;
HỎI: Thưa ông, những lời ông dạy thật là dễ hiểu. Nhưng tôi còn thắc mắc rằng không biết phước có rửa sạch tội không?
ÐÁP: Xin ông nhớ kỹ, những gì mà ông đã nói, tôi nhắc lại tóm tắt là: Người cố ý làm phước là được phước, chớ phước ấy không thể rửa tội được. Song khi người tạo phước nhiều thì ngăn không cho nghiệp ác trả quả tạm thời để tùy tiện mà chạy khỏi khổ thôi. Ðây cũng như câu nói "Giục huỡn cầu mưu" vậy. Chớ phước không thể nào rửa tội được. Khi người dể duôi thì tội ấy có cơ hội trả quả liền.
Người tu Phật hằng biết mình rằng: Nghiệp ác mà mình đã làm sẽ trả quả cho mình, người ấy cố gắng làm lành là thực hành đúng theo chính pháp để ngăn ngừa nghiệp ác trả quả và sám hối cải thiện cố tránh khi gặp hoàn cảnh phải tái phạm. Người này cố hết sức mình để ngăn đón và diệt hết tội ác sắp đến hay đã xâm nhập vào tâm. Ngày nay, người ấy lười biếng thì nghiệp ác hay tội lỗi đã làm sẽ nổi dậy và cũng nhờ cơ hội ấy là nghiệp ác cũ lại nhập vào.
Tóm lại: Phật tử là người ngăn ngừa nghiệp ác trả quả bằng pháp tu hành tinh tấn, không giãi đãi, chớ không phải làm phước để bù tội hay rửa tội mà mình đã tạo ra.
HỎI: Thưa ông, ông đã nói phước, tội đều theo ta như bóng với hình, thì ta làm sao trốn khỏi tội cho được vì nó là bóng của ta.
ÐÁP: Ðược chớ sao không? Khi người ta đã đắc đạo quả Niết bàn rồi không còn hình ảnh nữa thì đaâu có bóng. Hơn nữa cũng có khi còn có hình mà cũng không có bóng. Như khi chúng ta núp trong một cái bóng mát lớn thì bóng nhỏ của hình người không lộ ra. Ðây tôi cũng ví như khi người sinh lên cõi Trời thì tội không trả quả được, nhưng khi ra khỏi cõi Trời thì còn tùy theo nghiệp thiện còn oai lực trả quả hay không.
Một lẽ nữa, người tu hành chân chính là người đang núp dưới cái bóng mát vĩ đại là thiện pháp. Ðiều người cần nhớ nhất là muốn cho có bóng mát mãi mãi thì nên thu thúc lục căn, cần có trí nhớ, trí tuệ để nhìn thấy tội lỗi mà tránh, tìm lấy thiện nghiệp mà tạo thêm.
HỎI: Thưa ông, không biết tại sao, người không ai thích tội lỗi, điều hung ác, mà người lại tạo toàn là những điều hung ác?
ÐÁP: Sự thật không ai ưa xấu, không thích cái xấu đến với mình. Nhưng vì chúng sinh chưa diệt trừ được tam độc là tham lam, sân hận và si mê nên vẫn còn làm ác.
LOBHATIKA - Tham lam, có ba chi khác nhau là:
- Lobha, Tham.
- Màna, Ngã mạng.
- Ditthi, Tà kiến.
DOSACATUKA - Sân hận, có bốn chi:
- Dosa, Sân.
- Isasa, Ganh tỵ
- Macchàriya, Bỏn sẻn.
- Kukkucca, Phóng tâm.
MOHACATUKA - Si mê, có bốn chi:
Ahirika, Không hổ thẹn tội lỗi.
Anottappa, Không ghê sợ tội lỗi.
Udhacca, Hôn trầm.
Thinamiddha vicikicchà, Lười biếng, hoài nghi (về nhân quả tội phước).
Ðây là những nguyên nhân đưa người đi tới nơi tội lỗi.
HỎI: Thưa ông, người đã nhiễm sâu vào tham lam, sân hận và si mê từ lâu làm sao mà trừ được để khỏi luân hồi?
