;
>Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề
>Tứ Diệu Đế qua con đường Mật tông
>Thiền quán mật Chú Chuẩn Đề qua Kinh Bát Nhã( Phần1)
>Hương vị chân như - Thiền quán mật chú Chuẩn Đề
Trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề, người hành giả phải kết hợp với Thiền Tông (Hiển giáo). Hai pháp môn này phải là một vì phải đạt được hiển mật viên thông tâm yếu mới thành Phật. Người hành giả phải thấy tánh tâm của mình. Phải biết thân tướng của mình là do duyên hợp lại, giả có. Đó là thân tướng, còn về mặt tâm thức, người hành giả cũng phải hiểu ngộ nhìn thấy những niệm lăng xăng trong tâm ta, trong tư tưởng của ta. Phải nhìn thấy tất cả các tướng, vạn pháp bằng sự chân thật của mình. Sống một đời sống tu hành chân thật, lấy những niệm tưởng lăng xăng khổ đau thành những phương tiện tu hành để đưa con người thoát khổ, có cuộc sống chân hạnh phúc.
Để đạt những điều trên, hôm nay, với tấm lòng chân thật của mình, xin thể hiện Mật chú Chuẩn đề qua lời dạy của người xưa, chân thành thể hiện Chứng Đạo Ca qua Mật Chú Chuẩn đề.
Đây cũng là một loại tư tưởng nhỏ bé của tôi, viết với sự chân thật của chính mình hầu giúp chia sẻ với những ai hữu duyên với điều chân thật đó.
Tác phẩm Chứng Đạo Ca là một tác phẩm ghi lại những lý sự viên dung chứng đạo của Thiền sư Huyền Giác. Là một tác phẩm rất hay, đem lại lợi ích rất nhiều cho nhân loại.
Thiền sư Huyền giác sinh năm 665 (TL), tịch năm 713 (TL). Tác phẩm Chứng Đạo Ca này và thân thế của Ngài Huyền Giác đã có rất nhiều vị đã nói ra. Nay ở đây chỉ dẫn giải sơ lược mà thôi. Ở đây, chỉ ghi lại lời người xưa để thể hiện qua pháp tu Hiển mật Viên Thông (Pháp tu Chuẩn đề). Để giảm bớt những phần văn tự, tạo những tư tưởng đơn giản, gọn nhẹ nhằm để người hành giả dễ thể hiện pháp tu.
Mong quí đạo tâm hoan hỉ, an lạc!
CHỨNG ĐẠO CA
PHẨM THỨ NHẤT
Chánh văn:
1.“ Quân bất kiến!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn
Vô minh thực tánh tức phật tánh
Huyễn hóa không thân tức pháp thân”
Dịch:
1.“Anh thấy chăng!
Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức Phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân”.
Mở đầu bài chứng đạo ca, Ngài Huyền Giác rất từ bi đã thể hiện, chỉ rất rõ ràng đã chỉ ngay tức khắc. Ngoài những hình danh, sắc tướng ngay trong câu “Anh thấy chăng”, ngài muốn ta trực chỉ, trực ngay chỗ đó là cái sự biết không nhiễm ô một trần nào cả. Cũng như những vị Thiền sư ngày xưa, khi có một vị Thiền giả nào đến hỏi đạo, các ngài chỉ dùng một chữ Chỉ, hay đánh, la hét để nhằm chỉ ngay chỗ đó. Chỉ có ba câu thôi “Anh thấy chăng”, ngài đã chỉ thật rõ ngay đây. Nó không qua một thứ lớp nào cả, không để cho người “Tâm” kịp sinh nở. Ngay câu “Anh Thấy Chăng” ta trực nhận ngay đây thì ly tất cả những phân biệt. Vì không kịp phân biệt sinh tâm, không kịp suy nghĩ một điều nào. Ngay đó, ngài hỏi rất chân thật. Vừa hỏi, vừa chỉ cái thường biết không sinh diệt đó.
Đây là một cái lý nói về sự thường biết, vô chấp. Cho nên, người hành giả nên “Biết” cái biết không sinh diệt trên bằng cách khi biết rồi hãy thoải mái với cái biết đó, đừng suy nghĩ rằng ta đã biết. Ngay đây, nói trên mặt văn tự thì rất hay, rất dễ nhưng khi vào tu thì phải tĩnh tâm, nhẹ nhàng, thoải mái, tỉnh giác để nhìn thấy nó. Cho nên, ở đây, hướng dẫn quí đạo hữu nên kết hợp với Mật chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.
Khi người hành giả đã giải được “Ngộ lý” trên thì cứ một mực miệt mài, chuyên niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Vì Thần chú này nó cũng không có nghĩa gì đề người hành giả phân biệt. Và chỉ một mạch niệm có một câu thôi. Nó dễ đưa đền chỗ tĩnh giác. Khi người hành giả chuyên tu như vậy, cứ niệm như vậy đến một lúc tự nhiên không còn chấp là ta đang thực hành phép niệm. Sự khó khăn cực nhọc đã được hòa tan với “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Bắt đầu sự huân tập đó đã thuần thục, người hành giả không còn niệm nữa nhưng nó vẫn niệm. Và không còn thấy sai, đúng trong âm của Thần chú. Có khi người hành giả đếm 1, 2, 3 hay nói một câu gì đó không phải là thần chú Chuẩn Đề nhưng vẫn biết đó là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.
Ngay đây, người hành giả nên cứ cho những niệm tưởng thoải mái, cứ tự do thể hiện. Nhưng mà tâm vẫn thường biết Thần chú Chuẩn đề vang lên trong những niệm tưởng đó.
“Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân
Tánh thật vô minh, tức Phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân”
Người hành giả thường biết như vậy thì tất cả các tưởng vọng tướng cùng chơn đều là hư danh, giả tướng thôi. Từ đó mới có tánh không huyễn hóa, không nặng nhọc ở hai bên thiện ác, vô minh, chơn vọng.
Người hành giả tu mật chú Chuẩn Đề, các tướng cũng không còn có Thiện ác, hư vọng, chơn giả… Mỗi mỗi niệm tưởng đều là giác niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây, những hoa đớm, những niệm tưởng đó nó sẽ niệm Thần chú Chuẩn Đề cho người hành giả. Lúc đó, cái thường biết là chơn thần chú, là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Ngay đây, người hành giả đâu còn chỗ tu nữa. Vì không còn “Trừ vọng tưởng, cũng không còn cầu chân tánh thật của sự vô minh” nó cũng như Phật tánh. Ngay chỗ đó là chỗ chơn niệm Thần chú Chuẩn Đề.
Trước ngay chỗ khởi niệm một vấn đề, một niệm nào đó đã có sự biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cái sự biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” cũng hòa tan trong cái thường biết đó.
PHẨM THỨ HAI:
Phần Chánh Văn:
“Pháp Thân Giác Liễu Vô Nhất Vật
Bổn Nguyện Tự Tánh Thiên Chân Phật
Ngũ ấm, phù Vân Không Khứ Lai
Tam Độc, Thủy Bào Hư Xuất Một”
Dịch:
“Pháp Thân Giác Rồi Không Một Vật
Sẵn Nguồn Tự Tánh Thiên Chân Phật
Năm Ấm, Mây Trôi Qua lại Suông
Ba Độc, Bọt Nổi Luống Không Mất”.
Giảng:
“Pháp Thân Giác Rồi Không Một Vật
Sẵn Nguồn Tự Tánh Thiên Chân Phật”
Ở đây, nói “Pháp Thân Giác Rồi Không Một Vật”, vậy chứ “Pháp Thân là cái gì?” Nói đến Pháp Thân thì ngay chỗ đó không còn cái gì cả. Không một vật, bặt tất cả những suy nghĩ, không còn sự phân biệt, không ta, không người, không vật. Người hành giả tu trì một thời gian qua rồi đến một lúc họ tự rủ bỏ tất cả những gì trong tâm thức họ, rũ bỏ tất cả vạn pháp, ngã và sở. Họ đã đi vào sự huân tập trí huệ sâu kín. Họ tự hiểu, tự quán soi các tướng, các pháp đều do sự giả hợp, giả có tạo nên giả danh.
Khi quán soi như vậy rồi, đến lúc đó, người hành giả bắt đầu thể nhập cái biết hằng có. Cái biết này ở khắp mọi nơi, mọi khía cạnh. Biết mà không phân biệt, tự nhiên như nhiên. Tùy duyên mà hóa độ. Niệm giận lên mình cũng biết, niệm vui cũng biết. Tất cả những niệm tưởng cùng sự vật đến đi đều biết cả nhưng không phân biệt. Không phân biệt thì sắc đâu có cản trở. Khi thấy hoa hồng rồi phân biệt hoa tốt, xấu thì ngay chỗ đó sắc tướng của hoa sẽ hình thành che bít, cản trở, chấp cứng chỗ đó. Thọ cũng vậy, khi đã phân biệt hoa tốt xấu rồi thì nảy sanh ra yêu ghét. Yêu thì muốn giữ, ghét thì muốn bỏ, cảm, thọ tạo nên tướng cảm xúc che đậy giác trí, khiến ta bị nhốt, bị giữ lại ngay đó. Rồi cũng ngay đó, Tham, sân, si sẽ nổi dậy, ba độc hình thành.
Chỉ có một cánh hoa thôi mà thế giới, vũ trụ hình thành. Một cánh hoa thôi mà ta phân biệt như trên thì thiên biến, vạn hóa, ngũ ấm sẽ hình thành. Như trên, sắc, thọ đã hình thành. Khi sắc, thọ hình thành rồi thì “Tưởng” sẽ tiếp nối. Tưởng tưởng phân biệt, đối đãi, so sánh, cánh hoa này xấu hơn cánh hoa kia. Hoa này mau tàn, hoa này tươi tốt, từng diễn biến sẽ hình thành các tướng. Đem hình ảnh quá khứ đến so sánh hình ảnh hiện tại, mơ ước, chói bỏ hình ảnh vị lai. Và từ đó, tham, sân, si, Tam độc cũng hình thành. Đã hình thành như vậy rồi thì niệm tưởng lăng xăng sinh diệt trùng trùng niệm niệm sinh diệt. Ngay đó, “Hành” sẽ hành thành. Qua những niệm tưởng sinh diệt đó sanh ra tham, sân, si. Sắc, thọ, tưởng, hành, các tướng, các pháp hình thành để hình thành vọng tưởng, vọng nghiệp. Ngay đó, thức, sự phân biệt hiện hữu, hình danh sắc tướng, thế giới hình thành.
“Vạn vật Duy Tâm, Vạn Pháp duy Thức”. Người hành giả tu hành, dung trí huệ bát nhã soi thấu vạn vật, vạn pháp như thế đó. Từ đó, họ tỉnh giác. Cái chơn biết, hằng biết sẽ hình thành nên cái “Đại ngã” pháp thân vô biên. Cái biết đại ngã pháp thân đó, không có một vật nào là không có trong đó, có đủ tất cả gòi là “Viên Giác” tròn đầy. Và cũng không có một vật nào trong đó cả, vì tất cả chỉ là một vô ngã. Mà pháp thân đại ngã này nó cũng sẵn có tự bao giờ.
Khi người hành giả biết Ngũ ấm Sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì ngay lúc đó nó không đá động gì đến cả. Mọi vấn đề đều hóa giải, thể nhập vào cái hằng biết cà. Cho nên nói: “Năm ấm, mây trôi qua lại suông. Ba độc, bọt nổi luông còn mất”.
Hòa nhập vào cái hằng biết thì không còn ngã, ngũ ấm không có tướng, không có người, không ta, không năng, không sở thì ba độc cũng không còn. Chúng ta đã thấy nó chỉ là duyên hợp cả, chỉ là bọt nổi, mây trôi thì ngay đó tự tánh thấy hằng biết đã thể nhập. Ba độc, ngũ ấm không còn hại ta nữa. Cũng ngay nơi ấm đó, ngay nơi độc đó mà ta trở về thể nhập. Không có ba độc, ngũ ấm nào khác cả. Đây là một tác phẩm Chứng đạo ca, là một thể sống chân thật, tự tánh giác hằng có của mình chứ không phải học chứng đạo ca là để biện tài, lý luận theo văn tự. Vì văn tự không thể nói lên những điều chân thật trên.
Khi học là tự mọi người hãy lắng lòng, tỉnh giác, buông bỏ, nhìn thấy từng vọng niệm lăng xăng trong đời sống mình. Nó chỉ là duyên hợp, giả tướng, không thật thể. Buông xuống như vậy cũng như một người bình vị, sống an lạc đạo, chỉ nhận ở nơi mình “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Trong từng giờ phút chỉ biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Lâu ngày huân tập như thế cái biết “Úm chiết lệ, Chủ lệ, Chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” sẽ thuần thục và từ từ nó sẽ hòa nhập, tan biến trong những vọng niệm. Khi những vọng niệm lăng xăng nổi lên thì cái biết Thần chú Chuẩn Đề sẽ hiện lên. Cái biết đó nó không phân biệt niệm ấy là xấu, là tốt, là không, là có, cũng không phân biệt. Năng sở thì lúc đó cái biết hằng có tánh giác tánh giác thể hiện. Khi đó, cái biết đó cũng có không có biết là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” nữa. Vì ngay đây, mọi cái vọng niệm đều là “Úm chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì chỉ có một chơn niệm đó thôi chính thật các pháp là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” (Có cả thảy sự vật là Tâm). Và ngay đó, không có niệm nào khác hơn “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Mọi vấn đề, mọi giác niệm, vọng niệm đều là thần chú cả. Đây là “ly tất cả Pháp là tánh”. Ở đây mọi pháp không đá động gì đến ta cả. Vì ta là cái hằng biết đó. Ngay đây có đủ: Thường, lạc, ngã tịnh. Phẩm này nên tỉnh giác tu học sẽ giúp chúng ta lợi ích rất nhiều.
Quý vị Phật tử và bạn đọc quan tâm về pháp môn Mật Tông Chuẩn Đề
Xin mời ghé thăm http://www.tammat.net