Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

‘Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo’ Hằng Vang phía bên kia triền dốc của cuộc đời

Tác giả Dương Kinh Thành
05:09 | 11/01/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Có lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người:

nhac_si_hang_vang_50_nam11_nguoiphattu_com1.jpg

Nhạc sĩ Hằng Vang thầm lặng cuộc đời để dòng nhạc Phật giáo bay xa

Trái tim! Nếu  nói về một sự tưởng thưởng  hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể  còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm, cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.

Thật vậy, nhạc sĩ Hằng Vang với bề dầy cống hiến, có thừa uy lực lẫn danh giá để đòi hỏi nhiều chức danh và ngay cả  lợi dụng vào vào đó để tổ chức hay cho mượn danh xưng giúp kẻ thời cơ làm những đêm văn nghệ đó đây, hưởng lợi  -  thế gian hiện nay gọi là “bầu sô” để tạo thêm danh giá và nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình. Người nhạc sĩ già của chúng ta đúng là một nhạc sĩ Phật giáo không hổ danh, vẫn hằng ngày sống khiêm tốn nơi một góc phố nhỏ của thành phố Cao nguyên Buôn Ma Thuột, quây quần bên con cháu và ngày hai buổi chay lạt thanh bần.

Phần thưởng, chức vị, hay danh xưng, ca ngợi rồi cũng ngủ im theo bao tham vọng của trần thế, nơi mà sự thương ghét, bè nhóm chủ nghĩa làm tiêu chí chủ đạo sống và có khi tiếm  danh “phục vụ Phật giáo”, đã từng làm tím ngắt, héo hắt bao trái tim người con Phật chân chính.

Chỉ một phần thưởng năm xưa của Viện Hóa Đạo, khi còn độ tuổi thanh xuân, tự mình gầy dựng nên tên tuổi cho mình và cho cả nền ca nhạc Phật giáo mai này; để từ cột mốc danh dự đó nhạc sĩ Hằng Vang đã củng cố thêm tài năng cũng như tên tuổi mình bằng tác phẩm Ánh Đạo Vàng bất hủ. Làm sao mà văn hóa văn nghệ Phật giáo chúng ta không khỏi hãnh diện  về điều này ?

Người ta thờ ơ, bỏ mặc công lao cống hiến của nhạc sĩ Hằng Vang bên vệ đường đầy lao xao thực dụng, thì  anh em văn nghệ sĩ- đạo hữu sẽ làm thay điều đó, những người còn mang trong mình một trái tim với nhịp đập từ tốn, đủ sức nuôi cho dòng máu trong sạch lưu thông trong cơ thể mình, cũng  có thể được xem như là tự an ủi nhau.

Và danh xưng “Nhạc Sĩ 50 năm Phật giáo” được ưu ái dành tặng riêng cho nhạc sĩ Hằng Vang là vậy, và duy nhất chỉ mỗi mình  nhạc sĩ có được. 50 năm không phải là con số ấn định cột mốc tuổi đời mà còn hơn thế nữa là một danh xưng xứng đáng cho một quá trình dài hơn tên tuổi của nhạc sĩ. Có thể đối chiếu với nhiều tên tuổi gọi là nhạc sĩ Phật giáo hiện nay, có người 40, 30, hay 10 năm vẫn nghiễm nhiêm trở thành một nhạc sĩ Phật giáo lớn có đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn ca khúc Phật giáo, thậm chí mua cả danh xưng hay danh hiệu một cách dễ dàng. Đó là lý do cho đến hôm nay chưa có ai có được một danh xưng đáng từ trái tim dành cho nhạc sĩ Hằng Vang như vậy.

nhac_si_hang_vang_50_nam11_nguoiphattu_com0.jpg

Người nhạc sĩ lão thành khả kính của chúng ta đã leo quá nữa con dốc cuộc đời, mang theo bên mình một hành trang nặng trĩu là những thành quả dành riêng cho âm nhạc Phật giáo. Chuyện cơm áo cuộc sống thường ngày đều do phu nhân và các con của mình lo liệu.Vì vậy nếu cảm ơn và tôn vinh nhạc sĩ Hằng Vang thì hơn nữa sự vinh hạnh ấy đều là của phu nhân và các con của nhạc sĩ.

Phía bên kia triền dốc cuộc đời, có lẽ người nhạc sĩ già của chúng ta sẽ chẳng còn sức để nhìn lại phía sau lưng mình với một đoạn đường dài nhiều khúc khuỷu và đầy gập gềnh trắc trở; hơn nữa nhìn lại sau lưng cũng có nghĩa là nhìn ngước lên phía trên triền dốc! Như thế sự ngán ngẫm sẽ càng làm cho tiếng thở dài thêm não nuột! Có lẽ giờ đây nhạc sĩ Hằng Vang cũng không còn cần thiết  để làm như vậy.

