;
Những đặc điểm của vùng đất trên đây rất phù hợp với sự yên tĩnh của người tu hành, tạo nên sự huyền bí màu nhiệm linh thiêng được đông đảo mọi trong cả nước biết đến, vì vậy mà trở thành tầm cỡ quốc gia và có mối quan hệ quốc tế, nên thường xuyên đón khách đến lễ Phật, cầu tự, cầu an, cầu siêu, tham quan, văn cảnh, để lại bút tích gắn với sử sách.
Năm 1631 – 1633, có vị Thiền Sư Chuyết Công hay còn gọi là Chuyết Chuyết, có tên là Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trùng, pháp hiệu Viên Vân (1590 – 1644) người tỉnh Phúc Kiến Trung Hoa thuộc dòng Thiền Lâm Tế cùng các đệ tử qua Chiêm Thành Đại Việt (vì có mối quan hệ lịch sử) nên thầy trò ghé vào Chùa Thiên Tượng trụ trì Hoằng Pháp 3 năm đào tạo được nhiều nhân sinh, rồi giao chùa cho Thiền Sư Minh Hành vân du ra Bắc, điểm dừng chân cuối cùng tại Chùa Bút Tháp và Chùa Ninh Phúc. Ngài viên tịch ngày rằm tháng 7 năm Giáp Thân (1644), hưởng thọ 55 tuổi, do công đức hạnh của Ngài nên được nhà Vua phong hiệu “Minh Việt Phổ Giác, quảng tế, đại đức Thiền Sư” (Trích Việt Nam Phật Giáo sử luận tập II).
Năm Minh Mệnh thứ 17, biểu tượng chùa Thiên Tượng được khắc vào anh Đỉnh trong hệ thống cửu đỉnh.
Năm Thiệu trị thứ 3, khi bắc tuần nhà vua làm thơ vịnh thơ này được chép trong “Thánh chí thi tập”
Năm Tự Đức thớ 3 nhận núi Hồng Lĩnh là danh Sơn Hà Tĩnh ghi vào điển thờ.
Các nhà chức trách và khoa bảng nổi tiếng viếng Chùa như cụ: Nguyễn Công Trứ, Phạm Sư Mạnh, Trần Sỹ Dực, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Văn Cơ, Trần Phương Bình, Đào Tấn vv… đã ghi bút tích bằng thơ tâm sự, tôn vinh khi hưng thịch và than phiền khi hoang tàn đổ nát có lời kêu gọi phục hồi.
Năm 1885 thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nơi đây được các nhà tu hành yêu nước bảo vệ bí mật, sơ sở hoạt động chống đế quốc, in ấn tài liệu, trợ cấp tiền gạo. Vì vậy mà ngôi chùa bị đốt phá, hành hạ tăng ni, tàn sát đạo hữu đe dọa việc tu hành, làm cho ngôi chùa trở nên phế tích lần thứ nhất.
Sau 16 năm phế tích cụ Đào Tấn – Tổng đốc An Tịnh đến viếng Chùa cảm động có bài thơ dài, bức xúc, hô hào khách thập phương đóng góp công đức để phục hồi. Nhờ vậy mà ngôi Thượng Điện được xây dựng theo kiểu chống tàn phá nên tồn tại đến ngày nay.
Năm 1930-1931, lại diễn ra tương tự, lần thứ hai tiếp tục ngôi Chùa bị đốt, tăng ni lại bị hành hạ, nghiêm cấm việc hoạt động, may mà ngôi Thượng Điện còn tồn tại nên việc hoạt động ở đây làng phải giao cho sai Chùa duy trì
Năm 1946 lại diễn ra phá hoại lần thứ ba, do nhận thức của số người chống mê tín, dị đoan, tả khuynh nên nghiêm cấm mọi hoạt động đề ra chủ trương hợp tự. Tượng Phật chuyển về Chùa Long Đàm, thì năm 1950 xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ tượng Phật bị thiêu rụi. Quả chuông lớn nhất cũng bị tiêu tán, từ đây chùa vắng lặng người qua lại, trở nên phế tích (1946 – 1988) 43 năm.
Tháng 4 năm 1988, từ nơi đây đống gạch vụn, cây hoang cỏ dại bao phủ, kể cả trên mái Thượng Điện, thành rừng cây. Nhưng cây hương ngọn khói và công sức của ngững người dân bản xứ tự nguyện quyết tâm cứu vãn ngôi Cổ Tự bị nhiều tai vạ, Tiếng lành đồn xa dần dần khách về chung tay góp sức, đồng thời nhờ sự quan tâm của các cấp và năm 1994 có nhà xin về trụ trì, ngày đêm do vậy mà ngôi chà ngày càng khởi sắc. Sau 16 năm khôi phục (1988 – 2004).
Nhờ hồn thiêng sông núi và các vị Phật, Thánh Tăng linh thiêng.
Ngày 26/3/2004, năm Giáp Thân lại trùng hợp với năm 1644 năm Giáp Thân Thiền Sư Chuyết Công Viên Tịch. Vừa tròn 360 năm tượng trưng cho 360 ngày mỗi năm của dòng chảy tâm linh về với ngôi Cổ Tự mà các chư vị sư tổ đã xây đắp nền móng chuẩn mực để hành đạo, tiếp nối với thời gian như có giác linh của các vị về chứng minh, cả Thị xã Hồng Lĩnh rạo rực niềm vui chào đón đoàn đại biểu từ Trung Ương đến địa phương cùng với tăng ni phật tử và nhân dân đến dự lễ rước bằng di tích Quốc Gia đặc biệt là có Thượng Tọa Thích Thanh Phúc – Trụ trì tại ngôi Chùa nơi Thiền Sư Chuyết Công viên tịch, trước ngôi tam bảo Thiên Tượng Tự khói hương nghi ngút, khi bằng được đặt vào vị trí trang trọng của ngôi Chùa, Thượng Tọa thay mặt cho các vị tăng ni do Trung Ương giáo hội cử về dự, có lời phát biểu cảm tưởng, điểm lại vị trí tầm cỡ và danh tiếng của ngôi Chùa Thiên Tượng thì không nơi nào có được.
Kể từ năm 2004 trở đi ngôi Chùa đã có bộ hồ sơ do bảo tàng Hà Tĩnh lập để trình xếp hạng di tích Quốc Gia là cơ sở pháp lý đủ điều kiện để xây dựng và phát triển xứng đáng với giá trị lịch sử để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tỏ lòng thành kính đối với đức Phật, tri ân các vị Sư Tổ và các bậc tiền nhân có công gây dựng, bồi đắp để có những kết quả như ngày nay, hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại.