;
Thí sinh Vua đầu bếp chia tay chương trình vì sợ sát sinh
Quả báo bệnh tật bị cắt dần tay chân do thích ăn thịt rùa
Đặt câu hỏi đó thành tựa đề bài viết này để thấy giữa hai thái cực thực tế & giải trí vốn đối lập và loại trừ nhau qua cách nhìn của một khán giả xem truyền hình. Trong hai thái cực ấy, chuyện tưởng thật lại hóa ra chuyện đùa và chuyện tưởng đùa lại hóa ra là cứu cánh cho chuyện thật! Vâng! Hai "ông vua" đầu bếp người viết muốn nói đến đã xảy ra trên truyền hình ! Một từ năm 2013 và một chỉ mới đây thôi, ngày 27/5/2016.
1- Vua Đầu Bếp Việt Nam (MasterChet)
Đây là chương trình truyền hình thực tế có nguồn gốc từ nước Anh có tên Master Chet do công ty BHD và đài truyền hình Việt Nam (VTV) mua bản quyền, hợp tác thực hiện. Mùa 1 phát sóng ngày 8/3/2013 với 37 thí sinh phải trải qua 20 kỳ thi (cũng là mỗi tập phát sóng hàng tuần trên VTV3). Thí sinh nhỏ tuổi nhất Phan Quốc Trí 19 tuổi và thí sinh cao tuổi nhất Triệu Xuân Bình 58 tuổi.
Ban giám khảo gồm: Luke Nguyễn, ngôi sao đầu bếp người Úc gốc Việt; Doanh nhân Hoàng Khải, chủ tịch tập đoàn Khaisilk và vị giám khảo nữ Phan Tôn Tịnh Hải, thạc sĩ ẩm thực và dinh dưỡng, chủ nhà hàng Tịnh Gia Viên - Huế.
Vua Đầu Bếp mùa 1 Ban giám khảo Luke Nguyễn, Phan Tôn Tịnh Hải và Hoàng Khải.
Từ tập thứ năm trở đi giám khảo (GK) Phan Tuấn Hải (các thí sinh thường gọi "Xếp Hải"), thay thế GK Hoàng Khải. GK Phan Tuấn Hải là bếp trưởng nhà hàng Unilever Food Solutions Việt Nam; thành viên BCH cộng đồng ẩm thực Sài gòn và Hiệp hội Các Đầu Bếp Đông Nam Á. (Xin nói thêm, ngay từ tập đầu tiên, GK Hoàng Khải có bất đồng quan điểm trong việc cho thí sinh ngô Thanh Hòa - người đạt danh hiệu Vua đầu Bếp ngay mùa này, thi lại sau khi anh xin BGK cho anh thêm một cơ hội. Hai vị GK kia đồng ý cho thi lại và tất nhiên, GK Hoàng Khải phản đồi bằng cách vắng mặt).
Nói sơ lược qua như vậy để chúng ta thấy hết sự bề thế và giá trị của một chương trình lớn, nghiêm túc như vậy, được rất nhiều người quan tâm như thế nào. Để từ đây, chuyện người viết muốn nói đến chính là sự việc xảy ra trong tập 7 của chương trình (phát sóng ngày 19/4/2013). Đây là vòng thi mang tên "Thử Thách", các thí sinh phải chế biến món ăn từ những con vật còn sống. Việc phải tự tay giết chết các con vật tội nghiệp đã khiến không ít các thí sinh tỏ ra lo sợ và e ngại ra mặt. Thí sinh trẻ tuổi khác, Lỗ Võ Bảo Lâm (Hà Nộ) chia sẻ: "Tôi thực sự sốc vì chưa bao giờ đụng tay vào những con vật sống. Cảm giác một tay cầm con ếch, một tay cầm con dao khá nặng nề, khi làm xong tôi thấy tội lỗi khủng khiếp. Tôi chỉ mong nấu không quá tệ chứ không mong là mình đi tiếp. Tôi có quan sát và nhận thấy Quốc Trí và nhiều thi sinh khác cũng như vậy".
Thí sinh Bảo Lâm cởi tạp dề từ giã cuộc thi sát sanh.
Bảo Lâm đã không đủ sự nhẫn tâm cũng như can đảm để giết thêm một con ếch nữa, chính vì vậy bạn đã làm món "ếch sốt kiểu Bỉ" quá sơ sài, không đạt tiêu chuẩn đề ra của BGK và đã bị đánh giá rất thấp, đành phải rời bỏ cuộc thi ngay sau đó. Bảo Lâm thật thà chia sẻ thêm với BGK rằng hồi đầu năm có đi chùa, hứa sẽ làm việc tốt, việc thiện, cho nên việc phải sát sinh một con vật còn sống đem lại cảm giác nặng nề, không còn đủ hào hứng để tham gia tiếp cuộc thi. Nói xong đôi mắt Bảo Lâm ngấn lệ ! Ngay cả thí sinh Thái Hòa cũng thế, đã bật khóc suốt quá trình chế biến món lươn của mình. Thế nhưng, các bạn biết không, trước sự chân thành, xót thương mạng sống con vật đến thế của Bảo Lâm, GK Tuấn Hải đã "phang" một câu hết sức bất ngờ, rất xa lạ với cương một vị giám khảo cần có và sự nhạy bén nhưng tế nhị cần thiết, nói chi tới kinh nghiệm hơn 20 trong nghề nấu ăn của mình truớc sự chân thành của một thí sinh đang rất cần sự động viên và chia sẻ của mình. Đó là "Em nói như vậy các đầu bếp đều tàn ác hết sao?" .Bảo Lâm nói ngay rằng: Không ! Em chỉ nói phần em thôi", "Xếp Hải" mới thôi. Phải chi vị giám khảo này có một câu rất đẹp, thực tế, nâng đỡ ước mơ của thi sinh của mình như GK Phan Tôn Tịnh Hải trước đó rằng "Không sao, em vẫn có thể theo chuyên môn nấu các món chay hoặc sau này kinh doanh nhà chay cũng được mà". Cũng từ khi đó đến hôm nay, qua ba mùa Vua Đầu Bếp Việt Nam tôi chưa lần nào mở xem nữa vì vẫn còn đó vị GK Tuấn Hải có cái đầu nóng kia.
Giám khảo Tuấn Hải.
2- Vua Đầu Bếp (Cười xuyên Việt)
Đây là một chương trình truyền hình thực tế theo trường phái sân khấu hài, do đài PTTH Vĩnh Long phối hợp cùng công ty truyền thông Khang (Kamedia) thực hiện, tìm kiếm tài năng có tố chất hài hước từ mọi miền tổ quốc nhằm đem lại tiếng cười sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc. Chương trình đã trải qua hai mùa thực hiện song song với phiên bảnh "Cười Xuyên Việt phiên bản nghệ sĩ".
Tập 1, phát sóng đêm 27.5.2016, thí sinh Tuấn Dũng thể hiện phần thi của mình bằng tiểu phẩm "Vua Đầu Bếp" rất xuất sắc, tạo được hiệu ứng tiếng cười từ khán giả xem ra rất đáng giá. Nội dung kể rằng Cua (nhân vật Tuấn Dũng thể hiện) là một người khuyết tật, mất cánh tay mặt và cùng sống trong ngôi trường với các bạn bè khuyết tật khác, Cua rất đam mê nấu ăn nhưng rất tự kỷ, không tự tin chính mình dù đang chờ kết quả tại cuộc thi do nhà trường tổ chức. Anh ta mơ màng thấy mình bị lợi dụng, buộc phải giết các con vật để được nhận là vua đầu bếp và được vào nhà hàng lớn với mức lương cao, Cua quyết liệt chống cự, nhất là cao trào bị buộc phài chặt cái càng con cua và khi nhát dao phụp xuống cũng chính là lúc anh ta tỉnh giấc mơ với một cánh tay trái cầm cuốn sách cũng khó nói chi cầm dao thao tác. Sau đó bạn bè, thầy cô báo tin vui Cua thực sự thi đậu!..Vốn trước kia, khi còn bán phá lấu dạo, khi đến nhận hàng tại một lò mổ heo, Cua nghe những tiếng lêu la đau đớn của chúng, động lòng từ có sẵn tự bao kiếp, anh ta dứt khoát không sát sanh nữa...
Vua Đầu Bếp Tuấn Dũng
Chi tiết này đâu có ai cười anh ta đâu, dù là tiếng cười của chính cái chất hài Tuấn Dũng đang thể hiện, thay vào đó là sự lặng im, đồng càm rất sâu lắng. Và đây mới chính là câu đáp án cho phần 1 Vua Đầu Bếp ( Master Chet) ở trên.
Vậy nhân vật hài Cua này có gì sai trái không khi động lòng trước những con vật sắp bị giết, chỉ mong muốn chỉ nấu những món chay và mở nhà hàng chay. Anh ta thực hiện mong muốn đó có phải thầm lên án "những đầu bếp khác là tán ác" như lời GK Tuấn Hải nói trên không? Không! Anh ta đang thực hiện theo lời GK Phan Tôn Tịnh Hải đấy chứ !
Trong các giáo trình Nghệ thuật sân khấu (NTSK) trong và ngoài nước xưa nay, từ NTSK tả thực hay ước lệ, chúng ta cũng đều dễ dàng nhận thấy phạm trù hài rất quan trọng trong định hướng tư tưởng cho các trường phái NTSK. Nếu bậc thầy sân khấu lỗi lạc của nước Nga Xtanixlapki từng nêu châm ngôn "không có cái tôi trong NTSK mà chi có NTSK trong cái tôi" hay " người diễn viên phải tự trang bị cho mình tất cả, từ lớn đến nhỏ,kể cả từ cái cúc áo", Ngay như Becton Brech (2898 - 1956), và nhật là trường phái NTSK hài Moliere ( 1622 - 1673).
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=jVOrjt751eA|500|500}
Như vậy cũng đủ thấy sân khấu hài có nghệ thuật, có định hướng, không dung tục, không dễ dãi và vô bổ. Vì thế sân khấu hài thường được quần chúng đón nhận vì nó rất gần gũi, nhất là trong giai đọn cực phân xã hội giàu nghèo, vua chúa lạm quyền xa dân. Điều này dễ thấy ở NTSK hài nước ta từ rất xưa, trong nghệ thuật Chèo và Hát Bội (đồng bào phía Bắc gọi là Tuồng).
NTSK hài ngày nay vẫn còn đó giá trị của nó và vẫn được xã hội đón nhận nồng nhiệt. Các đài truyền hình, các phương tiện giải trí phim ảnh, phát thanh cũng đều có sự sự đồng hành không thể thiếu của môn nghệt thuật độc đáo này. Ở đây, khi hài bị khai thác lố lăng, dung tục gây nhàm chán thì vẫn có nơi giữ gìn và phát triễn nó bằng định hướng nghiêm túc, không sử dụng ngôi sao, chỉ cần sự tham gai của nhân tố mới. Từ đó đã có xuất hiện những phong cách hài mới, đa dạng, phong phú nội dung. Trong góc độ tuyên truyền giáo dục xã hội, có những vấn đề sân khấu chính kịch không nói được hoặc hạn chế thì sân khấu hài làm được và làm rất thi vị tất cả.
Tóm lại, đem một tiết mục hài "Vua Đầu bếp" so sánh với "Vua Đầu bếp" Master Chet, thì đúng thật quá khập khiểng, vả lại bài viết này không phải chủ đích đó; nhưng đứng về góc độ phê bình, hoặc nêu lên một nhận định để nói thay sự thiếu sót của xã hội, của một vấn đề nào đó, thiết nghĩ cũng không có chi gọi là quá xa vời.
Xã hội hiện tại đang rất cần những Vua Đầu Bếp Hài, của Cua như thế để cây đời thêm xanh, để không khí chúng ta đang thở trong lành và nhất là ươm mầm chủng giống Từ bi lớn lên để mai này con người biết thương yêu nhau hơn.
Video clip về cuộc thi sát sanh tàn nhẫn.
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=3FtIdefasDU|500|500}
Tường Minh
Phật giáo luôn lấy sự giáo dục bằng tấm lòng từ bi làm đầu, lấy tắm lòng hỷ xã để ban vui. Trong khi xã hội lấy sự răn đe để áp đặt. Hành động cổ vũ cho sự giết chóc, cắt cổ trong các cuộc thi đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức sai lệch của thế hệ trẻ và người xem đài cũng bị tác động mạnh. Chính những cách làm này đã vô tình tiếp tay cho tâm ác nổi dậy và góp phần gây thêm hậu họa về nạn chém giết, cướp bóc tràn lan.
Thích 1 Trả lời 6/11/2016 5:31:15 AM