Có đôi khi, người nhạc sĩ già của chúng ta làm nhiều chuyện gây bực mình cho anh em trong nhóm, nhưng nghỉ kỹ lại thì đó lại là tấm lòng của  nhạc sĩ luôn vì anh em, nghỉ đến anh em trong bất cứ môi trường hay chương trình nào của âm nhạc Phật giáo và thẳng thắn lên tiến bênh vực cho nhau.

Người viết còn nhớ rất rõ khi một vị vừa tái “đắc cử” nhiệm kỳ lãnh đạo Văn hóa Phật giáo lần thứ hai, nhìn danh sách không có anh A, anh B,  nhạc sĩ Hằng Vang hỏi vì sao, vị tân lãnh đạo đó trả lời “Tôi không ưa thằng đó”- nguyên văn, nhạc sĩ tá hỏa nói lại với người viết trong trạng thái rất không hài lòng! Nhờ vậy mới thấm thía hơn câu nói của một vị lãnh đạo Phật giáo trẻ khách rằng “Anh biết đó, Phật giáo mà”, thật là…buồn muôn thuở!

nhac_si_hang_vang_50_namo_nguoiphattu_com0.jpg

May mắn làm sao, trong những tháng ngày bên  kia triền dốc cuộc đời, những tưởng nhạc sĩ Hằng Vang rồi sẽ mãi mãi đi vào quên lãng cho đến khi khuất dạng, thì Trung tâm Văn hóa Văn nghệ Phật giáo Nhất Chi Mai giúp sức  cho anh em  tề tựu, gặp gỡ người anh cả kính mến của mình nhân mùa Thành Đạo 2018 tại thành phố Buôn Mê Thuột, nơi mà lâu nay nhiều người còn gọi vui là thành phố buồn-muôn-thuở, nơi đó có ôm ấp một  nhân tài âm nhạc Phật giáo chúng ta đang nói đến.

Có mặt hôm nay mới thấy hết nét lung linh của tình nghĩa đạo bạn, của một sự ngưỡng mộ dành cho  nhạc sĩ. Ấn tượng nhất khi người viết đề nghị Quốc Vinh và Quốc Việt, hai người con trai của nhạc sĩ tự đàn và hát  một bàn nhạc của cha mình. Bất ngờ hai anh xin được hát bài “Ánh Đạo Vàng” một tác phẩm bất hũ và là niềm tự hào về cha  của mình.

Thế là tất cả các bàn tiệc chung quanh ai cũng cũng đều cất lên những ca từ bài nhạc vang danh ấy với hình bóng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo rạng rỡ ánh hào quang! Con trai, con gái kể cả dâu và rễ, cháu chắt đều góp lời ca chung, tạo nên bản hợp xướng tuy ngẫu hứng mà cảm động. Một góc trời của con phố nhỏ Buôn Ma Thuật rồi cũng sẽ khó có lại hình ảnh này.

nhac_si_hang_vang_50_namo_nguoiphattu_com1.jpg

Sau ngày Thành đạo rồi đến ngưỡng cửa mùa xuân Kỷ Hợi. Người em phương Nam – nhạc sĩ thường gọi người viết như thế, sẽ luôn cầu nguyện Tam Bảo gia hộ sức khỏe cho nhạc sĩ và gia đình, mong  nhạc sĩ  sống an vui với danh xưng rất đẹp không ai có: Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo, một phần thưởng cho 86  mùa xuân   trọn vẹn với quê hương và đạo pháp.

Người em phương Nam xa xôi 

nhất chi mai nhóm ảnh nhất chi mai ánh đạo vàng ca khúc ánh đạo vàng nhạc sĩ 50 năm phật giáo nhạc sĩ hằng vang hằng vang văn nghệ sĩ phật giáo văn nghệ phật giáo

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Thành bại của đời người gói trong một chữ...

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Đầu năm xin tặng 5 chữ làm vốn sống

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Đại diện duy nhất cho tôn giáo được vinh danh 'Công dân Thủ đô ưu tú' 2021

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Đôi dòng tiễn biệt Ca sĩ - Phật tử Phi Nhung

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Lời cầu nguyện cho Y bác sĩ

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Ngẫm về 'từ thiện và lương tâm'

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Vũ Quốc Cường - tên anh sáng cõi đời

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Ấm tình ngày ấy năm xưa

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

Tấm lòng tưởng nhớ nhạc sĩ Hằng Vang

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

'Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác con thuyền thanh lương'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

KTS Võ Trọng Nghĩa: 'Kiếp này kiến trúc sư chỉ là việc phụ, giữ giới, hành thiền quan trọng hơn'

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Người lái đò sống mãi tuổi hai mươi !

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN