nguoiphattu.com “Tôi không khuyến khích việc người dân treo đèn lồng dịp Tết bởi nó chắc chắn không phải văn hóa Việt Nam. Cái gì đó mà nó cứ thẩm thấu dần, trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc, hoàn toàn không tốt.
Trong dịp Tết vừa qua, một số báo chí đưa câu chuyện một Tổng lãnh sự quán một nước châu Âu đóng tại TP HCM gửi thiệp chúc Tết cho các nhà báo với dòng chữ Happy Chinese new year (Chúc mừng Tết Trung Quốc). Một số du khách, người dân các nước trên thế giới cũng vẫn gọi Tết Nguyên đán của Việt Nam là “Chinese new year”... Lỗi này do đâu?
Trao đổi với Kiến Thức, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng sự nhầm lẫn Tết Nguyên đán của người Việt là “Tết của Trung Quốc” không hoàn toàn là sự hiểu lầm vô ý vì thực tế Tết Nguyên đán của ta là ảnh hưởng từ niên lịch của Trung Quốc. Thế nhưng, cái Tết đó đã được người Việt Việt hóa với cách ứng xử khác, phong tục khác và trở thành Tết của người Việt Nam.nguoiphattu.com “Người Việt Nam có Tết khác là Tết đón mưa như của người Đông Nam Á nhưng đến khi bị Trung Quốc xâm lược, đất Việt Nam đã lấy Tết Nguyên đán làm Tết của mình. Tuy cùng một thời điểm nhưng cách ứng xử với cái Tết của người Việt Nam hoàn toàn khác với Tết của Trung Quốc nên nó trở thành Tết của người Việt Nam với những nét đặc trưng riêng” - ông Biền cho biết.
Bao lì xì Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam dịp Tết. (Ảnhminh họa)
Cũng theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, Trung Quốc là một nước khổng lồ, là trung tâm văn minh của nhân loại nên việc các nước xung quanh chịu ảnh hưởng nền văn hóa của nước này là bình thường, nhất là nước Việt Nam từng có 1000 năm Bắc thuộc. Điều này, không ảnh hưởng đến tâm hồn người Việt bởi người Việt đã chấp nhận thời điểm khởi đầu của một năm như vậy nhưng họ ứng xử xử theo cách riêng để nó đúng là cái Tết của người Việt Nam. Việc một số du khách, người dân, thậm chí những người ở các nước trên thế giới làm việc tại Việt Nam còn hiểu Tết Nguyên đán của người Việt là “Chinese new year” là do họ chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, đặc trưng của Tết Việt Nam. Theo đó, các cơ quan ngoại giao, cơ quan liên quan phải có trách nhiệm nói rõ vấn đề này cho người nước ngoài hiểu.
“Văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt”
Cũng trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân một số địa phương vô tình mua phải loại đèn lồng Trung Quốc có chữ “Tam Sa” về treo. Tuy nhiên, ngay sau khi biết thông tin này, họ đã không sử dụng loại đèn lồng này hoặc dán cờ đỏ sao vàng lên đèn để trang trí.
Nhiều nhà văn hóa, lịch sử rất phẫn nộ trước việc Trung Quốc đưa đèn lồng in dòng chữ “Tam Sa” vào Việt Nam. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, phía Trung Quốc đã và đang dùng mọi hành vi tinh vi, thâm hiểm với Việt Nam. “Việc in bản đồ có hình lưỡi bò hay những dòng chữ “Tam Sa” hay “Nam Sa” trên bản đồ, hàng hóa tuy nhỏ nhưng là việc làm thâm độc bởi nếu để lâu, nó dễ mặc định như một điều tất yếu. Đây là thủ đoạn thâm độc nhằm phá hoại một cách cố ý”, giáo sư Lan bức xúc.nguoiphattu.com
Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, những người làm quản lý cần phải có trách nhiệm hơn trong công tác tuyên truyền, kiểm soát hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Người dân không có lỗi trong chuyện này bởi khi chưa có thông tin khuyến cáo về sự độc hại, họ thấy bán thì dùng.
Đèn lồng được người dân dán cờ đỏ sao vàngở khu dân cư Quán Toan,quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, ông Biền cho biết, văn hóa treo đèn lồng không phải của người Việt Nam nên những người hiểu biết sẽ không thích thú với việc này.
“Tôi không khuyến khích việc người dân treo đèn lồng dịp Tết bởi nó chắc chắn không phải văn hóa Việt Nam. Cái gì đó mà nó cứ thẩm thấu dần, trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc, hoàn toàn không tốt.
Sở dĩ, vùng từ Quảng Nam trở vào sử dụng đèn lồng nhiều trong dịp lễ tết là do trước đây có người Minh Hương - người Trung Hoa lưu lạc sống. Sau này, nhóm người này thành người Việt nhưng vẫn giữ lại những tác phong của người phong kiến.
Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc rất cao nên khi biết rằng, cái đó là kế thừa của người Trung Hoa, họ sẽ chấp nhận và từ bỏ nhưng cần phải có cái gì khác thay thế. Điều này, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghĩ tới trước và định ra được cái gì thay thế”, nhà văn hóa Trần Lâm Biền phân tích.
Để đưa ra một hình thức thay thế cho những cái gỡ bỏ, ông Biền cho rằng, không thể lấy ý kiến chủ quan của một cá nhân để áp đặt mà phải có sự chỉ đạo của Bộ văn hóa, phải tập hợp các nhà nghiên cứu lại, đưa ra các ý kiến, thảo luận rồi mới đưa ra một hình thức phù hợp nhất.nguoiphattu.com
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hà Book cũng không ủng hộ việc treo đèn lồng của Trung Quốc. "Chúng ta phải tự sản xuất đèn lồng của người Việt, treo đèn lồng của người Việt chứ nếu không sẽ tự biến thành của nguời Trung Quốc" - ông Hùng nói.
Không nên dùng cái gì mình không biết
Không chỉ đèn lồng, trong dịp Tết Nguyên Đán, bao lì xì của Trung Quốc cũng xuất hiện nhan nhản trên thị trường Việt Nam. Tuy chưa phát hiện ra điểm bất thường của những dòng chữ in trên vỏ bao nhưng nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng chúng để thể hiện sự tự tôn của dân tộc.
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, việc dùng bao lì xì dịp Tết cũng là ảnh hưởng của người Trung Quốc nhưng người Việt đã chuyển hóa thành của người Việt. Do sự tác động, phát triển của kinh tế thị trường nên bao lì xì bây giờ cũng khác ngày xưa nhiều. Điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội và tiện lợi cho người dân nhưng cần đẩy mạnh chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước để đẩy hàng của Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam.
“Ngày tôi còn bé, người lớn thường dùng giấy màu đỏ gấp đồng tiền nhỏ vào đó thể hiện năm mới hạnh phúc, may mắn. Những chiếc bao lì xì được in ấn, đóng gấp đẹp đẽ trong thời kỳ kinh tế thị trường mới có và nó thể hiện sự tiện lợi. Nếu có tổ chức nào trong nước mà sản xuất được mặt hàng này thì không có vấn đề gì. Người Việt sẵn sàng dùng thôi nhưng khi in ấn phải đẹp, hấp dẫn”, ông Biền nói.
Để chống lại sự lấn át của bao lì xì Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hà Book đã phát động phong trào dùng bao lì xì thuần Việt trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
Ông Hùng cho biết, việc dùng những sản phẩm của nước ngoài, in chữ nước ngoài mà mình không hiểu rất nguy hiểm. Do không biết, nên có thể vô tình bị đối tượng xấu nào đó lợi dụng. Vì thế, ông đã phát động mọi người dùng bao lì xì thuần Việt để kêu gọi mọi người quay về cái gốc văn hóa tinh túy của người Việt Nam.nguoiphattu.com
“Những sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, in chữ nước ngoài nếu ta không hiểu rõ thì không nên dùng bởi nó rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người cũng như nền văn hóa, kinh tế của đất nước.
Người Việt Nam có 4000 năm lịch sử, văn hóa Việt Nam rất đáng trân trọng nên mình không nên dùng cái gì của người khác trong khi mình có. Người Việt dùng hàng Việt là thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ủng hộ các doanh nghiệp trong nước.
Người Việt, không phải ai cũng nghèo, ai cũng ham rẻ, ham hàng lậu nhưng muốn thay đổi tư duy của người dân cả nước thì phải có thời gian, phải làm từng bước. Khi có ai đó phân tích thấy rõ được cái đúng cái sai… người dân ắt sẽ thay đổi dần dần”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, muốn toàn dân có ý thức dùng hàng Việt, trước tiên phải tác động thay đổi tư duy những người đứng đầu các địa phương, các doanh nghiệp. Người dân có thể không biết nhưng khi lãnh đạo nhận thức đúng thì họ sẽ làm cho những người dân ở hiểu và thay đổi. Có thể thời gian đầu chỉ một vài tỉnh nhưng 5-10 năm sau người dân cả nước sẽ thay đổi.