;
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Vài lời thưa
Kinh Phật Thuyết Tứ Đế Kinh được dịch từ bản Càn Long tạng thuộc Tiểu Thừa A Hàm tập 54. So với bản Kinh Phật Thuyết Tứ Đế Kinh thuộc CBETA Vol. 1, No. 032 khác một chữ, đó là “ Yếu Tuệ” trong Càn Long tạng so với “ Ác Tuệ” trong CBETA. Theo người dịch thì “ Yếu Tuệ” hợp nghĩa.
Xin hồi hướng phước báu dịch Kinh đến Cụ Nguyễn Thiện Căn, Pháp danh: Thiện Trực và thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên vui. Sãdhu, Sãdhu./.
Hoàng Phước Đại – Đồng An.
佛說四諦經
Phật Thuyết Tứ Đế Kinh
後漢安息國三藏安世高譯
Hậu Hán An Tức quốc Tam Tạng An Thế Cao dịch
Trang 706 b
Chữ Hán
聞如是:一時, 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 是時, 佛告諸比丘: 比丘! 應: 唯然. 比丘便從佛聞. 佛便說是: 比丘! 真正法說, 為是四諦. 具思惟…
Chữ Nôm
Văn như thị: nhất thời, Phật tại Xá Vệ quốc Kì Thọ Cấp Cô Độc viên.Thị thời,Phật cáo chư tỳ kheo: Tỳ kheo ! Ưng: Duy nhiên.Tỳ kheo tiện tùng Phật văn. Phật tiện thuyết thị: Tỳ kheo ! Chân chánh pháp thuyết, vi thị Tứ đế. cụ tư tánh kiến,…
Dịch Việt
Một thời Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây ông Kỳ Đà, nước Xá Vệ. Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ kheo; các Tỳ kheo thưa: Dạ vâng. Các Tỳ kheo liền theo đức Phật để nghe dạy. Đức Phật liền nói như vầy: Này Tỳ kheo, nói về pháp chơn chánh, thì đó chính là Tứ Đế. Đó là tư duy một cách đầy đủ,…
Bản kinh 706 b
Trang 707 a
Hán
…見, 開了分別發見. 若所有比丘過世時, 從如來無所著正覺是, 亦從是正說, 為是四諦. 具思惟見, 開了分別發見. 從是四諦, 若所有比丘從後世來者, 從如來無所著正覺是, 為從是正法, 真為賢者四諦. 具如上說. 今有比丘見在, 如來無所著正覺是, 亦從是正諦, 說如是四諦, 具思惟見, 開了分別發見. 佛復告比丘舍利曰: 比丘! 慧, 疾慧, 走慧, 利慧, 方慧, 深徹慧, 要慧, 不厭能見慧, 珍寶慧隨. 比丘舍利曰能, 比丘舍利曰所, 是賢者四諦, 平說具能. 舍利曰比丘為奇人, 具說思惟, 能見能開, 能了能分, 別發能見, 今多少隨道法. 是舍利曰比丘, 最無有過, 從邪能還. 舍利曰比丘能令隨道,目揵連比丘能令竟道;舍利曰比丘如母生, 目揵連比丘如母供養. 當目揵連比丘如是覺…
Chữ Nôm
….kiến, khai liễu phân biệt phát kiến. Nhược sở hữu tỳ kheo quá thế thời, tùng Như Lai vô sở trước chánh giác thị, diệc tùng thị chánh thuyết, vi thị Tứ Đế. Cụ tư tánh kiến, khai liễu phân biệt phát kiến. Tùng thị Tứ Đế, nhược sở hữu tỳ kheo tùng hậu thế lai giả,tùng Như Lai vô sở trước chánh giác thị, vi tùng thị chánh pháp, chân vi hiền giả Tứ đế. Cụ như thượng thuyết. Kim hữu tỳ kheo kiến tại, Như Lai vô sở trước chánh giác thị, diệc tùng thị chánh đế, thuyết như thị Tứ Đế, Cụ tư tánh kiến, khai liễu phân biệt phát kiến. Phật phục cáo tỳ kheo Xá Lợiviết: Tỳ kheo! Tuệ, tật tuệ, tẩu tuệ, lợi tuệ, phương tuệ, thâm triệt tuệ, yếu tuệ, bất yếm năng kiến tuệ, trân bảo tuệ tùy. Tỳ kheo Xá Lợi viết năng, tỳ kheo Xá Lợi viết sở, thị hiền giả Tứ Đế, bình thuyết cụ năng. Xá Lợi viết tỳ kheo vi kì nhân, cụ thuyết tư tánh, năng kiến năng khai, năng liễu năng phân, biệt phát năng kiến, kim đa thiểu tùy đạo pháp. thị Xá Lợi viết tỳ kheo, tối vô hữu quá, tùng tà năng hoàn. Xá Lợi viết Tỳ kheo năng lệnh tùy đạo, Mục Kiền Liên tỳ kheo năng lệnh cánh đạo; Xá Lợi viết tỳ kheo như mẫu sanh, Mục Kiền Liên tỳ kheo như mẫu cúng dường. Đương Mục Kiền Liên tỳ kheo như thị giác…
Dịch Việt
…thấy khai mở một cách đầy đủ, hiểu biết rốt ráo, phân biệt, phát lồ, hiển thị. Nếu có Tỳ kheo ở trong thời quá khứ, theo các đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác nghe pháp thì các Ngài cũng nói điều chánh yếu này, đó là Tứ Đế. Đó là tư duy một cách đầy đủ, thấy, khai mở, liễu tri, phân biệt, phát kiến một cách đầy đủ. Nếu có Tỳ kheo ở trong đời vị lai, theo các đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác nghe pháp thì các Ngài cũng nói chánh pháp này. Thật vậy, này hiền giả, đó là pháp Tứ Đế, như đã nói đầy đủ ở trên. Nay có Tỳ kheo đối với đức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Chánh Giác ở hiện tại, thì Ngài cũng nói về Chánh đế này, Tứ Đế như vậy là tư duy một cách đầy đủ, thấy, khai mở, liễu tri, phân biệt, phát kiến một cách đầy đủ. Đức Phật lại bảo: Tỳ kheo Xá Lợi Phất là bậc có tuệ nhanh nhẹn, tuệ nhạy bén, tuệ sắc sảo, tuệ nhìn cao rộng, tuệ thâm sâu, tuệ tinh túy, tuệ nắm bắt. Tỳ kheo Xá Lợi Phất là vừa là vai trò chủ đạo mà cũng là đối tượng kiên định, như trân báu, tùy thuận. Vì sao? Này hiền giả, vì ta nói một cách sơ lược về Tứ Đế này thì Tỳ kheo Xá Lợi Phất có thể vì người khác nói một cách đầy đủ, tư duy một cách đầy đủ, có thể thấy, có thể khai mở, có thể liễu tri, có thể phân biệt phát lồ, có thể hiển thị khiến cho nhiều người tùy thuận đạo pháp. Chính Tỳ kheo Xá LợiPhất hướng dẫn cho con người không có lỗi lầm, ai theo đường tà thì có thể trở về chánh đạo. Tỳ kheo Xá Lợi Phất như mẹ sanh, Tỳ kheo Mục Kiền Liên như mẹ dưỡng. Nhờ Tỳ kheo Mục Kiền Liên mà được giác ngộ...
Bản Kinh 707 a
Trang 707b
Chữ Hán
…者, 舍利曰, 目揵連, 當可事, 當為供, 當可往問. 舍利曰比丘, 目揵連比丘, 為同學者致樂念, 令無有他. 佛已說如是, 從坐起, 入寺室, 頃思惟在. 時賢者舍利曰比丘, 為利故, 令佛在世間故, 今為說是四諦: 何等為四?一為苦, 二為習, 三為盡, 四為道, 四諦受行令滅苦. 何等為, 賢者! 苦諦?從生苦, 從老苦, 為病苦, 為死苦, 不哀相逢, 苦離哀苦, 所求不得是亦苦, 倉卒五種苦生. 賢者! 苦生為何等?若是人彼彼人種, 從生增生, 以隨以有欲成, 五陰已生, 命根已得, 是名為生. 生, 賢者! 苦. 何因緣生苦?為生者人令身有故更苦, 從更復更, 從痛復痛, 令意更苦. 從更復更, 從受復受, 令身意更苦. 從更復更, 知受復受, 令身待受惱. 從更復更, 覺受復受, 意念熱惱. 從更復更, 知受復受, 令身意…
Chữ Nôm
…giả, Xá Lợi viết, Mục Kiền Liên, đương khả sự, đương vi cung, đương khả vãng vấn. Xá Lợi viết tỳ kheo, Mục Kiền Liên tỳ kheo, vi đồng học giả trí lạc niệm, lệnh vô hữu tha. Phật dĩ thuyết như thị, tùng tọa khởi, nhập tự thất, khoảnh tư tánh tại. thời hiền giả Xá Lợi viết tỳ kheo, vi lợi cố, lệnh Phật tại thế gian cố, kim vi thuyết thị Tứ Đế: hà đẳng vi tứ ?Nhất vi khổ, nhị vi tập, tam vi tận, tứ vi đạo, Tứ Đế thọ hạnh lệnh diệt khổ. hà đẳng vi, hiền giả! Khổ đế ?Tùng sanh khổ, tùng lão khổ, vi bệnh khổ, vi tử khổ, bất ai tướng phùng, khổ ly ai khổ, sở cầu bất đắc thị diệc khổ, thương tốt ngũ chủng khổ sanh. hiền giả ! khổ sanh vi hà đẳng ?nhược thị nhân bỉ bỉ nhân chủng, tùng sanh tăng sanh, dĩ tùy dĩ hữu dục thành, ngũ uẩn dĩ sanh, mạng căn dĩ đắc, thị danh vi sanh. sanh, hiền giả ! khổ. hà nhân duyên sanh khổ?Vi sanh giả nhân lệnh thân hữu cố cánh khổ, tùng cánh phục cánh, tùng thống phục thống, lệnh ý cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tri thọ phục thọ, lệnh thân đãi thọ não. tùng cánh phục cánh, giác thọ phục thọ, ý niệm nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tri thọ phục thọ, lệnh thân ý ….
Dịch Việt
…Đối với tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên hãy nên tôn thờ, hãy nên cúng dường, hãy nên đến để học hỏi. Tỳ kheo Xá Lợi Phất và Tỳ kheo Mục Kiền Liên là bạn đồng học, đưa đến ý niệm an lạc cho các vị phạm hạnh chứ không có ai khác. Đức Phật thuyết như vậy xong, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất để tĩnh tọa. Lúc đó hiền giả Xá Lợi Phất bảo các tỳ kheo: Vì lợi ích cho chúng ta nên đức Phật mới xuất hiện ở thế gian, cho nên Ngài nói Tứ Đế này. Những gì là Tứ Đế? 1. Khổ; 2. Tập; 3. Tận; 4. Đạo. Thực hành Tứ Đế sẽ được diệt khổ. Này hiền giả, những gì là Khổ đế? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, oán thù gặp nhau là khổ, thương nhau mà phải chia ly là khổ, cầu mong không được là khổ, tóm lại, ngũ ấm là khổ. Này hiền giả, thế nào là sanh khổ? Đó là con người và tất cả các chủng loại chúng sanh khác, do sanh mà có sự phát triển sanh, do tùy thuận, do lòng dục mà thành, năm ấm đã phát sanh rồi, liền có mạng căn, như vậy gọi là sanh.Này hiền giả, sanh là khổ. Nhân duyên gì mà sanh là khổ? Đó là khi sanh ra, con người có thân cho nên phải thọ khổ, từ xúc sanh ra xúc, từ thống lại sanh thống, làm cho ý lãnh thọ khổ; do xúc nên sanh ra xúc, do thọ nên sanh ra thọ, khiến cho thân ý xúc khổ. Do xúc sanh ra xúc, biết thọ lại sanh ra thọ, khiến cho thân lãnh thọ sự phiền não. Do xúc lại sanh ra xúc, giác thọ lại sanh thọ, khiến cho thân ý bị nhiệt não; do xúc lại xúc, do thọ lại thọ, thân bị nhiệt não mỏi mệt; do xúc lại xúc, do thọ lại thọ, ý bị nhiệt não mỏi mệt, sanh ra nóng bức buồn rầu; do xúc lại xúc, do thọ lại thọ, khiến cho thân, ý…
Bản Kinh 707 b
Trang 708 a
Chữ Hán
…熱惱. 從更復更, 從受苦復苦, 身熱疲熱惱. 從更復更, 從受復受, 意熱惱疲令熱憂. 從更復更, 從受復受, 令身意惱熱疲. 從念熱惱, 從更復更, 從受復受, 生, 賢者! 苦上說苦, 是故說從是有老賢者! 苦老為何等?所各各疲疲人, 其為是老, 皺白力動以老, 僂拄杖, 鬢髮墮, 黑子生變變, 根已熟, 身欲壞, 色已轉, 老已壽, 是名為老. 老, 賢者! 苦. 何因緣說老苦?以人老身更苦, 從更復更, 行受復受, 意念更苦. 從更復更, 作受復作受, 身意亦苦. 從更復更, 行受復受, 身熱惱. 從更復更, 從受復受, 意念熱惱. 從更復更, 從受復受, 身意熱惱. 從更復更, 從受復受, 身熱疲憂惱. 從更相更, 從受相受, 意念熱惱疲惱憂. 從更相更, 從受相受, 身意念熱疲憂惱. 從更相更, 從受復受, 是故, 賢者! 說老苦. 上…
Chữ Nôm
….. nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ khổ phục khổ, thân nhiệt bì nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, ý nhiệt não bì lệnh nhiệt ưu. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý não nhiệt bì. tùng niệm nhiệt não, tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, sanh, hiền giả!Khổ thượng thuyết khổ, thị cố thuyết tùng thị hữu lão. hiền giả! Khổ lão vi hà đẳng?Sở các các bì bì nhân, kỳ vi thị lão, trứu bạch lực động dĩ lão, lũ trụ trượng, tấn phát đọa, hắc tử sanh biến biến, căn dĩ thục, thân dục hoại, sắc dĩ chuyển, lão dĩ thọ, thị danh vi lão. lão, hiền giả! Khổ. hà nhân duyên thuyết lão khổ?Dĩ nhân lão thân cánh khổ, tùng cánh phục cánh, hành thọ phục thọ, ý niệm cánh khổ. Tùng cánh phục cánh, tác thọ phục tác thọ, thân ý diệc khổ. tùng cánh phục cánh, hành thọ phục thọ, thân nhiệt não. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, ý niệm nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân ý nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân nhiệt bì ưu não. Tùng cánh tướng cánh, tùng thọ tướng thọ, ý niệm nhiệt não bì não ưu. tùng cánh tướng cánh, tùng thọ tướng thọ, thân ý niệm nhiệt bì ưu não. Tùng cánh tướng cánh, tùng thọ phục thọ, thị cố, hiền giả! Thuyết lão khổ. thượng…
Dịch Việt
…bị nóng bức mệt mỏi, sanh ra ý niệm nhiệt não; do xúc lại xúc, do thọ lại thọ, này hiền giả, sanh ra sự khổ như đã nói trên. Cho nên mới nói: từ sanh mà có già. Này hiền giả, những gì gọi là già khổ? Già có nghĩa là mọi chúng sanh trở nên già yếu mỏi mệt, mặt nhăn, sức khỏe giảm sút, vì già yếu lưng còng phải chống gậy mà đi, râu tóc đen nhánh trở thành bạc phơ, các căn đã suy giảm, thân đang hư hoại, nhan sắc tiều tụy, chuyển thành cái già của kiếp người. Đó gọi là già. Này chư hiền, già là khổ. Do nhân duyên gì mà nói già là khổ? Do vì người già, thân thể cảm xúc khổ; từ xúc tất cả xúc, hành thọ tất cả thọ, ý niệm xúc khổ; do xúc tất cả xúc, cảm thọ tất cả thọ, thân ý cũng khổ; từ xúc tất cả xúc, cảm thọ tất cả thọ, thân bị nhiệt não; từ xúc tất cả xúc, từ thọ tất cả thọ, ý niệm bị nhiệt não; từ cảm xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, thân ý bị nhiệt não; từ cảm xúc tất cả xúc, từ thọ tất cả thọ, thân bị nóng bức mệt mỏi; do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, nên ý niệm sự mệt mỏi, nhiệt não, sầu lo; do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, thân ý niệm sự nóng bức, mệt mỏi, sầu lo; do xúc nên tất cả cùng xúc, do thọ nên tất cả cùng thọ, cho nên này hiền giả, mới nói già là khổ. Do đó cho nên mới nói sự khổ ở trên...
Bản kinh 708 a
Trang 708 b
Chữ Hán
...說苦, 為是故說. 病, 賢者! 苦. 病為何等?有頭病, 有腹病, 有耳病, 有鼻病, 有口病, 有脣病, 有舌病, 有咽喉病, 有噦病, 有變病, 有下病, 有熱病, 有淋瀝病, 有顛病, 有咽癅病, 有尋尋病, 有骨節病, 有皮病, 有肪病, 有血熱病, 有痰病, 是亦餘若干, 皆從猗生, 不得離是, 皆在著身. 病, 賢者! 苦. 何因緣病苦?人受故令身更苦, 從更復更從受復受, 意念苦. 從更復更, 從受復受, 并身意念更苦. 從更復更, 從受復受, 身熱惱. 從更復更, 從受復受, 令意熱惱. 從更復更, 從受復受, 身意念熱惱. 從更復更, 從受復受, 身熱疲憂惱. 從更復更, 從受復受, 意熱疲憂惱. 從更復更, 從受復受, 身意念熱疲憂惱. 從更復更, 從受復受, 所說病, 賢者! 苦. 是故說, 亦從是因緣有. 死, 賢者! 苦. 死為何等?所為人有, 所為...
Chữ Nôm
...thuyết khổ, vi thị cố thuyết. bệnh, hiền giả! Khổ. Bệnh vi hà đẳng? Hữu đầu bệnh, hữu phúc bệnh, hữu nhĩ bệnh, hữu tỳ bệnh, hữu khẩu bệnh, hữu thần bệnh, hữu thiệt bệnh, hữu yết hầu bệnh, hữu uyết bệnh, hữu biến bệnh, hữu hạ bệnh, hữu nhiệt bệnh, hữu lâm lịch bệnh, hữu điên bệnh, hữu yết lựu bệnh, hữu tầm tầm bệnh, hữu cốt tiết bệnh, hữu bì bệnh, hữu phương bệnh, hữu huyết nhiệt bệnh, hữu đàm bệnh, thị diệc dư nhược can, giai tùng y sanh, bất đắc ly thị, giai tại trước thân. bệnh, hiền giả! Khổ. Hà nhân duyên bệnh khổ ?Nhân thọ cố lệnh thân cánh khổ, tùng cánh phục cánh tùng thọ phục thọ, ý niệm khổ. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, tinh thân ý niệm cánh khổ. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân nhiệt não. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh ý nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân ý niệm nhiệt não. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân nhiệt bì ưu não. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, ý nhiệt bì ưu não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân ý niệm nhiệt bì ưu não. Tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, sở thuyết bệnh, hiền giả! Khổ. Thị cố thuyết, diệc tùng thị nhân duyên hữu. tử, hiền giả! Khổ. Tử vi hà đẳng?Sở vi nhân hữu, sở vi...
Dịch Việt
...Này hiền giả, bệnh là khổ. Những gì là bệnh khổ? Đó là có lúc đau đầu, đau bụng, đau tai, đau mũi, đau miệng, đau môi, đau lưỡi, đau yết hầu, bị nôn oẹ, bệnh đang chuyến biến, bệnh ở hạ bộ, bệnh nhiệt, bệnh đường tiểu tiện, bệnh điên, bướu cổ, trăn trở bức rứt, đau khớp xương, bệnh về da, bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh đàm, còn nhiều thứ bệnh như thế do đó mà sanh, không thể thoát khỏi, đều ở trong thân. Này hiền giả, đó gọi là bệnh khổ. Do nhân duyên gì mà có bệnh khổ? Nghĩa là khi con người bị bệnh khiến cho thân phải chịu khổ, xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, ý niệm khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, cả thân, ý niệm đồng xúc khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, thân bị nhiệt não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho ý bị nhiệt não. Do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân và ý niệm bị nhiệt não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, thân bị nóng bức, sầu lo; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, ý bị nóng bức sầu lo; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ nên thân và ý niệm bị nóng bức, sầu lo; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, này hiền giả, cho nên gọi đó là bệnh khổ, là do các nhân duyên trên….
Bản Kinh 708 b
Trang 709 a
Chữ Hán
….人有在生死, 處處為捨身廢壞滅, 不復見命, 已盡五陰, 已捨命根, 已滅死時, 是名為死. 賢者! 苦, 何因緣死苦?死者人為身更苦, 從更復更, 從受復受, 意念更苦. 從更復更, 從受復受, 身意念更苦. 從更復更, 從受復受, 令身熱惱. 從更復更, 從受復受, 令意念熱惱. 從更復更, 從受復受, 令身意熱惱. 從更復更, 從受復受, 身熱疲悔惱. 從更復更, 從受復受, 令身意念熱疲悔惱. 從更復更, 從受復受. 死, 賢者! 苦, 為是因緣說, 亦從是因緣有說. 不相哀相逢會, 賢者! 苦. 不相哀相逢會, 為何等有?賢者! 人六自入, 不哀不可, 是從是相逢會. 有是一壞相, 離本相聚會, 共事相離, 是為苦. 如是外亦爾, 識亦爾, 思亦爾, 痛亦爾, 思想亦爾, 念為亦爾, 愛亦爾, 六行亦爾. 有, 賢者! 人為六種持不哀….
Chữ Nôm
…nhân hữu tại sanh tử, xứ xứ vi xả thân phế hoại diệt, bất phục kiến mạng, dĩ tận ngũ uẩn, dĩ xả mạng căn, dĩ diệt tử thời, thị danh vi tử. hiền giả ! khổ, hà nhân duyên tử khổ ?tử giả nhân vi thân cánh khổ, tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, ý niệm cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân ý niệm cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh ý niệm nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý nhiệt não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, thân nhiệt bì hối não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý niệm nhiệt bì hối não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ. Tử, hiền giả ! Khổ, vi thị nhân duyên thuyết, diệc tùng thị nhân duyên hữu thuyết. Bất tướng ai tướng phùng hội, hiền giả ! Khổ. bất tướng ai tướng phùng hội, vi hà đẳng hữu ?Hiền giả ! Nhân lục tự nhập, bất ai bất khả, thị tùng thị tướng phùng hội. hữu thị nhất hoại tướng, ly bổn tướng tụ hội, cộng sự tướng ly, thị vi khổ. như thị ngoại diệc nhĩ, thức diệc nhĩ, tư diệc nhĩ, thống diệc nhĩ, tư tưởng diệc nhĩ, niệm vi diệc nhĩ, ái diệc nhĩ, lục hạnh diệc nhĩ. hữu, hiền giả ! Nhân vi lục chủng trì bất ai….
Dịch Việt
…Này hiền giả, chết là khổ. Những gì là chết là khổ? Đó là điều mà con người không sao tránh khỏi, là con người ở trong vòng sanh tử, thân này phải bỏ lại, vứt đi, tiêu diệt ở khắp mọi nơi, không còn thấy lại thân hình nữa, năm ấm đã dứt, mạng căn đã xả bỏ. Khi đã hủy diệt, đã chết, thì gọi đó là chết. Này hiền giả, do nhân duyên gì mà gọi chết là khổ? Đó là lúc chết, thân con người cảm xúc sự khổ, do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, ý niệm cảm xúc khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, thân và ý niệm cảm xúc sự khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho thân bị nhiệt não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho ý niệm bị nhiệt não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên khiến cho thân ý bị nhiệt não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, nên thân bị mỏi mệt, nóng bức, hối hận, áo não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ khiến cho thân và ý niệm bị mỏi mệt, nóng bức, hối hận, áo não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, này hiền giả, cho nên nói chế là khổ. Do nhân duyên đó và cũng từ nhân duyên đó cho nên nói chết là khổ. Này hiền giả, oán ghét nhau mà phải gặp nhau là khổ. Những gì gọi là oán ghét nhau mà phải gặp nhau? Này hiền giả, con người có sáu tự nhập (sáu xứ bên trong), không đáng yêu, không khả ái, nhưng chúng tụ hội tại một chỗ, đó là tướng hủy hoại, không ở đúng vị trí, nhưng cùng nhau tụ hội, cọng sự, sự tương ly ấy gọi là khổ. Cũng vậy, các ngoại xứ cũng lại như vậy, đó là: thức cũng vậy, tư cũng vậy, thống cũng vậy, tư tưởng cũng vậy, niệm cũng vậy, ái cũng vậy, sáu hành cũng như vậy. Này hiền giả, con người có sáu thứ gìn giữ không đáng yêu….
Bản Kinh 709 a
Trang 709 b
Chữ Hán
…何等六種?若地種, 若水種, 火種, 風種, 空種, 識種. 是一會相, 有合聚, 共會共事, 是為苦. 不相哀會, 賢者! 苦. 何因緣不相哀會, 賢者! 苦?不相哀共事會, 賢者! 人令身更苦, 從更復更, 從受復受, 令意更苦. 從更復更, 從受復受, 令身意念更苦. 從更復更, 從受復受, 令身意念熱. 從更復更, 從受復受, 令身熱疲苦惱. 從更復更, 從受復受, 令意念熱疲苦惱. 從更復更, 從受復受, 令身意念熱疲苦惱. 從更復更, 從受復受, 不相哀相逢會, 賢者! 苦. 是故所說亦從是, 故從是說. 哀相別離, 賢者! 苦. 哀別離為何等?有是, 賢者! 人為所, 自所入哀, 令從是相別離亡, 相別相離, 不相俱, 不會, 不共居, 不相逢, 不更, 是為苦. 如是自外亦爾, 識亦爾, 更愛亦爾, 痛亦爾, 念為亦爾, 愛亦爾, 六持亦爾. 有, 賢者! …
Chữ Nôm
…hà đẳng lục chủng ?nhược địa chủng, nhược thủy chủng, hỏa chủng, phong chủng, không chủng, thức chủng. thị nhất hội tướng, hữu hợp tụ, cọng hội cộng sự, thị vi khổ. bất tướng ai hội, hiền giả ! khổ. hà nhân duyên bất tướng ai hội, hiền giả ! khổ ?bất tướng ai cộng sự hội, hiền giả ! nhân lệnh thân cánh khổ, tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh ý cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý niệm cánh khổ. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý niệm nhiệt. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân nhiệt bì khổ não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh ý niệm nhiệt bì khổ não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, lệnh thân ý niệm nhiệt bì khổ não. tùng cánh phục cánh, tùng thọ phục thọ, bất tướng ai tướng phùng hội, hiền giả ! Khổ. thị cố sở thuyết diệc tùng thị, cố tùng thị thuyết. ai tướng biệt ly, hiền giả ! Khổ. ai biệt ly vi hà đẳng ?Hữu thị, hiền giả ! nhân vi sở, tự sở nhập ai, lệnh tùng thị tướng biệt ly vong, tướng biệt tướng ly, bất tướng câu, bất hội, bất cộng cư, bất tướng phùng, bất cánh, thị vi khổ. như thị tự ngoại diệc nhĩ, thức diệc nhĩ, cánh ái diệc nhĩ, thống diệc nhĩ, niệm vi diệc nhĩ, ái diệc nhĩ, lục trì diệc nhĩ. hữu, hiền giả! …
Dịch Việt
…Những gì là sáu thứ? Đó là địa chủng, thủy chủng, hỏa chủng, phong chủng, không chủng và thức chủng. Đó là nhất hội tướng, cùng hiệp hội, cùng cọng sự, đó là khổ. Này hiền giả, vì chúng không tương ưng, không đáng yêu mà phải ở chung cho nên gọi là khổ. Do nhân duyên gì mà chúng không tương ưng, không đáng yêu mà phải tụ hội, này hiền giả, gọi là khổ? Do vì chúng không thương nhau mà phải cọng sự, hiệp hội, này hiền giả, mới khiến cho thân con người xúc khổ, do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho ý xúc khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho thân và ý niệm bị xúc khổ; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho thân và ý niệm bị đốt cháy; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho thân bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho ý bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, khiến cho thân và ý niệm bị đốt cháy, mệt mỏi, khổ não; do xúc tất cả xúc, thọ tất cả thọ, điều không đáng yêu với nhau mà phải tụ hội tương phùng, này hiền giả, đó là khổ. Cho nên nói như trên là do như vậy. …
Bản Kinh 709 b
Trang 710 a
Chữ Hán
…人為哀六持, 地持, 水持, 火持, 風持, 空持, 識持, 令從是相別離亡, 相別相離, 不會, 遠離, 不共居, 不相會, 不共更, 是為苦. 是離, 哀賢者! 苦, 為是故說, 亦從是因緣說. 若求不得是亦苦, 是故復說. 世間法, 賢者! 為人, 若意生栽為莫生, 是亦可舍. 老法, 賢者! 為人, 如是欲生為栽莫老, 是意不舍. 病法, 賢者! 人, 病已受為是欲生, 令我莫有, 苦是欲舍. 死法者, 賢者, 人已應受死, 有是欲生, 令我莫死, 得不從是舍. 有, 賢者! 人, 已生痛, 不可, 不貪, 意不用, 為是欲生令是所生, 痛不可貪, 意不用, 令是為可, 令是為欲, 令是為意不得, 從欲斷. 有, 賢者! 人為求思想, 亦念不可, 不用意, 不可有是意生, 令是意生者, 思想求不用, 不可意, 不可為欲是意, 用可可意, 為令我是意當用, 當可不得, 從是得斷. 有…
Chữ Nôm
…nhân vi ai lục trì, địa trì, thủy trì, hỏa trì, phong trì, không trì, thức trì, lệnh tùng thị tướng biệt ly vong, tướng biệt tướng ly, bất hội, viễn ly, bất cộng cư, bất tướng hội, bất cộng cánh, thị vi khổ. thị ly, ai hiền giả ! khổ, vi thị cố thuyết, diệc tùng thị nhân duyên thuyết. nhược cầu bất đắc thị diệc khổ, thị cố phục thuyết. thế gian pháp, hiền giả ! vi nhân, nhược ý sanh tài vi mạc sanh, thị diệc khả xá. lão Pháp, hiền giả ! vi nhân, như thị dục sanh vi tài mạc lão, thị ý bất xá. bệnh Pháp, hiền giả ! nhân, bệnh dĩ thọ vi thị dục sanh, lệnh ngã mạc hữu, khổ thị dục xá. tử Pháp giả, hiền giả, nhân dĩ ưng thọ tử, hữu thị dục sanh, lệnh ngã mạc tử, đắc bất tùng thị xá. hữu, hiền giả ! nhân, dĩ sanh thống, bất khả, bất tham, ý bất dụng, vi thị dục sanh lệnh thị sở sanh, thống bất khả tham, ý bất dụng, lệnh thị vi khả, lệnh thị vi dục, lệnh thị vi ý bất đắc, tùng dục đoạn. hữu, hiền giả ! nhân vi cầu tư tưởng, diệc niệm bất khả, bất dụng ý, bất khả hữu thị ý sanh, lệnh thị ý sanh giả, tư tưởng cầu bất dụng, bất khả ý, bất khả vi dục thị ý, dụng khả khả ý, vi lệnh ngã thị ý đương dụng, đương khả bất đắc, tùng thị đắc đoạn. hữu…
Dịch Việt
Này hiền giả, thương yêu mà phải xa lìa là khổ. Những gì là thương yêu mà phải xa lìa? Này hiền giả, đó là con người có sáu xứ bên trong, rất đáng yêu, nhưng chúng phải biệt ly, mất hẳn, xa cách, chia ly, không tụ hội với nhau, không hội ngộ, không ở chung, không tương phùng, không cảm xúc nhau, gọi đó là khổ. Cũng vậy, đối với sáu ngoại xứ: thức cũng vậy, xúc cũng vậy, thọ cũng vậy, thống cũng vậy, niệm cũng vậy, ái cũng vậy, sáu thứ gìn giữ cũng vậy. Này hiền giả, có người thương yêu sáu thứ gìn giữ, đó là: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức, nhưng phải biệt ly, cách biệt xa lìa nhau, không hội ngộ, xa lìa, không ở chung, không hội nhau, không xúc nhau, đó là khổ. Này chư hiền, do xa lìa điều mình yêu thương cho nên gọi là khổ. Do đó, do nhân duyên ấy mới nói như vậy. Cầu mong mà không được cũng là khổ. Này hiền giả, cho nên lại nói pháp thế gian, con người nếu trong ý sanh ra ước muốn rằng: “Mong tôi đừng sanh ra”. Điều ấy không thể muốn mà được; với sự già, này hiền giả, con người nếu trong ý sanh ra ước muốn rằng: “Mong tôi đừng già”. Ý đó không phải muốn mà được. Đối với sự bệnh, này hiền giả, con người khi đã thọ bệnh, khởi lên ước muốn rằng: “Mong tôi không bệnh”, nhưng vẫn không thoát khổ. Này hiền giả, đối với sự chết, con người thì phải chết, nhưng mong rằng: “Mong cho tôi được sống, đừng chết”, nhưng không phải mong mà được. Này hiền giả, có người đã sanh ra ý thống khổ, không ưa, không tham muốn, vô dụng, người ấy sanh ra ước muốn rằng: “Nếu đã sanh ra ý thống khổ, không đáng ưa, vô dụng, mong sao nó đổi thành đáng ưa, đáng muốn, vừa ý”. Điều ấy không thể muốn mà được. Này hiền giả, có người có tư tưởng mong cầu, suy nghĩ không đáng ưa, không vừa ý, không hiện hữu, người ấy suy nghĩ như vầy: “Hãy khiến cho ý mong cầu nhưng vô dụng, không vừa ý, không đáng ưa, mong sao đổi thành khả dụng, khả ý, hãy khiến cho ta được vừa ý, đối với cái không thể được thì trở thành có thể được”. Này hiền giả, có người sanh ra tư tưởng khả ái, khả ý. Giả sử người ấy sanh ra ý nghĩ: “Nếu cảm xúc ta đã sanh ra khả ái, khả ý, mong cho nó được thường hằng không ly biệt”. Sự mong muốn đó không phải muốn mà được…
Bản Kinh 110 a
Trang 110 b
Chữ Hán
…是, 賢者! 人, 有更用可可意, 設有是意生所, 是更已生用可可意, 令是常不離, 是欲不當斷. 設有, 賢者! 人, 生是思想, 念愛可意欲, 得為是欲生, 令是思想念生欲可意欲, 得令是常堅勿相離, 令是願莫斷. 所求不得是亦苦, 是故說亦從是因緣故說. 本為五陰苦, 是故復說, 令從是法. 是法非常, 厄病為壞, 疾, 敗, 老, 不堅, 不信, 欲, 轉, 離, 為是故本五陰苦. 過世, 賢者! 同是苦諦, 未來世, 賢者! 亦是苦諦, 現在世, 賢者! 亦是苦諦, 是無有異, 不倒不惑. 如有諦如, 是如應賢者諦賢者諦. 賢者! 是諦知見解得應, 如是諦覺, 是故名為賢者諦. 何等為, 賢者! 苦習賢者諦?或人, 賢者! 六自, 入身相愛, 彼所愛著近往, 是為習. 如自身, 外身亦爾, 識更知行哀. 有, 賢者! 人為六持愛: 一為地, 二為水, 三為…
Chữ Nôm
…thị, hiền giả ! nhân, hữu cánh dụng khả khả ý, thiết hữu thị ý sanh sở, thị cánh dĩ sanh dụng khả khả ý, lệnh thị thường bất ly, thị dục bất đương đoạn. thiết hữu, hiền giả ! nhân, sanh thị tư tưởng, niệm ái khả ý dục, đắc vi thị dục sanh, lệnh thị tư tưởng niệm sanh dục khả ý dục, đắc lệnh thị thường kiên vật tướng ly, lệnh thị nguyện mạc đoạn. sở cầu bất đắc thị diệc khổ, thị cố thuyết diệc tùng thị nhân duyên cố thuyết. bổn vi ngũ uẩn khổ, thị cố phục thuyết, lệnh tùng thị pháp. thị pháp phi thường, ách bệnh vi hoại, tật, bại, lão, bất kiên, bất tín, dục, chuyển, ly, vi thị cố bổn ngũ uẩn khổ. quá thế, hiền giả ! đồng thị khổ đế, vị lai thế, hiền giả ! diệc thị khổ đế, hiện tại thế, hiền giả ! diệc thị khổ đế, thị vô hữu dị, bất đảo bất hoặc. như hữu đế như, thị như ưng hiền giả đế hiền giả đế. hiền giả ! thị đế tri kiến giải đắc ưng, như thị đế giác, thị cố danh vi hiền giả đế. hà đẳng vi, hiền giả ! khổ tập hiền giả đế ?hoặc nhân, hiền giả ! lục tự, nhập thân tướng ái, bỉ sở ái trước/trứ cận vãng, thị vi tập. như tự thân, ngoại thân diệc nhĩ, thức cánh tri hạnh ai. hữu, hiền giả ! nhân vi lục trì ái : nhất vi địa, nhị vi thủy, tam vi…
Dịch Việt
…Này hiền giả, giả sử có người sanh ra tư tưởng này: “Niệm ái thật khả ý đáng yêu”, liền sanh ra ý muốn: “Hãy khiến cho tư tưởng này, niệm sanh dục, khả ý dục được thường hằng, kiên cố, đừng xa lìa. Hãy khiến cho sự mong ước này đừng cắt đứt”, nhưng vẫn không được. Nói sở cầu mà không được là khổ, do đó mà nói, cũng do nhân duyên ấy mà nói. Nói tóm lại, năm ấm là khổ, cho nên lại nói pháp này là pháp phi thường, nguy ách, bệnh tật, phá hoại, bị bệnh tật làm bại hoại, già nua, không kiên cố, không đáng tin cậy, bị chia lìa, cho nên nói gốc năm ấm là khổ. Này hiền giả, thời gian quá khứ là khổ đế, thời gian vị lai, này hiền giả, cũng là khổ đế; thời gian hiện tại, này hiền giả, cũng là khổ đế. Đó là điều chắc thật, không điên đảo, không mê hoặc, như có điều hợp với sự chắc thật, này hiền giả, như vậy là phù hợp với sự chắc thật của hiền giả. Này hiền giả, đó là sự tri, sự kiến, sự giải, sự đắc, sự phù hợp của hiền giả, như vậy là sự giác ngộ về sự thật. Này hiền giả, cho nên gọi là Đế. Này hiền giả, những gì gọi là khổ Tập Đế? Này hiền giả, hoặc là con người có sáu tự nội ở trong thân, trong đó nếu ai có trước, có nhiễm cận thì gọi là Tập. Như vậy, đối với tự thân, ngoại thân cũng như vậy. Từ thức, cánh, tri, hành, ái, hữu cũng vậy. Này hiền giả, con người có tham ái sáu giới: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức.…
Bản Kinh 710 b
Trang 711 a
Chữ Hán
.…火, 四為風, 五為空, 六為識. 彼所愛著, 相近往發, 是為習. 如是何應?若人在兒子, 亦妻, 從使御者, 田地舍宅, 坐肆臥具, 便息為愛, 著近更發往求, 當知是愛習為苦習賢者諦. 過世, 賢者! 時亦是愛習為苦習賢者習, 未來世時亦是愛習為苦習賢者習, 今現世時亦是愛習為苦習賢者習. 如是不異, 如有不倒不惑, 真諦正如. 有, 賢者! 諦, 為賢者諦, 更見解得, 相應如有覺. 是故, 苦習名為賢者諦. 何等為, 賢者! 苦盡賢者諦?有, 賢者! 為人六自身中種入, 為不受, 得從是解, 不共更, 已斷, 已捨, 相離, 已盡, 不復望, 已滅, 寂然, 是苦滅. 如是內身, 外亦爾, 識相近, 更思想, 念行望, 愛亦爾. 有, 賢者! 人六持不愛: 一地, 二水, 三火, 四風, 五空, 六識. 從是得解, 不共更, 已斷, 已捨, 已棄, 已異, 不用, 寂然,.…
Chữ Nôm
…hỏa, tứ vi phong, ngũ vi không, lục vi thức. bỉ sở ái trước/trứ, tướng cận vãng phát, thị vi tập. như thị hà ưng ?nhược/nhã nhân tại nhi tử, diệc thê, tùng sử ngự giả, điền địa xá trạch, tọa tứ ngọa cụ, tiện tức vi ái, trước/trứ cận cánh phát vãng cầu, đương tri thị ái tập vi khổ tập hiền giả đế. quá thế, hiền giả ! thời diệc thị ái tập vi khổ tập hiền giả tập, vị lai thế thời diệc thị ái tập vi khổ tập hiền giả tập, kim hiện thế thời diệc thị ái tập vi khổ tập hiền giả tập. như thị bất dị, như hữu bất đảo bất hoặc, chân đế chánh như. hữu, hiền giả ! đế, vi hiền giả đế, cánh kiến giải đắc, tướng ứng như hữu giác. thị cố, khổ tập danh vi hiền giả đế. hà đẳng vi, hiền giả ! khổ tận hiền giả đế ?hữu, hiền giả ! vi nhân lục tự thân trung chủng nhập, vi bất thọ, đắc tùng thị giải, bất cộng cánh, dĩ đoạn, dĩ xả, tướng ly, dĩ tận, bất phục vọng, dĩ diệt, tịch nhiên, thị khổ diệt. như thị nội thân, ngoại diệc nhĩ, thức tướng cận, cánh tư tưởng, niệm hạnh/hành/hàng vọng, ái diệc nhĩ. hữu, hiền giả ! nhân lục trì bất ái : nhất địa, nhị thủy, tam hỏa, tứ phong, ngũ không, lục thức. tùng thị đắc giải, bất cộng cánh, dĩ đoạn, dĩ xả, dĩ khí, dĩ dị, bất dụng, tịch nhiên, .…
Dịch Việt
…Nếu kẻ ấy ái trước, gần gũi, phát sanh, đó là Tập. Như vậy phải làm thế nào? Nếu có người tham ái vợ con, nô tỳ, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, chỗ ngồi, ngọa cụ, người ấy tạo tác nghiệp có ái trước, gần gũi, xúc chạm, phát sanh mong cầu. Nên biết ái tập này là khổ Tập Đế. Này hiền giả, thời quá khứ cũng là ái tập này là khổ Tập Đế. Này hiền giả, thời vị lai cũng là ái tập này là khổ Tập Đế, thời hiện tại cũng là ái tập này là khổ Tập Đế. Phải biết nói như thật, như nó tự hữu, không điên đảo, mê hoặc. Này hiền giả, chơn đế là đế đích thực, chơn chánh. Này hiền giả, đó là sự thật của thánh, xúc, kiến, giải, đắc của hiền giả, tương ưng với sự giác ngộ, này hiền giả, cho nên gọi là khổ Tập Đế. Này hiền giả, những gì gọi là khổ Tận Đế? Này hiền giả, con người có sáu thứ nhập trong tự thân nhưng không thọ, hiểu rõ như vậy, không xúc, đã đoạn, đã xả, xa lìa, đã chấm dứt, không còn mong mỏi, đã diệt, vắng lặng, đó là khổ diệt. Đối với ngoại thân cũng vậy, thức tướng, cận cánh, tư tưởng, niệm hành, vọng ái cũng thế. Này hiền giả, con người có sáu giới nhưng không ái, đó là: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Nhờ hiểu rõ như vậy nên không xúc nhau, đã đoạn, đã xả, đã bỏ, đã thay đổi, không dùng, đó là khổ tận. Nếu con người không có ái trước vào con cái, nhà cửa, nô tỳ, kẻ sai khiến, ruộng đất, phòng ốc, quán xá, ngọa cụ, lợi tức của việc mua bán, hoàn toàn không tham đắm thì sẽ không có ý gần gũi, phát sanh mong cầu nên biết ái này chấm dứt là khổ tận. Này hiền giả, ở thời quá khứ nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này chư hiền, ở đời vị lai cũng vậy, đời hiện tại nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này hiền giả, như vậy, sự thật đó là không thay đổi, không mê hoặc, không điên đảo. Có chơn đế ấy thì khổ liền tận. Này hiền giả, đó gọi là Đế.…
Bản Kinh 711a
Trang 711 b
Chữ Hán
.…是為苦盡. 是亦為何等?若人無有愛著, 在兒, 在家, 在使, 在御, 田地舍宅, 居肆臥具, 賣買利息, 無有愛著, 不相近, 意生發求, 無有是, 當知是愛盡為苦盡賢者諦. 過世, 賢者! 時是亦愛盡為苦盡賢者諦, 未來世亦爾, 今現在世時亦是愛盡為苦盡賢者諦. 如是不異, 如有不惑不倒, 真諦是如有, 是故苦已盡名為賢者諦. 何等為, 賢者! 苦盡受行賢者諦?有是, 賢者! 八種道: 一直見, 二直治, 三直語, 四直行, 五直業, 六直方便, 七直念, 八直定. 何等為, 賢者! 直見?若, 賢者! 道德弟子為苦念苦, 為習念習, 為盡念盡, 為道念道, 得分別觀, 能得法觀, 能受想, 能觀想, 能可想, 能受行, 是名為直見. 亦觀持宿, 亦念道德, 蚤行見行悔受止, 無為, 念寂然, 止從不著, 如得脫, 意分別, 觀行相, 行意在.…
Chữ Nôm
…thị vi khổ tận. thị diệc vi hà đẳng ?nhược/nhã nhân vô hữu ái trước, tại nhi, tại gia, tại sử, tại ngự, điền địa xá trạch, cư tứ ngọa cụ, mại mãi lợi tức, vô hữu ái trước, bất tướng cận, ý sanh phát cầu, vô hữu thị, đương tri thị ái tận vi khổ tận hiền giả đế. quá thế, hiền giả ! thời thị diệc ái tận vi khổ tận hiền giả đế, vị lai thế diệc nhĩ, kim hiện tại thế thời diệc thị ái tận vi khổ tận hiền giả đế. như thị bất dị, như hữu bất hoặc bất đảo, chân đế thị như hữu, thị cố khổ dĩ tận danh vi hiền giả đế. hà đẳng vi, hiền giả ! khổ tận thọ hạnh hiền giả đế ?hữu thị, hiền giả ! bát chủng đạo : nhất trực kiến, nhị trực trì, tam trực ngữ, tứ trực hạnh, ngũ trực nghiệp, lục trực phương tiện, thất trực niệm, bát trực định. hà đẳng vi, hiền giả ! trực kiến ?nhược, hiền giả ! đạo đức đệ-tử vi khổ niệm khổ, vi tập niệm tập, vi tận niệm tận, vi đạo niệm đạo, đắc phân biệt quán, năng đắc Pháp quán, năng thọ tưởng, năng quán tưởng, năng khả tưởng, năng thọ hạnh, thị danh vi trực kiến. diệc quán trì tú, diệc niệm đạo đức, tảo hạnh kiến hạnh hối thọ chỉ, vô vi, niệm tịch nhiên, chỉ tùng bất trước, như đắc thoát, ý phân biệt, quán hành tướng, hạnh ý tại .…
Dịch Việt
…Này hiền giả, những gì gọi là khổ Tận Đế? Này hiền giả, con người có sáu thứ nhập trong tự thân nhưng không thọ, hiểu rõ như vậy, không xúc, đã đoạn, đã xả, xa lìa, đã chấm dứt, không còn mong mỏi, đã diệt, vắng lặng, đó là khổ diệt. Đối với ngoại thân cũng vậy, thức tướng, cận cánh, tư tưởng, niệm hành, vọng ái cũng thế. Này hiền giả, con người có sáu giới nhưng không ái, đó là: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Nhờ hiểu rõ như vậy nên không xúc nhau, đã đoạn, đã xả, đã bỏ, đã thay đổi, không dùng, đó là khổ tận. Nếu con người không có ái trước vào con cái, nhà cửa, nô tỳ, kẻ sai khiến, ruộng đất, phòng ốc, quán xá, ngọa cụ, lợi tức của việc mua bán, hoàn toàn không tham đắm thì sẽ không có ý gần gũi, phát sanh mong cầu nên biết ái này chấm dứt là khổ tận. Này hiền giả, ở thời quá khứ nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này chư hiền, ở đời vị lai cũng vậy, đời hiện tại nếu ái tận thì khổ cũng tận. Này hiền giả, như vậy, sự thật đó là không thay đổi, không mê hoặc, không điên đảo. Có chơn đế ấy thì khổ liền tận. Này hiền giả, đó gọi là Đế. Này hiền giả, những gì gọi là khổ tận thọ hành đế? Này hiền giả, có tám chủng đạo: 1. Trực kiến; 2. Trực trị; 3. Trực ngữ; 4. Trực hành; 5. Trực nghiệp; 6. Trực phương tiện; 7. Trực niệm; 8. Trực định. Này hiền giả, những gì là Trực kiến? Đó là khi vị hiền giả đệ tử đạo đức suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, được phân biệt quán, được pháp quán; có thể thọ tưởng, có thể quán tưởng, có thể khả tưởng, có thể thọ hành, gọi đó là Trực kiến; cũng có thể quán sát sự tạo tác trước kia của mình, cũng suy niệm về đạo đức, hoặc thấy các hành là đáng hối hận, thấy vô vi là tịch nhiên, suy niệm về sự vô trước, mà được giải thoát ý phân biệt, quán hành tướng, hành ý ở nơi pháp, quán bất ly tướng tham thọ, gọi là chánh Trực kiến, gọi là Đạo đức đế.…
Bản Kinh 711 b
Trang 712 a
Chữ Hán
.…法, 觀相不離相會受, 是名為正直見, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 正直治?若, 賢者! 道德弟子, 苦為苦念, 習為習念, 盡為盡念, 道為道念, 若行隨投念復念, 是名為直治. 亦觀宿命持, 亦所學行相念, 從行觀悔, 無為, 寂然受, 止從無所著, 得脫意, 觀止, 所求所投念行隨行, 是名為直治, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 正直語?同, 賢者! 道德弟子! 為從苦念苦, 為從習念習, 為從盡念盡, 為從道念道, 止四口犯, 有餘口惡行, 從是得止離. 止, 相離, 攝守, 不可作, 不作從受罪, 無有罪, 已止, 是為直語. 亦復為持宿觀, 已入行行念道, 從行悔意止, 無為, 度世, 寂然, 可意, 止, 無所著, 如得解脫意分別觀, 除四口惡行, 離, 止, 相離, 攝守, 不可作, 不作從受罪, 無有罪, 已止, 是名為直語, 是名為道德諦.…
