;
Vãng sinh Tịnh Độ luận giảng ký (Phần3)
Vãng sinh Tịnh Độ luận giảng ký (Phần1)
Gì là hồi hướng (bằng) phương tiện khéo của Bồ Tát? Hồi hướng (bằng) phương tiện khéo của Bồ Tát là nói về tất cả các thiện căn công đức do tu hành năm môn lễ bái này nọ… tích tập lại (song) không cầu sự an lạc giữ chắc nơi thân mình, (mà vì) muốn nhổ hết khổ cho chúng sinh, (nên) lập nguyện gom hết tất cả chúng sinh cùng nhau sinh về nước Phật an lạc kia, đó gọi là sự thành tựu hồi hướng (bằng) phương tiện khéo. Bồ Tát như thế biết rõ (cách) thành tựu hồi hướng, (sẽ) lìa xa (30) ba loại pháp tương vi với môn Bồ Đề. Những gì là ba? Do một là y theo môn trí huệ, không cầu (lợi) lạc cho riêng mình, lìa xa (cái) tâm (chấp) tôi (chuyên) tham đắm (cho) thân mình. Do hai là môn từ bi, (muốn) nhổ hết khổ cho tất cả chúng sinh, lìa xa (cái) tâm không (đem lại) an (lạc) cho chúng sinh. Do ba là y theo môn phương tiện, (là) tâm thương tưởng tất cả chúng sinh, lìa xa tâm (chỉ lo) cung kính cúng dường (cho) thân mình. Đó gọi là lìa xa ba loại pháp tương vi với môn Bồ Đề.
Do Bồ Tát lìa xa ba loại pháp tương vi với môn Bồ Đề như thế thì sẽ được đầy đủ ba loại pháp tùy thuận với môn Bồ Đề. Những gì là ba? Một là tâm thanh tịnh vô nhiễm, do không riêng thân mình mà cầu các (lợi) lạc. Hai là tâm thanh tịnh an, nhổ hết khổ cho tất cả chúng sinh. Ba là tâm thanh tịnh lạc, do khiến cho tất cả chúng sinh được đại Bồ Đề, do gom trọn chúng sinh sinh về cõi nước kia. Đó gọi là trọn đủ ba loại pháp tùy thuận với môn Bồ Đề, cần phải biết.
Ba thứ môn trí huệ, từ bi và phương tiện vừa nói trên, gom lấy Bát Nhã, Bát Nhã (lại) gom lấy phương tiện, cần phải biết. Trên đã nói lìa xa tâm (chấp) tôi không tham đắm thân mình, lìa xa tâm không (đem lại) an (lạc) cho chúng sinh, lìa xa tâm (cầu) cung kính cúng dường (cho) riêng thân mình, ba loại pháp này (là) lìa xa tâm chướng (ngại cho) Bồ Đề, cần phải biết.
Trên đã nói về tâm thanh tịnh vô nhiễm, tâm thanh tịnh an, tâm thanh tịnh lạc, ba loại tâm này tóm lược lại một chỗ, (là) thành tựu tâm diệu lạc thắng chân, cần phải biết. Như vậy Bồ Tát (do) tâm trí huệ, tâm phương tiện, tâm không chướng, tâm thắng chân, (nên) có thể sinh vào cõi nước thanh tịnh của Phật, cần phải biết.
Đó gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát tùy thuận năm loại pháp môn, những gì phải làm (được) tùy ý, tự tại (mà) thành tựu. Như những gì đã nói ở trên là về thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, phương tiện trí nghiệp, tùy thuận pháp môn.
Lại có năm loại (pháp) môn, tuần tự từ từ thành tựu năm loại công đức cần phải biết. Gì là năm môn? Một là môn gần, hai là môn đại hội chúng, ba là môn nhà, bốn là môn phòng, năm là môn chốn vườn rừng rong chơi. Năm loại môn này, thì bốn loại môn đầu thành tựu công đức vào, môn thứ năm thành tựu công đức ra.
