Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Vĩnh Phúc tự ngôi chùa cổ trên miền Hương Bộc

Tác giả Hồng Lam
03:37 | 10/11/2018 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Dọc đường lên Kẻ Gỗ, rẽ vào địa phận xã Thạch Hương, ta sẽ bắt gặp một ngôi chùa nhỏ mang tên Vĩnh Phúc. Xưa kia, chùa có tên là Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay thuộc thôn Cửa Nương, xã Thạch Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

chua_vinh_phuc_ha_tinh2.jpg

Trải qua nhiều thăng trầm, dấu cổ của chùa Vĩnh Phúc giờ đây chỉ còn để lại trên những mảng màu của bức tường thượng điện.

Hà Tĩnh: Ngày tu đầu tiên nơi ngôi chùa cổ hàng trăm năm hoang phế

Vĩnh Phúc cổ tự linh thiêng ghi dấu thăng trầm Phật giáo Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ vu lan báo hiếu thắp nến tri ân tại ngôi cổ tự

Hà Tĩnh: Đại lễ Phật đản PL 2562 tại chùa Vĩnh Phúc

Hà Tĩnh: Lễ vu lan, húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tinh Cần

Hà Tĩnh: Lễ vu lan báo hiếu, tri ân chư vị Tổ sư tại Vĩnh Phúc cổ tự

Dù đã hoang phế nhưng những dấu tích còn lại của chùa cho thấy đây là một ngôi chùa cổ còn lưu lại nhiều giá trị văn hóa. Theo tài liệu mà ông Lê Văn Đức - Trưởng ban Hộ tự chùa thu thập được, chùa được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, trên khuôn viên hơn 7.000 m2, được ghi nhận là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Tĩnh.

Chùa có đầy đủ các công trình như nhà tăng, chùa thượng, chùa hạ, tượng hộ pháp, cổng tam quan, giếng nước... Xung quanh có rất nhiều cây cối rậm rạp, có nhiều cây lấy gỗ như cây dung, cây bời lời... cây ăn quả như cây nhời, cây bứa, cây nổ bìa... Đặc biệt có rất nhiều loài chim muông về đây sinh sống, làm tổ. Tất cả tạo nên cảnh chùa vừa uy nghi, nghiêm trang, vừa thanh bình, gần gũi.

Cổng chùa trước đây được làm bằng gỗ, phía trên lợp tranh, hai bên có tượng hai ông gọi là ông Hộ pháp. Trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc có một giếng nước trong vắt. Những cụ già sống xung quanh khu vực chùa kể lại rằng, lấy nước ở giếng chùa nấu với chè xanh Hương Bộc thì tưởng như phong vị của miền đất Hương Bộc hội đủ trong đó.

Các kiến trúc khác của chùa Vĩnh Phúc cũng đậm nét văn hóa cổ với nhà chính điện xây bằng đá, vôi và mật ong, mái lợp cong cuốn, đường nét tinh xảo. Phía trong thiết trí tôn tượng Tam Thế. Nhà bái đường lợp ngói, mở 3 cửa vòm. Trên đỉnh nóc có cấu tạo lưỡng long chầu nguyệt. Cột kèo văn xà làm bằng gỗ lim ở chính giữa có xây một hương án để sư thầy hành lễ và có chỗ cho khoảng 50-60 người dự lễ.


chua_vinh_phuc_ha_tinh3.jpg

Ngôi thượng điện tồn tại được đến ngày nay là còn nhờ sự bao bọc của rễ cây da bên cạnh.


Trải qua bao biến đổi của đời sống, hiện nay, chùa Vĩnh Phúc chỉ còn lại một nhà thượng điện, diện tích khoảng 25m2, tọa lạc trên khuôn viên gần 200m2. Toàn bộ tượng, đồ vật trong chùa đều đã bị thất lạc. Các họa tiết hoa văn trong ngoài dù bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn thể hiện nét cổ kính, tinh xảo, nội dung người xưa muốn lưu lại và một số mảng màu sắc nguyên gốc thuở xưa. Đặc biệt, ngôi thượng điện này được “thiên nhiên bảo vệ” bằng một cây cổ thụ xanh tươi, rất đẹp ôm chặt để chống chọi, thử thách với thời gian.

Cũng giống như truyền thống của đạo Phật, trong chiến tranh, chùa Vĩnh Phúc còn là địa chỉ che chở cho con người thoát nạn bom đạn. Nhiều người cũng không thể lý giải nổi vì sao, những thôn xóm lân cận, nơi nào cũng bị bom Mỹ phá hại, chỉ riêng xóm Cửa Nương nơi có chùa là không có một quả bom, viên đạn nào. Bởi thế, chùa là nơi trú ngụ an toàn cho người dân trong vùng mỗi lần giặc Mỹ tấn công.


chua_vinh_phuc_ha_tinh.jpg

Nhờ sự giúp đỡ của các phật tử, đến nay, chùa Vĩnh Phúc bắt đầu được tu bổ, tôn tạo, đi vào hoạt động.


Theo những tài liệu của địa phương thì đây còn là ngôi chùa duy nhất ở Hương Bộc thời bấy giờ được cấp ruộng riêng. Hàng năm, dân làng thay nhau cày cấy để lấy sản phẩm phục vụ việc thờ cúng ở chùa. Điều đó chứng tỏ ngôi chùa đã có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống nhân dân trong vùng thời bấy giờ. Chính vì thế mà các phật tử trong vùng đều tỏ ý nguyện khôi phục lại chùa.

Ông Lê Văn Đức - Trưởng ban Hộ tự chùa cho biết: “Tháng 6/2018, chùa Vĩnh Phúc nhận được quyết định của Ban Trị sự Phật giáo huyện Thạch Hà về việc thành lập Ban Hậu tự để khôi phục lại hoạt động của chùa. Sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ kinh phí để Ban Hậu tự tu bổ, tôn tạo các hạng mục kiến trúc ngôi chùa. Đến nay, một số hạng mục đã hoàn thành và chùa đã đi vào hoạt động. Chúng tôi vẫn thực hành các nghi lễ thờ cúng theo đúng nghi thức Phật giáo. Mỗi năm, chùa sẽ tổ chức 3 ngày lễ lớn: Lễ đầu năm vào ngày rằm tháng giêng; lễ Trập bụt vào ngày 8 tháng 4 âm lịch; lễ Vu lan vào ngày rằm tháng bảy. Chúng tôi cũng mong tiếp tục nhận được những tấm lòng thơm thảo của các tổ chức, cá nhân để nhiều hạng mục khác của chùa Vĩnh Phúc được tu bổ, tôn tạo”.

Phong Linh

Nguồn: http://baohatinh.vn/nui-hong-song-la/chua-co-tren-mien-huong-boc/163797.htm?

kẻ gỗ hồ kẻ gỗ ngôi cổ tự chùa vĩnh phúc chùa cổ hà tĩnh ghpgvn tỉnh hà tĩnh chùa hà tĩnh hòa thượng thích tinh cần chùa vĩnh phúc hà tĩnh chùa vĩnh phúc thạch hương

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Đào móng nhà phát hiện 5 pho tượng gỗ tại khuôn viên chùa Cổ Lam xưa

Hà Tĩnh: Đào móng nhà phát hiện 5 pho tượng gỗ tại khuôn viên chùa Cổ Lam xưa

Đôi nét về lịch sử Chùa Vĩnh Phúc Hà Tĩnh

Đôi nét về lịch sử Chùa Vĩnh Phúc Hà Tĩnh

'Bí ẩn' bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế

'Bí ẩn' bức tranh rồng bị che khuất trên cổng chùa Thiên Mụ ở cố đô Huế

Hai chùa Hương Tích nổi tiếng ở Việt Nam, đâu là bản gốc đâu là bản sao ?

Hai chùa Hương Tích nổi tiếng ở Việt Nam, đâu là bản gốc đâu là bản sao ?

Lần theo 'dấu thơm' ở chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Lần theo 'dấu thơm' ở chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Vị thế của thiết chế Phật giáo Am Các vùng Nam Thanh, Bắc Nghệ

Vị thế của thiết chế Phật giáo Am Các vùng Nam Thanh, Bắc Nghệ

Chùa Quốc Ân - Gạch nối giữa quá khứ và hiện tại

Chùa Quốc Ân - Gạch nối giữa quá khứ và hiện tại

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Kiến trúc độc đáo của chùa thiêng Hà Tĩnh

Kiến trúc độc đáo của chùa thiêng Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Ấm áp tình xuân với ngôi cổ tự ngàn năm

Hà Tĩnh: Ấm áp tình xuân với ngôi cổ tự ngàn năm

Hà Tĩnh: Chùa Thượng Huề sau 6 năm phục dựng

Hà Tĩnh: Chùa Thượng Huề sau 6 năm phục dựng

Bảo tháp Di Đà chùa Đại Giác công trình thế kỷ tại tỉnh Quảng Bình

Bảo tháp Di Đà chùa Đại Giác công trình thế kỷ tại tỉnh Quảng Bình

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Lễ chính thức Đại lễ Phật đản PL 2566 - DL 2022 tại Thừa Thiên Huế

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Một gia đình Phật tử ở Hà Tĩnh thiết lễ tắm Phật tại gia

Ý nghĩa của bảy bước sen

Ý nghĩa của bảy bước sen

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Thông tin về trang tin Người Phật tử

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Hạ thủy 7 đóa sen hồng trên dòng sông Hương

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới, tại sao lại như vậy?

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

Chùm ảnh lễ tắm Phật tư gia ở Bình Định

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN