;
Quy định quản lý tiền công đức đã gây ra nhiều tranh cãi...
Đại đức Thích Thúc Thái Minh chùa Ba Vàng xác nhận không có đoàn kiểm tra nào đến chùa kiểm kê, và chùa cũng không tránh né việc kiểm kê theo luật định. Nguồn tin thiếu ý thức như vậy, nhà nước cần xử lý để tránh xáo trộn xã hội.
Trở lại vấn đề thông tư số 04 của Bộ Tài chính: Chương I quy dịnh chung, mục số 3. Thông tư này không điều chỉnh:
a. Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được: chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng bộ Văn hóa,thể thao và du lịch, hoặc Thủ tướng chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
b. Quản lý, thu tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Tóm lại, 4 chương 18 điều chưa có điều khoản nào trực tiếp quản lý thùng công đức các chùa không thuộc di tích lịch sử. Có thể đây là bước đầu sau khi áp dụng thành công thông tư số 4.
Thử đặt vấn đề, nếu các chùa, cơ sở tôn giáo đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chánh như kiểm soát tài chánh, kinh tế thì sự việc sẽ như thế nào?
Một khi các trụ trì chỉ là ông từ giữ chùa ăn lương nhà nước, thế cũng tiện vì trụ trì khỏi phải trách nhiệm; nhưng chùa hư xuống cấp, liệu nhà nước tu sửa kịp thời hay phải đợi qua bao nhiêu ban bệ như một số di tích lịch sử đã phải chờ đến khi hư sập đổ nát ?
Bao nhiêu chi phí cho cuộc sống hàng ngày, những khóa tu, hoạt động từ thiện xã hội và nếu chùa có đông nhân khẩu, điện nước và bao việc phát sinh ai phải giải quyết.
Liệu quản lý thùng công đức được không, khi trụ trì nhận thù lao bên ngoài, ma chay đám tiệc từ gia chủ. Hoặc tín đồ cúng riêng cho Chư Tăng mà không qua thùng công đức?
Ngoài phản ứng của Chư Tăng trước việc quản lý thùng công đức, tín đồ sẽ có đủ niềm tin và phản ứng như thế nào khi họ gửi gắm đức tin vào chùa?
Sẽ còn bao nhiêu phức tạp phát sinh nếu Bộ Tài chính chỉ nghĩ đến nguồn lợi trước mắt mà các cơ sở tín ngưỡng dân gian như núi Bà Đen Tây Ninh, chùa Bà Châu đốc…đem lại.
Chùa là cơ sở tín ngưỡng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh cho quần chúng, mà còn là nơi tu tập cho những bậc có tâm xuất trần sống mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội về mặt tinh thần và đạo đức chung. Tạo hoang mang cho bậc chân tu sẽ có hậu quả khó lường.
Gần đây có những tu sĩ trẻ thiếu nhân cách, đã phô trương sự giàu có do bá tánh cúng dường Tam bảo, làm khó chịu cho xã hội, đưa đến sự chú tâm của nhà nước. Nhưng đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, không phải tuyệt đại đa số đều như thế. Những bậc chân tu rất cẩn trọng khi sử dụng đồng tiền của bá tánh, vì nhân quả không chừa một ai. Đạo Phật là đạo Nhân quả, kẻ lạm dụng của thường trụ không tránh khỏi nghiệp quả. Chỉ có người không tin nhân quả mới lạm quyền thùng công đức.
Giả dụ, nhà nước không trực tiếp quản lý thùng công đức, lập tam đầu chế gọi là ban quản trị, để dòm ngó lẫn nhau, có nghĩa không tin vào thầy trụ trì, vậy xem nhà chùa phải chăng là một cơ sở kinh doanh?
Cơ sở kinh doanh do nhà nước quản lý đều thua lỗ, chả lẽ lập ban quản trị nhà chùa có lời chăng?
Tóm lại, dù dưới hình thức nào thế tục xen vào Tam bảo đều không thể, trên hai ngàn năm có mặt trên đất nước này, nếu Phật giáo xảy ra như vậy, quả thật, biến Phật giáo thành thế tục đáng ghi vào sách kỷ lục thế giới.
Một văn bản của Bộ Tài chính đưa ra thật tối nghĩa, rườm rà gây nhiều ngộ nhận.
24/7/2023