vào Thượng đế. Tin vào Thượng đế và những gì kinh thánh đã dạy thì sự bế tắc được rút ngắn và nỗi khổ niềm đau sẽ được chuyển hóa đến mức độ tối đa. Rất nhiều điều hứa hẹn đã được đề cập trong kinh thánh và cuối cùng tín đồ các tôn giáo vừa nêu vẫn không tìm ra được giải pháp thật sự. Sự quy kết nguồn gốc của nỗi khổ từ Thượng đế và tổ tiên để mong ân sủng ban phước của ngài qua niềm tín ngưỡng chỉ làm cho nỗi sợ hãi của con người càng gia tăng. Nếu quan niệm về Thượng đế như vừa nêu là đúng thì hẳn Thượng đế không phải là bậc nhân từ như rất nhiều người đã hiểu, có đủ ba tính cách là toàn năng, toàn bi và toàn trí. Nếu Thượng đế và thần linh có đủ ba tính cách đó thì các ngài đâu cần trừng phạt con người, dù con người có nổi loạn chống lại Thượng đế.
Trên thực tế nỗi khổ niềm đau của con người liên hệ tới thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, động đất, sóng thần v.v... Do vì không có kiến thức để lý giải những nguyên nhân sâu xa, nên có nhiều quy kết sai lầm về nguồn gốc của khổ đau. Trong phần Đại phẩm của Luật Tạng Pali, đức Phật khẳng định: Nếu Thượng đế dân gian như vị tạo hoá thực sự có mặt thì ông ta chỉ là một người tội lỗi vì đã nắn ra một thế giới hư hỏng và khổ đau. Thế gian hư hỏng đó do thiết chế xã hội trên nền tảng phân biệt giai cấp, màu da, giới tính, người giàu sang, kẻ hạ tiện. Chủ nghĩa phân biệt đối xử đã làm cho mối quan hệ giao tế của con người trở nên xa lạ, đôi lúc người ta đã lợi dụng, hãm hại nhau tạo ra những nỗi khổ niềm đau bằng cách này hay cách khác. nguoiphattu.com
Trong thực tế, chúng ta không nên quy kết tất cả vào Thượng đế. Vì như vậy, nỗi sợ hãi bị trừng phạt nếu không tôn sùng ông Thượng đế sẽ tiếp tục được gieo rắc. Sự sợ hãi sẽ kéo theo bế tắc, làm con người không còn đủ bình tĩnh để tìm ra giải pháp cho bản thân. Lúc ấy, con người chỉ biết gởi gắm vào sự cầu nguyện van xin, mong được thoát khỏi tình huống trái ngang. Nếu sự cầu nguyện không được thành tựu thì con người có khuynh hướng an ủi, cho rằng mình cầu nguyện chưa thành tâm, nên sự gia trì và linh ứng không có mặt. Trong khi thỉnh thoảng, người nào đó cầu nguyện lại ngẫu hợp thành công một nỗ lực nào đó, thì họ quảng cáo Thượng đế rất linh thiêng, các thần linh rất huyền diệu, để mời gọi mọi người tin quàng xiêng vào Thượng đế. Về phương diện nhân quả, các quan niệm như vậy chỉ là sự sai lầm.