Vào môn thứ nhất là do lấy lễ bái A Di Đà Phật để sinh (về) cõi nước kia, (nên) được sinh (vào) thế giới An Lạc, đó gọi là vào môn thứ nhất. Vào môn thứ hai là do ca ngợi Phật A Di Đà, tùy theo danh (và) nghĩa (mà) xưng danh Như Lai, y theo (quán) tưởng (về) ánh sang (31) (của) Như Lai (mà) tu hành, (nên) được vào (trong) số chúng (của) đại hội, đó gọi là vào môn thứ hai. Vào môn thứ ba là do một lòng chuyên niệm lập nguyện sinh (cõi nước) kia (để) tu hành tam muội tịch tĩnh Sa ma tha (nên) được vào trong thế giới Hoa Tạng, đó gọi là vào môn thứ ba. Vào môn thứ tư là do chuyên niệm quán sát sự trang nghiêm (vi) diệu của (cõi) kia (để) tu Tỳ bà xá na. (Nên) được đến chốn kia, thọ dụng đầy đủ loại (an) lạc pháp vị, đó gọi là môn thứ tư. Ra môn thứ năm là do đại từ bi, quán sát tất cả chúng sinh khổ não, thị hiện ứng hóa thân, vào trở lại trong vườn sinh tử rừng phiền não, (như) thần thông rong chơi, đến vùng đất giáo hóa, do bổn lực hồi hướng vậy, đó là ra môn thứ năm.
Bốn loại môn vào cửa Bồ Tát (là) sự thành tựu của hạnh lợi mình cần phải biết. Môn thứ năm ra của Bồ Tát (là) sự thành tựu hồi hướng lợi ích người. Do Bồ Tát tu hạnh của năm môn như vậy, lợi mình lợi người, mau được thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
CHÚ THÍCH:
1/ Theo bản Đông Doanh có hơi khác: “Phạm thanh ngộ sâu xa”. Hán văn theo bản Đại Chính Tạng là Phạm thanh ngữ thâm viễn. Và theo bản Đông Doanh là Phạm thanh ngộ thâm viễn.
2/ Hán văn theo bản Đại Chính Tạng là cố ngã nguyện vãng sinh nghĩa là “nên con nguyện vãng sinh”; trong khi bản Đông Doanh đọc là thị cố nguyện vãng sinh, nghĩa là “cho nên nguyện vang sinh”.
3/ Hai câu này Ấn Thuận không đưa ra trong phần giảng giải của ngài.
4/ Bản Đông Doanh đọc khác, như sau: “Do thị hiện quán thế giới An Lạc kia, gặp Phật A Di Đà, nguyện sinh nước kia”. Hán văn: Thị hiện quán bỉ An Lạc thế giới, kiến A Di Đà Phật, nguyện sinh bỉ quốc cố.
5/ Bản Đông Doanh đọc là “tu hạnh” năm niệm môn “thành tựu”. Hán văn: Tu ngũ niệm môn hạnh thành tựu.
6/ Bản Đông Doanh không có chữ cúng.
7/ Ở đây sau câu hỏi: “Thế nào là tán thán?”, bản Đông Doanh có thêm câu “khẩu nghiệp tán thán”, rồi mới đọc tiếp “xưng danh của Như Lai kia…”.
8/ Về ba loại “trang nghiêm (do) công đức” này, bản Đông Doanh đọc ngược thành “công đức trang nghiêm”. Như bản Đại Chính Tạng ở đây đọc là (hán văn:) Quán sát bỉ Phật quốc độ công đức trang nghiêm, (việt dịch là: “quán sát sự trang nghiêm (do) công đức (mà nên) của cõi nước của Phật kia”), thì bản Đông Doanh đọc là (hán văn:) quán sát bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức, (Việt dịch là: “quán sát các công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia”).
9/ Câu “do thành tựu đại bi tâm vậy”, bản Đông Doanh có them chữ đắc đứng đầu, đọc thành: “do được thành tựu tâm đại bi vậy”.
10/ Bản đông doanh đọc là “Thế nào là quán sát công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia? Công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia là…”
11/ Bản Đông Doanh đọc là: “Quán sát (sự) thành tựu của công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia gồm…”
12/ Đông Doanh đọc 17 “sự thành tựu công đức” này đều có them chữ trang nghiêm sau cùng. Thí dụ: “(sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh” ở đây sẽ đọc là: “(sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh trang nghiêm”. 16 sự kia chiếu lệ theo đây mà đọc.
13/ Đông Doanh có thêm hai chữ “ba sự” và đọc thành “sự thành tựu (của) công đức (về) ba sự trang nghiêm”.
14/ Đông Doanh có thêm hai chữ “đầy đủ”, đọc thành “(sự) thành tựu (của) công đức (về) đầy đủ tất cả các sở cầu trang nghiêm.
Phần 17 thành tựu công đức dưới đây với các câu kệ tụng, sự khác biệt của bản Đông Doanh, xin chiếu theo các chú thích trên mà chuẩn định.
15/ “Xấu xa” hán ngữ là cơ hiềm, đúng nghĩa là bị chỉ trích và chê bai.
16/ Đại chính bản đến đây cho thêm hai chữ “đầy đủ” vào, nhưng lại đọc thành “(Sự) thành tựu đầy đủ (của) công đức (về) tất cả các cầu mong”. (Hán văn: Nhất thiết sở cầu công đức mãn túc thành tựu), thay vì đọc như Đông Doanh: “(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đầy đủ tất cả các cầu mong trang nghiêm” (Hán văn: Nhất thiết sở cầu mãn túc công đức thành tựu trang nghiêm). Đọc như bản Đông Doanh rõ ràng và có nghĩa hơn.
17/ Đông Doanh đọc câu này như sau: “Lược nói (xong) 17 thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm cõi nước của Phật A Di Đà kia”.
18/ Đông Doanh đọc câu này là “Sự trang nghiêm cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ kia (là) tướng cảnh giới (vi) diệu (thuộc) đệ nhất nghĩa đế”.
19/ Đông doanh đọc là “Thế nào là quán (sự) thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm (thuộc về) Phật?”
20/ Tám thứ trang nghiêm này, Đông Doanh đều có bốn chữ “thành tựu công đức” và ba thứ thân, khẩu, tâm, đều có thêm chữ “nghiệp”. Cách sắp đặt chữ cũng trước sau có khác. Đại khái đọc thành: một là “(sự) thành tựu (của) công đức về tòa trang nghiêm”, hai là “(sự) thành tựu (của) công đức (về) nghiệp thân trang nghiêm”, ba là “(sự) thành tựu (của) công đức (về) nghiệp khẩu trang nghiêm”, bốn là “(sự) thành tựu (của) công đức (về) nghiệp tâm trang nghiêm”. Bốn thứ còn lại chuẩn theo trang nghiêm thứ nhất mà đọc.
21/ Bản Đông Doanh không có các chữ “… không khác, (còn) Bồ Tát tịnh tâm…” nên đọc thành “Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm, rốt cuộc sẽ đắc pháp thân bình đẳng. Cùng với Bồ Tát tịnh tâm,… cùng với các Bồ Tát thượng địa, rốt cuộc đồng được tịch diệt bình đẳng”.
22/ Ấn Thuận phân câu có khác, xin xem trong phần giảng ký.
23/ Đông Doanh đọc là: “Thế nào là quán sát (sự) thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm (thuộc về) Bồ Tát?”
24/ Đông Doanh chấm câu đoạn này có khác, đọc thành như sau: “(các hóa thân Bồ Tát) kia trong tất cả thế giới, chiếu không sót (một) đại chúng (nào) trong các Phật hội; cúng dường, cung kính, tán thán rộng lớn vô lượng không sót (một) công đức (nào) của chư Phật Như Lai”.
25/ Đông Doanh đọc là: “Lại (cho) đến đ
Từ khoá :
TIN LIÊN QUAN