;
Tuổi học trò, Lê Hữu Trác vốn là một nho sinh nổi tiếng học giỏi, kiến thức sâu rộng, thông tường địa lý, y lý, thiên văn; tuy nhiên, con đường học hành thi cử của người cũng lắm gian nan, lận đận. Là anh em con thúc bá cùng trường lớp với Lê Quý Đôn; năm 20 tuổi, Lê Hữu Trác thi đỗ tam trường; 26 tuổi, người từ bỏ chốn kinh thành, trở về quê ngoại cùng các anh phụng dưỡng mẹ già tại làng Bàu Thượng, xã Tịnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Sơn Quang, trấn Nghệ An (nay là thôn Bàu Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ông đã mất tại đây vào Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 4 (1791), hưởng thọ 67 tuổi; cũng có tài liệu dẫn ông sinh ngày 12/1/1720 - mất ngày 15 tháng Giêng năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi.
Truyền thuyết kể: Bà Đăng Phùng Hầu (mẹ đẻ bà Bùi Thị Thưởng là thân mẫu đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác) kế thất tã hữu điển quận công Bùi tướng công đã tác thành, lập ra chùa với tên chữ Tượng Sơn tự để làm nơi tu niệm; đến lúc qua đời, mộ bà được an táng giữa đỉnh núi Seo Tượng ngay phía sau chùa Hiện Hữu.
Dòng họ Lê Hữu ở Hương Sơn đã cùng với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, anh trai Lê Hữu Tán và mẫu thân bà Bùi Thị Thưởng hoàn tất công cuộc xây dựng chùa với mục đích dưỡng tâm thờ Phật, đồng thời cũng là để quy y phụng thời liệt tổ nội ngoại họ Lê Hữu và họ Bùi có tổ gốc ở huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đời Tự Đức, năm thứ 23 từ tháng 5 năm Canh Thìn 1880 đến tháng 10 năm Tân Tỵ 1881, sau 46 năm, chùa được thiền sư Thích Quảng Vận trùng tu lần thứ 2. Cũng vào những năm này (1760 - 1786), Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian lưu lại chùa mở phòng mạch chữa bệnh cho dân, chủ yếu là dân nghèo làng vạn chài mưu sinh bằng nghề đánh cá dọc sông Ngàn Phố, phần thì dành thời gian để hoàn chỉnh bộ Bách khoa Tùng thư: “Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập với 66 quyển bằng chữ Hán nôm về y học. Vào những năm cuối đời từ 1780 - 1791, cũng vẫn tại mảnh đất thiêng của chùa, ngài đã biên soạn bổ sung thêm các cuốn “Y Trung quan kiện” (1780), “Y Hải cầu nguyện”, “Thượng kinh ký sự” (1783), “Vận khí bí điển” (1786).
Thiền sư Phổ Quang, thiền sư Quảng Vận không những đã có công lớn 2 lần trùng tu kể từ ngày bà Tham đốc quận công tác thành, khởi dựng chùa mà còn làm cho đạo tràng phát triển, thiện tín tôn sùng, tiếng tăm thanh thế chùa được lan truyền khắp vùng xứ Nghệ, xứng đáng với bức hoành phi treo giữa chính điện “Vô thượng y vương”, có nghĩa là: ông tổ ngành y tại chùa này chỉ có một.
Sau 9 năm, chùa vắng bóng sư trụ trì (1928 - 1937). Để củng cố đạo tâm, duy trì chính pháp, ngày Rằm tháng 7/1937, dòng họ Lê Hữu của Hải Thượng Lãn Ông tại Hương Sơn đã khai đàn 3 ngày đại lễ cầu siêu độ cho gia tiên, đồng thời thỉnh cầu sư thầy Thích Thanh Đặng từ chùa Đá - Vinh lên chủ trì; được một thời gian, sư thầy lại phải trở về vì sư cụ chùa Đá viên tịch. Năm 1940, dòng họ Lê Hữu lại thỉnh sư thầy Tịnh Minh lên trụ trì, tại đây, thầy đã thu nạp một đệ tử là Tâm Châu thế danh Phan Công Bình cho đi Học viện Phật giáo Huế tu nghiệp 2 năm.
Năm 1946, Hòa thượng Thích Kim Chương viên tịch, thầy Tịnh Minh lại phải về trụ trì chùa Diệc Cổ; thầy có nhờ 2 ni sư Đàm Minh, Đàm Thành ở chùa Số 4 - Vinh lên thay.
Tiết thu năm Mậu Tý 1948, tăng gia và cư sĩ Hương Sơn tổ chức 1 tháng an cự do Thượng tọa Thích Mật Thể (đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập) làm giáo thọ và cũng kể từ thời gian này, dòng họ Lê Hữu đã nhường ngôi chùa cho tăng gia Nghệ Tĩnh làm Tùng Lâm viện.
Từ 1950, chùa không còn sư trụ trì, việc quản lý trông coi chùa đều do các đệ tử có tâm hướng phật và chính quyền địa phương đảm nhiệm.
Đầu xuân 1952, có cuộc hợp tự; toàn bộ nhà cửa, tượng phật, đồ thờ cúng chùa Quát được hạ giải, di dời quy về một mối với chùa Tượng Sơn; chính quyền địa phương đã cho xây dựng thêm nhà thập bát để lưu giữ các bài vị, di ảnh mà thân chủ quanh vùng có nguyện vọng kỳ tiến gửi vào chùa.