Chữ Nôm
…Pháp, quán tướng bất ly tướng hội thọ, thị danh vi chánh trực kiến, thị danh vi đạo đức đế. hà đẳng vi, hiền giả ! chánh trực trì ?nhược, hiền giả ! đạo đức đệ tử, khổ vi khổ niệm, tập vi tập niệm, tận vi tận niệm, đạo vi đạo niệm, nhược hạnh tùy đầu niệm phục niệm, thị danh vi trực trì. diệc quán tú mạng trì, diệc sở học hành tướng niệm, tùng hạnh quán hối, vô vi, tịch nhiên thọ, chỉ tùng vô sở trước, đắc thoát ý, quán chỉ, sở cầu sở đầu niệm hạnh tùy hạnh/hành/hàng, thị danh vi trực trì, thị danh vi đạo đức đế. hà đẳng vi, hiền giả ! chánh trực ngữ ?đồng, hiền giả ! đạo đức đệ-tử ! vi tùng khổ niệm khổ, vi tùng tập niệm tập, vi tùng tận niệm tận, vi tùng đạo niệm đạo, chỉ tứ khẩu phạm, hữu dư khẩu ác hành, tùng thị đắc chỉ ly. chỉ, tướng ly, nhiếp thủ, bất khả tác, bất tác tùng thọ/thụ tội, vô hữu tội, dĩ chỉ, thị vi trực ngữ. diệc phục vi trì tú quán, dĩ nhập hạnh hạnh niệm đạo, tùng hạnh hối ý chỉ, vô vi, độ thế, tịch nhiên, khả ý, chỉ, vô sở trước, như đắc giải thoát ý phân biệt quán, trừ tứ khẩu ác hành, ly, chỉ, tướng ly, nhiếp thủ, bất khả tác, bất tác tùng thọ tội, vô hữu tội, dĩ chỉ, thị danh vi trực ngữ, thị danh vi đạo đức đế.…
Dịch Việt
…Này hiền giả, những gì là Chánh Trực trị? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, nếu đã nghĩ những gì thì nay nhớ lại, gọi đó là Trực trị, cũng quán việc đời trước của mình, hay học suy niệm về các hành thấy chúng là tai họa, vô vi là tịch nhiên, suy niệm vô sở trước, được giải thoát ý, quán chỉ những điều mong cầu, suy niệm hành tùy hành. Đó gọi là Trực trị, đó là đạo đức đế. Này hiền giả, những gì là Chánh Trực ngữ? Đó là, hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, đình chỉ bốn lỗi của miệng, và những ác hạnh khác của miệng, từ đó được đình chỉ sự chia ly, đình chỉ tương ly, nhiếp thủ không làm điều không đáng làm, từ sự tạo tội nay được vô tội. Đó gọi là Trực ngữ, cũng lại quán việc làm ngày trước, thâm nhập hạnh, hành niệm đạo, thấy hành là tai họa, ý đình chỉ, dùng vô vi độ thế gian, được tịch nhiên, đình chỉ ý, dùng vô sở trước được giải thoát ý, phân biệt quán, trừ bốn ác hạnh của miệng, viễn ly, đình chỉ, tương ly, nhiếp thủ, điều không nên nói thì không nói, việc lẽ đáng bị tội thì được vô tội, đó gọi là Trực ngữ, gọi là Đạo đức đế.…
Bản Kinh 712 a
Trang 712 b
Chữ Hán
.…何等為, 賢者! 正直行?念為, 賢者! 道德弟子, 從苦為念苦, 從習為念習, 從盡為念盡, 從道為念道, 除身三惡行亦餘身惡行, 從是止, 離, 攝守, 不可作, 不作從受罪, 無有罪, 已止, 是名為直行. 亦持觀宿命, 亦從道德行, 念世間行見悔, 止, 無為, 度世見, 寂然止, 從無為度世, 不著, 如得脫意得觀, 除身三惡行亦除身惡行, 離, 止, 相離, 攝守, 不可作, 從受罪無有, 罪已止, 是名為正直行, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 正直業?若, 賢者! 道德弟子, 苦從苦念, 苦習從習念, 習盡從盡念, 盡道從道行得念, 所不應求, 所不可行, 若干畜生業, 從邪行欲自活, 是名為邪業. 亦持宿命行觀, 從行得道, 念世間行觀悔, 止, 度世, 無為觀, 寂然, 止得度世, 不著, 如得脫意從得觀, 不應求不求, 若干畜生業行.…
Chữ Nôm
…hà đẳng vi, hiền giả ! chánh trực hạnh/hành/hàng ?niệm vi, hiền giả ! đạo đức đệ-tử, tùng khổ vi niệm khổ, tùng tập vi niệm tập, tùng tận vi niệm tận, tùng đạo vi niệm đạo, trừ thân tam ác hành diệc dư thân ác hành, tùng thị chỉ, ly, nhiếp thủ, bất khả tác, bất tác tùng thọ tội, vô hữu tội, dĩ chỉ, thị danh vi trực hạnh. diệc trì quán tú mạng, diệc tùng đạo đức hạnh, niệm thế gian hạnh kiến hối, chỉ, vô vi, độ thế kiến, tịch nhiên chỉ, tùng vô vi độ thế, bất trước, như đắc thoát ý đắc quán, trừ thân tam ác hành diệc trừ thân ác hành, ly, chỉ, tướng ly, nhiếp thủ, bất khả tác, tùng thọ/thụ tội vô hữu, tội dĩ chỉ, thị danh vi chánh trực hạnh, thị danh vi đạo đức đế. hà đẳng vi, hiền giả ! chánh trực nghiệp ?nhược, hiền giả ! đạo đức đệ tử, khổ tùng khổ niệm, khổ tập tùng tập niệm, tập tận tùng tận niệm, tận đạo tùng đạo hạnh đắc niệm, sở bất ưng cầu, sở bất khả hạnh, nhược can súc sanh nghiệp, tùng tà hành dục tự hoạt, thị danh vi tà nghiệp. diệc trì tú mạng hạnh quán, tùng hạnh đắc đạo, niệm thế gian hạnh quán hối, chỉ, độ thế, vô vi quán, tịch nhiên, chỉ đắc độ thế, bất trước, như đắc thoát ý tùng đắc quán, bất ưng cầu bất cầu, nhược can súc sanh nghiệp hạnh …
Dịch Việt
… Này hiền giả, sao gọi là Chánh Trực hạnh? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, để trừ ba ác hạnh của thân, cũng trừ các ác hạnh khác của thân. Nhờ đó đình chỉ xa lìa, nhiếp thủ, điều không đáng làm thì không làm, điều đáng phải bị tội thì làm cho không tội. Đó gọi là Trực hạnh, cũng quán sát việc làm đời trước, cũng theo hạnh đạo đức suy niệm về hạnh thế gian thấy hối hận, đình chỉ, dùng vô vi độ thế gian, thấy được tịch nhiên, nhờ vô vi độ thế gian mà vô trước, được ý giải thoát, được sự quán chiếu để trừ ba ác hạnh của thân, cũng để trừ các ác hạnh của thân, viễn ly, đình chỉ, tương ly, nhiếp thủ, không làm điều không nên làm, từ có tội được vô tội. Đó gọi là Chánh Trực hạnh, đó gọi là Đạo đức đế. Này hiền giả, sao gọi là Chánh Trực nghiệp? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, suy niệm về những điều không nên cầu, không nên làm, bao nhiêu nghiệp súc sanh, do tà hạnh mà muốn để mình được sanh sống. Đó gọi là tà nghiệp. Cũng quán sát về việc làm đời trước, do hạnh được đắc đạo, suy niệm hạnh của thế gian, quán thấy hối hận, đình chỉ, độ thế gian, được vô vi, quán tịch nhiên được đình chỉ, độ thế gian được vô trước, được ý giải thoát, nhờ đó quán thấy điều không nên mong cầu thì không cầu, với bao nhiêu nghiệp súc sanh, thực hành để tự sanh sống, thì viễn ly, đình chỉ, tương ly, nhiếp thủ, không làm, do đó điều đáng phải có tội thì được vô tội, đó gọi là Chánh trực nghiệp, gọi là Đạo đức đế…
Bản Kinh 712 b