ÐÁP: Muốn diệt trừ được chúng phải có những pháp sau đây: Trước hết là trí nhớ, phạn ngữ gọi là Sobhanacetasika, có nghĩa là tác ý thiện, có ý là trí nhớ, là tác ý hành việc thiện.
Phương pháp tập cho có trí nhớ càng ngày càng gia tăng, đại khái có ba:
1/- Học Pháp bảo (có nghĩa là phải học thông Tam Tạng pháp bảo, hiện nay rất ít người, cả tăng lẫn tục, thuộc được Tam Tạng. Theo ý tôi thì ta học được càng nhiều càng hay chớ khó thuộc hết Tam Tạng).
2/- Học Thiền định. Thiền định có hai là:
- Samatha: Chỉ quán.
- Vipassanà: Minh sát.Chỉ quán có 40 đề mục tùy theo căn cơ và duyên lành của hành giả. Hành giả học đề mục nào phải cố chuyên cần, làm sao cho đắc được định. Ðịnh mới chỉ là một phương pháp làm cho tâm không vọng động, chớ chưa phải là giải thoát, vì vậy cần phải có điều thứ hai gọi là Minh sát.
3/- Học Minh Sát Tuệ, nghĩa là dùng trí tuệ quan sát cho thấy thân này vô thường, khổ não và vô ngã, khi suy nghĩ như vậy mới có thể tiêu diệt được 16 điều phiền não.
Muốn hiểu rõ 16 điều này xin xem "Tam độc và pháp đối trị" (cùng một tác giả đã xuất bản).
Dưới đây tôi xin giải sơ lược về phương pháp hành minh sát tuệ có 14 chi là:
1. Phải phân biệt rõ ràng trong con người chúng ta có hai phần là danh và sắc. Danh tức là thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là thân tứ đại này.
2. Thấy nguyên nhân sinh ra danh sắc này đó là ái dục.
3. Thấy rõ danh Sắc còn ở trong vòng tam tướng là vô thường, khổ não và vô ngã.
4. Thấy rõ danh và sắc này hằng sinh và diệt trong mỗi Sát na và không bao giờ ngừng nghỉ, ý nói tiếp tục sinh dieät như thế mãi nên người phải bị khổ (người hằng nhận thấy như thế, người ấy mới bước vào được ngưỡng cửa của người có trí nhớ).
5. Thấy rõ sắc này có một trạng thái là bị tiêu diệt không ở với ta mãi được.
6. Thấy danh và sắc là nhân đem khổ vĩ đại đến ta.
7. Thấy danh và sắc này hằng đem tai hại đến ta từng giờ từng phút.
8. Chán nản danh và sắc nghĩa là không còn quyến luyến đến danh và sắc nữa.
9. Hằng muốn chạy trốn danh và sắc.
10. Cương quyết hành phương pháp nào để diệt trừ danh và sắc.
11. Coi sự sinh diệt của danh và sắc là chuyện thường mà đã là chúng sinh thì không ai chạy khỏi. Ðó là một định luật tự nhiên vậy.
12. Thấy rõ theo pháp Tứ diệu đế (nghĩa là thấy rằng danh sắc này khi đã sinh lên thì cái diệt đi kèm theo không sớm thì muộn cũng tiêu hoại).
13. Thấy danh và sắc tiêu diệt chớp nhoáng chỉ trong một Sát na mà thôi.
14. Khi đạo tuệ phát sinh lên thì không còn kinh sợ gì nữa và cũng chẳng còn ham muốn thương yêu quyến luyến gì nữa.
Khi người có tròn đủ 14 pháp trên đây mới gọi là người có đủ trí nhớ. Người như vậy sẽ không bao giờ làm tội lỗi.
HỎI: Theo lời ông thì chắc chắn rằng, trên thế gian này chưa có ai được đầy đủ 14 pháp trên, vậy làm sao có đủ khả năng chống phiền não để đi đến nơi giải thoát.