Ngày 21/7/1994, Nhà nước cấp bằng chứng nhận “Chùa Tượng Sơn là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia”. Sau đó ít năm, tháng 4 năm Đinh Sửu 1997, đệ tử Thích Tâm Châu thế danh Nguyễn Công Bình (Hội đạo tràng Hương Sơn vẫn thường gọi là thầy) - một nhân chứng đã gắn bó với chùa nhiều năm từ 1942 - đã cùng với dòng họ Lê Hữu, dòng họ Bùi di dời mộ bà Tham đốc quận công vào khuôn viên vườn tháp mộ của chùa, tổ khảo bán thế xuất gia thế danh Lê Hữu Cát đời thứ 13 dòng họ Lê Hữu khi ngài viên tịch được an táng ở chùa Nhàn nay cũng được di dời về bên cạnh mộ bà Tham đốc.
Ngày 17/7/2010, Viện Bỏng Quốc gia mang tên đại danh y Lê Hữu Trác được Bộ Y tế giao cho làm chủ đầu tư khởi công đại trùng tu chùa Tượng Sơn lần thứ 3. Ý tưởng thiết kế về kiến trúc căn bản lấy nguyên mẫu thời kỳ trùng tu lần thứ 2 (năm 1881) do thiền sư Thích Quảng Vận xây dựng như hướng chùa, nhà thượng điện, nhà tổ... phát triển mở rộng khu vườn tháp, tường bao, cổng tam quan, lầu Quan âm, lầu hóa sớ, bãi đỗ xe, hệ thống điện, nước, bia dẫn tích, đường dạo, đường ôtô chạy xung quanh chùa, bổ sung thêm một số loại cây thâm niên quý hiếm như ngọc lan, cây thị, cau vua, nhãn, vải… để mảnh đất thiêng Tượng Sơn tự, một “già lam” mãi hưng thịnh, bốn mùa lại có đủ hoa thơm, trái ngọt.
Khởi nguồn dự án xây dựng Khu tưởng niệm Ðại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Sáng
ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Mão (1998), tại Hội trường Viện Bỏng Quốc
gia Lê Hữu Trác; địa điểm thuộc làng Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, TP. Hà Nội; GS.TSKH. Lê Thế Trung - nguyên Giám đốc Học viện Quân y
(người sáng lập Viện Bỏng) có nói với toàn thể cán bộ nhân viên: Viện
Bỏng Quốc gia được mang tên cụ, mộ cụ hiện đang nằm lặng lẽ trong vườn
mít, dưới chân núi cánh diều ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh; các em phải chú ý chăm lo hương khói, xây cất làm sao cho nơi yên
nghỉ của Người tương xứng với một bệnh viện chuyên ngành tuyến cuối của
cả nước nằm ngay Thủ đô Hà Nội… Trăn trở với những điều khuyên nhủ, ước
nguyện của thầy, ngày Rằm tháng Bảy năm 2000, lãnh đạo chỉ huy viện đã
có chuyến thăm viếng, khảo sát nơi Hải Thượng đã có 45 năm (1746 - 1791)
sống cùng thân mẫu, gia quyến bên ngoại, nơi thâm sơn cùng cốc. Sau 3 năm làm công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tờ trình, với sự đồng thuận của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Văn hóa, Bộ Tài chính; ngày 31/10/2003, PGS.TS. Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5697/QÐ-BYT phê chuẩn dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích Ðại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác giao cho Viện Bỏng Quốc gia làm chủ đầu tư. Tại xóm 17, xã Sơn Trung, lễ động thổ được tổ chức vào ngày 21/11/2004. Sau 42 tháng thi công, cụm di tích số 1 được khánh thành vào ngày 30/5/2008 với tổng kinh phí là 18 tỷ 81 triệu đồng. Diện tích xây dựng 45.000m2. Ngày 20/6/2008, tại xóm 8, xã Sơn Quang khởi công xây dựng cụm di tích số 2: nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông được cấp kinh phí 3 tỷ 823 triệu đồng, diện tích xây dựng 12.970m2bao gồm 18 hạng mục chính: san nền, tường bao. Tứ trụ, bồn trồng cây lưu niệm, phục chế vườn đào, vườn trồng cây ăn quả, đường dạo, đường ôtô chạy xung quanh khuôn viên, sân hành lễ, nhà bia, nhà tiền đường, hạ giải và trùng tu, giữ nguyên bản nhà thờ cũ làm hậu cung, hệ thống điện chiếu sáng và đèn đá, hệ thống cấp thoát nước, phục chế núi giả hồ sen; sau 28 tháng thi công, khu nhà thờ Hải Thượng được khánh thành vào ngày 01/11/2009. Thể theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong Công văn số 808/UBND - VX ngày 07/4/2008 do TS. Hà Văn Thạch - Phó Chủ tịch tỉnh ký, ngày 30/10/2009, TS. Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4160/QÐ - BYT phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo chùa Tượng Sơn thuộc quần thể di tích đại danh y Lê Hữu Trác và tiếp tục giao cho Viện Bỏng làm chủ đầu tư. Nhà thầu chính là Công ty cổ phần Mỹ thuật và xây dựng Việt Nam; sau 32 tháng thi công, phần xây lắp được hoàn tất, bàn giao cho chủ đầu tư vào ngày 23/2/2013. |