;
Vài dòng tham khảo bốn chữ Bát Nhã Tâm Kinh 1
आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गम्भीरां प्रज्ञापारमिताचर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म : पञ्च स्कन्धास् तांश् च स्वभावशून्यान् पश्यति स्म |
Āryāvalokiteśvaro
bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitācaryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: pañca
skandhās tāṃś ca svabhāvaśūnyān paśyati sma. (Viết theo nối âm).
आर्य अवलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गम्भीरां प्रज्ञापारमिता चर्यां चरमाणो व्यवलोकयति स्म
: पन्च स्कन्धास् तांश् च
स्वभाव शून्यान् पश्यति स्म |
Ārya avalokiteśvaro bodhisattvo
gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: panca skandhās tāṃś
ca svabhāva śūnyān paśyati sma. (Viết theo nối âm và tách rời từng chữ).
आर्यावलोकितेश्वरः बोधिसत्त्वः गम्भीरायां प्रज्ञापारमितायां चर्यां चरमाणः व्यवलोकयति स्म :
पन्च स्कन्धास् तांश्
च स्वभाव शून्यान् पश्यति स्म |
Āryāvalokiteśvaraḥ bodhisattvaḥ
gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇaḥ vyavalokayati sma : panca
skandhās tāṃś ca svabhāva śūnyān paśyati sma. (Viết không nối âm và tách rời
từng chữ).
Phần từ vựng:
Ārya (आर्य) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Ārya ở dạng nam tính và nó có những nghĩa được biết như sau: người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà la môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên…
Ārya có gốc từ động từ ṛ (ऋ).
Động từ căn √ ṛ (√ ऋ), thuộc nhóm 1, nó
có những nghĩa được biết như sau: tự đứng lên, hướng về, tự tiến tới, gặp nhau,
đạt đến cái gì đó, đạt được, hoàn thành, nắm lấy được, thích ứng vào, nổi lên,
nuôi nấng, đến, vượt qua, chuyển đến, dâng tặng, đặt trên cái gì đó… Những tiếp
đầu ngữ thường đi kèm với nó là : ā (आ),
ut (उत्), upa (उप), nis (निस्),
prati (प्रति), sam (सम्).
Āvalokiteśvaro (Phạn, Devanāgarī: आवलोकितेश्वरो), Āvalokiteśvaras (Phạn, Devanāgarī: आवलोकितेश्वरस्). Āvalokiteshvara (Phạn, Devanāgarī: आवलोकितेस्ह्वर) là những danh từ phong cách số ít và chúng có nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại hay Quan Tự Tại.
Āvalokiteśvara theo dạng phân tách từ, nó được chia ra
làm bốn phần:
Āva (Phạn, Devanāgarī: अव)
là tiền tố từ và nó có nghĩa là "xuống".
Lokita (Phạn, Devanāgarī: लोकित)
là quá khứ phân từ của động từ căn √ Lok (√ लोक्)
và nó có nghĩa là "xem xét, quan sát, trông xuống" được
sử dụng ở thời hiện tại trong ngữ pháp bất quy tắc Phạn ngữ.
Ita (Phạn, Devanāgarī: इत) viết
riêng là hậu tố từ. Ita (इत) là thì mệnh lệnh
dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i (इ)
của tiếng Phạn và nó có nghĩa là:hướng về, tiến đến…
Āvalokita (Phạn, Devanāgarī: आवलोकित) là động từ biến thành danh từ có nghĩa là
"người trông xuống".
Īśvara (Phạn, Devanāgarī: ईश्वर)
có nghĩa là " Bậc điều khiển tối cao, Đấng vô thượng, Thánh nhân
vĩ đại, Đấng toàn năng, vị Chúa tể".
Lokeśvara (Phạn, Devanāgarī: लोकेश्वर) là một danh từ ghép từ 2 chữ Loka (Phạn, Devanāgarī: लोकvà nghĩa của nó là thế giới) và Īśvara (Chúa hay Chúa tể). Theo quy tắc sự kết hợp âm thanh trong phạn ngữ chữ A (अ) + Īśvara (ईश्वर) trở thành Eśvara (एश्वर), như vậy chữ Lokeśvara có nghĩa là Chúa của Thế giới.
Theo dạng phân tách trên thì Avalokiteśvara có nghĩa là Chúa tể của người trông xuống thế giới hay vũ trụ, mà trong đó có nhiều sự sinh sống khác nhau và nguyên nghĩa của chữĀvalokiteśvara trong Phật học, thường được người ta dịch là người có cảm nhận những tiếng kêu của chúng sinh hay những người cần sự giúp đỡ.
Qua hình ảnh của hành động này người ta dùng nó làm danh xưng cho Quán Thế Âm
Bồ Tát. Người giàu lòng nhân ái, người có diệu dụng đặc biệt quán xét và
nghe thấu tất cả tiếng đau khổ của thế gian, rồi từ bi giáo
hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát.
Āvalokiteśvaro là dạng viết theo biến âm của chữ
Āryāvalokiteśvaraḥ (आर्यावलोकितेश्वरः)
Bodhisattvo (Phạn, Devanāgarī: बोधिसत्त्वो)
có gốc từ chữ Bodhisattva (Phạn, Devanāgarī: बोधिसत्त्व). Bodhisattva là hô cách số ít trong bảng biến cách
của thân Bodhisattva ở dạng nam tính. Bodhisattva là từ
ghép từ chữ Bodhi (बोधि) và Sattva (सत्त्व).
Bodhī (बोधी) là chủ cách, hô
cách và đối cách số hai trong bảng biến cách của thân Bodhi ở dạng nữ tính.
Bodhi có nguồn từ chữ bodh (बोध्) và là thể chỉ
nguyên nhân của budh (बुध्). Bodh là động từ
thuộc nhóm 10 và nó có những nghĩa như sau: gây sự chú ý, thức tĩnh, hồi
sinh, khơi dậy, hiểu, nhớ, tiết lộ, giảng dạy, thông tin, tư vấn cho…
Bodhi có những nghĩa được biết
như sau: khoa học, trí thông minh, kiến thức hoàn hảo, mặc khải, Tỉnh thức,
Giác ngộ.
Sattva (सत्त्व) là hô cách số ít
trong bảng biến cách của thân Sattva ở dạng trung tính. Sattva là từ ghép
từ chữ Sat (सत्) và âm đuôi –Tva (॰त्व).
Sat là phân từ hiện tại của As (अस्).
Sat có những nghĩa được biết như sau: hiện hữu, tồn tại, hiện thời, thực tế,
đúng, tốt, đạo đức, trung thực, tuyệt vời, sâu sắc, tinh tế, tốt đẹp, đức hạnh…
Động từ căn √ As (√ अस्)
thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa như sau: được, tồn tại, có mặt, trở thành, tham
dự, ở, xảy đến, thuộc về ai đó…
Sattva có những nghĩa được biết như sau: nhân loại,
sinh vật, thai nhi, tồn tại, thực tế, bản chất, tinh chất, sức mạnh, năng
lượng, lòng can đảm, tinh thần, hơi thở của cuộc sống, nguyên tắc quan trọng,
trí thông minh, ý thức, sự thật, độ tinh khiết, bản chất thiêng liêng của sự
tinh khiết và chân lý.
Bodhisattva có nghĩa là người có tấm lòng bao la, một
bậc Thánh hoàn hảo, đầy lòng từ bi thương yêu chúng sinh, Giác hữu tình.
Bodhisattvo là dạng viết theo biến âm của chữ bodhisattvaḥ (बोधिसत्त्वः).
Kính Bút
TS Huệ Dân (info@buddhasa.com)