Có thể kết luận rằng sự cầu nguyện đơn thuần vẫn không mang lại những kết quả như mong muốn. Muốn có kết quả phải tin vào chủ nghĩa hành động. Điều này đòi hỏi người mong muốn phải gieo trồng rất nhiều công đức thì mới có kết quả được. Lời cầu nguyện sẽ đóng vai trò chất xúc tác để những hạt giống tốt đã gieo trồng được trổ nở sớm hơn dự định. Tương tự, con người phải gieo trồng phước báu và công đức thì khi đối đầu với các ách nạn, lời nguyện cầu được tai qua nạn khỏi sẽ làm cho phước lực đã có được trổ quả an lành sớm hơn dự định. Quan sát không có tác giả là để không lệ thuộc vào Thượng đế và các thần linh. Giao khoán linh hồn của mình cho Thượng đế, thần linh thì sự sợ hãi bắt đầu có mặt. Sự sợ hãi có mặt thì không đủ khôn ngoan để giải quyết vấn đề, dù rất đơn giản. Nếu cái gì chúng ta cũng dựa vào tín ngưỡng thần quyền thì bế tắc sẽ gia tăng. Ngược lại, nếu chúng ta cho tác giả là con người, thì lòng sân hận sẽ gia tăng, không bao giờ chấm dứt. nguoiphattu.com
Theo tinh thần lời Phật dạy, kẻ thù đích thực của con người chính là những dòng cảm xúc bất thiện. Bao gồm lòng tham, sân, si; nói chung là các tâm lý tiêu cực hay là thái độ bản ngã, sự cống cao ngã mạn, lòng bỏn xẻn keo kiệt, ganh tị hơn thua và không tùy hỷ với thành công của người khác. Tất cả những cảm xúc tiêu cực đều trở thành kẻ thù của sự tiến hóa đạo đức, sự an lạc, chứ không phải là kẻ thù của con người. Con người chẳng qua cũng chỉ là công cụ thực hiện những cảm xúc bất thiện mà thôi. Nếu như không có dòng cảm xúc, trạng thái nhận thức thì con người có cũng như không. Không có hành động nào thực hiện mà không có dòng chảy của ý thức, sự quyết định của nhận thức.nguoiphattu.com Một phương pháp quán khác cũng liên hệ tới học thuyết vô ngã là “Quán không có thọ giả” tức không có người cam chịu khổ đau. Nếu phương pháp quán không tác giả là nghệ thuật không nhìn thấy kẻ chủ mưu, thì phương pháp quán không thọ giả là cách thức phân tích tính không thực thể của dòng cảm xúc. Không nghĩ rằng mình có một bản ngã đang chịu khổ, chịu sự quằn quại đau thương, dù đó là đau khổ vật chất hay tinh thần. Hành giả thực hiện được quán không tác giả sẽ làm giảm tối đa nỗi đau bất hạnh, do nghĩ rằng mình không phải là nạn nhân của khổ đau. Phương pháp quán không có thọ giả không phải là cái nhìn phủ định tính cách cảm thọ, mà là một nghệ thuật tâm lý, nhằm tách rời tính cách nạn nhân ở người đang vướng vào khổ đau. Khi quan niệm được không có sự cảm nhận hay không có con người đang cảm nhận những khổ đau, thì khổ đau dù có thật, lớn ở mức độ nào, cũng trở nên bình thường. Khổ đau gắn liền thân thể vật lý hoặc dòng cảm xúc. Thân thể vật lý là đối tượng quan trọng để mắt xích của cảm xúc bám víu vào. Nỗi đau của cảm xúc thường bám vào thân mà tồn tại.
Nhiều người nghĩ rằng hệ thống an ninh mang lại sự bình an. Nhưng trên thực tế, trong sự thiết lập đó đã có mặt nỗi sợ hãi lớn rồi. Trong khi đó, những bậc cao Tăng của Phật giáo như đức Đạt lai Lạt ma ở Dharamsala- Ấn Độ không hề sử dụng hệ thống an ninh nào mà vẫn không có chuyện gì phải lo sợ. Do ngài không sợ nên cái chết không đến. Cái gì ta càng sợ thì nó càng đến. Nếu có bản lĩnh thấy được rằng không một chủ thể đang chịu nỗi khổ niềm đau thì nỗi khổ niềm đau có cũng như không.
Bản thân đức Phật không hề có những vệ sĩ. Lúc còn tại thế, Ngài giảng toàn những kinh điển cao thượng, đi ngược lại truyền thống văn hóa của Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác, Ngài không hề sợ ai ám sát. Trên thực tế Ngài đã từng bị vu khống, ám sát nhưng tất cả những nỗ lực bất thiện đó vẫn bó tay trước đời sống đạo đức của Ngài. Sở dĩ được như vậy là vì Ngài sống với trạng thái cảm xúc không có thọ giả