Trang 713 a
Chữ Hán
…自活命, 離, 止, 相離, 攝守, 不可作, 從受罪無有, 罪已止, 是名為正直業, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 正直方便?賢者! 道德弟子, 苦為念苦, 習為念習, 盡為念盡, 道為念道, 所精進, 所方便, 所出, 所住止, 所能, 所敷, 所喜, 不毀不滅念正止, 是名為正直方便. 亦有持宿命觀, 亦從得行念, 從世間行見悔, 止見, 度世, 無為, 寂然, 止從, 不著, 已得道觀解脫意, 所精進, 所方便, 所出, 所住止, 所敷, 所喜, 不毀滅念正攝止, 是名為正直方便, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 直正念?若, 賢者! 道德弟子, 苦為念苦, 習為念習, 盡為念盡, 道為念道, 相念從念, 念念不忘, 少言, 念不離, 是名為正直念. 亦觀持宿命, 亦從得道行, 念世間行不可悔, 攝, 止, 度世, 無為, 寂然, 止見, 一德, 無所著, 如解脫意觀念想念, 從…
Chữ Nôm
…tự hoạt mạng, ly, chỉ, tướng ly, nhiếp thủ, bất khả tác, tùng thọtội vô hữu, tội dĩ chỉ, thị danh vi chánh trực nghiệp, thị danh vi đạo đức đế. Hà đẳng vi, hiền giả ! chánh trực phương tiện ?hiền giả ! đạo đức đệ tử, khổ vi niệm khổ, tập vi niệm tập, tận vi niệm tận, đạo vi niệm đạo, sở tinh tấn, sở phương tiện, sở xuất, sở trụ chỉ, sở năng, sở phu, sở hỉ, bất hủy bất diệt niệm chánh chỉ, thị danh vi chánh trực phương tiện. diệc hữu trì tú mạng quán, diệc tùng đắc hạnh niệm, tùng thế gian hạnh kiến hối, chỉ kiến, độ thế, vô vi, tịch nhiên, chỉ tùng, bất trước, dĩ đắc đạo quán giải thoát ý, sở tinh tấn, sở phương tiện, sở xuất, sở trụ chỉ, sở phu, sở hỉ, bất hủy diệt niệm chánh nhiếp chỉ, thị danh vi chánh trực phương tiện, thị danh vi đạo đức đế. hà đẳng vi, hiền giả ! trực chánh niệm ?nhược, hiền giả ! đạo đức đệ tử, khổ vi niệm khổ, tập vi niệm tập, tận vi niệm tận, đạo vi niệm đạo, tướng niệm tùng niệm, niệm niệm bất vong, thiểu ngôn, niệm bất ly, thị danh vi chánh trực niệm. diệc quán trì tú mạng, diệc tùng đắc đạo hạnh/hành/hàng, niệm thế gian hạnh bất khả hối, nhiếp, chỉ, độ thế, vô vi, tịch nhiên, chỉ kiến, nhất đức, vô sở trước, như giải thoát ý quán niệm tưởng niệm, tùng…
Dịch Việt
…Này hiền giả, những gì là Chánh trực phương tiện? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, đã tinh tấn, đã phương tiện, đã xuất ly, đã trụ chỉ, đã có thể, đã phu diễn, đã hoan hỷ, không hủy, không diệt niệm chánh chỉ. Đó gọi là Chánh trực phương tiện. Cũng quán sát việc làm đời trước, nhờ đó phước hạnh suy niệm hạnh của thế gian thấy hối hận, đình chỉ, độ thế gian, được vô vi tịch nhiên, nhờ vô trước được đắc đạo, quán ý giải thoát đã tinh tấn, đã phương tiện, đã xuất ly, đã trụ chỉ, đã phu diễn, đã hoan hỷ, không hủy diệt, niệm chánh nhiếp chỉ. Đó gọi là Chánh trực phương tiện, gọi là Đạo đức đế. Này hiền giả, những gì là Trực chánh niệm? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, niệm mãi, niệm hoài, niệm niệm không quên, ít nói, không lìa niệm, thì gọi là Trực chánh niệm. Cũng quán sát việc làm đời trước, nhờ đó được đạo hạnh, suy niệm hạnh thế gian là bất khả hối, nhiếp chỉ, độ thế gian, được vô vi tịch nhiên, chỉ thấy một đức Vô sở trước như giải thoát ý, quán niệm, tưởng niệm, do niệm, niệm niệm mãi không quên, ít nói, niệm ly dục. Đó gọi là Trực chánh niệm, gọi là Đạo đức đế…
Bản Kinh 173 a
Trang 713 b
Chữ Hán
…念念, 念不忘, 少言, 念不離, 是名為直正念, 是名為道德諦. 何等為, 賢者! 直正定?若, 賢者! 道德弟子, 苦為念苦, 習為念習, 盡為念盡, 道為念道, 意止故不動不走, 已攝止故意念在一, 是名為直正定. 亦觀持宿命, 亦從得解意念, 見世間行悔, 攝, 止, 度世, 無為, 見可如, 得無所著, 從解脫因緣意向觀所意止, 正安一, 不惑, 不走, 攝止, 念定在二念, 是名為正直定, 是名為道德諦. 過世, 賢者! 亦是苦盡受賢者諦, 後世未來時亦從是受行賢者諦, 今現世時亦從是受行滅苦賢者諦, 如是不異, 如有不失不惑, 真諦如本如有德道德諦, 賢者! 是諦更見得應解脫, 是故為苦盡. 從是行名為道德諦. 從後斂說, 苦, 苦習, 盡亦見道, 佛所說行無有量. 舍利曰說如是, 比丘受行…
Chữ Nôm
…niệm niệm, niệm bất vong, thiểu ngôn, niệm bất ly, thị danh vi trực chánh niệm, thị danh vi đạo đức đế. Hà đẳng vi, hiền giả ! trực chánh định ?nhược, hiền giả ! đạo đức đệ-tử, khổ vi niệm khổ, tập vi niệm tập, tận vi niệm tận, đạo vi niệm đạo, ý chỉ cố bất động bất tẩu, dĩ nhiếp chỉ cố ý niệm tại nhất, thị danh vi trực chánh định. diệc quán trì tú mạng, diệc tùng đắc giải ý niệm, kiến thế gian hạnh hối, nhiếp, chỉ, độ thế, vô vi, kiến khả như, đắc vô sở trước, tùng giải thoát nhân duyên ý hướng quán sở ý chỉ, chánh an nhất, bất hoặc, bất tẩu, nhiếp chỉ, niệm định tại nhị niệm, thị danh vi chánh trực định, thị danh vi đạo đức đế. quá thế, hiền giả ! diệc thị khổ tận thọ hiền giả đế, hậu thế vị lai thời diệc tùng thị thọ hạnh hiền giả đế, kim hiện thế thời diệc tùng thị thọ hạnh diệt khổ hiền giả đế, như thị bất dị, như hữu bất thất bất hoặc, chân đế như bổn như hữu đức đạo đức đế, hiền giả ! thị đế cánh kiến đắc ưng giải thoát, thị cố vi khổ tận. tùng thị hạnh/hành/hàng danh vi đạo đức đế. tùng hậu liễm thuyết, khổ, khổ tập, tận diệc kiến đạo, Phật sở thuyết hạnh vô hữu lượng. Xá Lợi viết thuyết như thị, Tỳ kheo thọ hạnh …
Dịch Việt
…Này hiền giả, những gì là Trực chánh định? Đó là hiền giả đạo đức đệ tử suy niệm khổ là khổ, tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, do ý đình chỉ nên không động, không dong ruỗi, nhờ nhiếp chỉ cho nên ý niệm được chuyên nhất, đó gọi là Trực chánh định. Cũng quán sát về việc làm đời trước, từ đó ý niệm được giải thoát, thấy hành vi thế gia mà hối hận, nhiếp chỉ, độ thế gian, được vô vi, thấy việc đắc vô sở trước, nhờ đó được giải thoát ý nhân duyên, hướng quán về sự đình chỉ ý, chánh an, chuyên nhất, không mê hoặc, không dong ruổi, nhiếp chỉ định niệm ở hai niệm. Đó gọi là Trực chánh định, gọi là Đạo đức đế. Này hiền giả, thời quá khứ là khổ tận đạo thánh đế, thời vị lai sau này cũng là thọ hành thánh đế, thời hiện tại cũng là thọ hành diệt khổ thánh đế, như thật, không mất, không mê hoặc, là chơn đế, đúng căn bản, đúng cái đức của Đạo đức đế. Này hiền giả, đế chơn thật này, nhờ thấy nó mà được giải thoát, cho nên gọi là khổ tận, nhờ thực hành như vậy nên gọi là Đạo đức đế. Do đó nên nói: “Khổ tập chấm dứt thì thấy đạo. Phật đã nói ra, phải thực hành mãi mãi”. Tôn giả Xá LợiPhất nói như vậy, các Tỳ kheo thọ giáo phụng hành.
佛說四諦經
Phật Thuyết Tứ Đế Kinh