ÐÁP: Ðúng như nhận xét của ông, nhưng xin ông chớ nên ngã lòng nản chí. Phàm người muốn đắc đến nơi siêu việt không phải hành một ngày một buổi được, mà phải có nhiều công phu và thời gian dài để tu tập. Như người muốn đaéc được quả vị nhỏ là thinh văn duyên giác cũng phải gia công tu hằng hai A tăng kỳ và trăm ngàn kiếp. Phần đông, người nghe thuật lại việc đắc đạo quả của những vị chỉ nghe qua một câu kinh đắc quả vị dễ dàng nên nghĩ tu cũng dễ, có người nghĩ "tu nhất kiếp ngộ nhất thời". Nhưng nên nhớ rằng chư vị mà đắc được dễ dàng như thế phải trải qua bao nhiêu kiếp tu hành diệt trừ phiền não... và phiền não của các Ngài đã giảm đi hầu hết rồi, chỉ còn đợi Ðức Chánh Ðẳng Chánh Giác, nhắc đúng nhân đúng chỗ là giải thoát được.
Xin nhắc lại một lần nữa để ông nhớ rằng: Trên đời này không có việc gì khó, nhưng chỉ khó ở chỗ người không chịu khó thực hiện theo chính pháp mà thôi, nên ông cố gắng thực hành đi, mỗi kiếp thêm một ít, thì làm sao không đắc thành sở nguyện.
HỎI: Thưa ông, tôi được biết hiện nay có rất nhiều người học và nghiên cứu giáo lý của Phật. Những người ấy thường dạy đời "Làm lành gặp lành, làm ác gặp ác". Nhưng chính tôi biết rõ là họ không làm lành mà lại làm ác. Không biết tại sao vậy?
ÐÁP: Rất hân hạnh được nghe ông hỏi câu này. Phần đông người đời đều thuộc nằm lòng câu ấy, thậm chí họ lại nói nguyên văn câu ấy là "Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác". Nói mà không thực hành, nói để người khen là thông hiểu đạo đức, nhưng kỳ thực là con vẹt thôi. Thật sự thì họ nói thuộc lòng chớ không thâm nhiễm được giáo lý. Người nói được nhưng không thực hành theo là do ba nguyên nhân:
1. Vì không nhận định và không hiểu rõ lành và dữ đúng theo đường lối của Ðức Phật.
2. Vì không biết cách làm lành lánh dữ.
3. Không phân biệt hay không biết rõ kết quả của việc lành và dữ lợi hại như thế nào.
HỎI: Thưa ông, ông vừa dạy phải nhận xét lành và dữ đúng theo giáo lý của đức đại giác khác hơn lề lối thông thường của người đời. Xin ông vui lòng giảng giải thêm cho dễ phân biệt.
ÐÁP: Nhiều người nghĩ thiện ác theo lẽ đạo cũng giống như ngoài đời, nhưng sự thật thì có khác nhau.
Người đời hiểu "Lành" theo sự việc thọ hưởng và thỏa mãn lòng ham muốn của họ. Chẳng hạn như được yêu thương, quí mến, gặp được gì mà họ hằng mơ ước, họ cho rằng đó là lành hay gọi là phước. Nếu có ai bảo rằng: Những sự việc mà mình được hưởng trong đời này không chắc toàn lành thì không bao giờ họ tin. Muốn biết sự thật thử hỏi mấy ông thích uống rượu và hút thuốc phieän coi có phải các ông ấy nói đó là thú vui không? Nhưng trái lại các bậc trí thức không nhận là lành. Như vậy ta thấy người đời hieåu hai tiếng lành dữ khác nhau hơn lời Phật dạy.
Theo lời Phật dạy: muốn biết lành dữ thì nên tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của sự việc. Nếu việc làm nào do thân, khẩu, ý không trong saïch, tâm sân hận, tác ý ác, hành động như vậy sẽ làm cho con người khổ, đó là điều ác. Trái lại việc làm nào tác ý mát mẻ không lẫn phiền não là tham lam, sân hận và si mê, những sự việc ấy sẽ làm cho lòng mình mát mẻ vui vẻ, mà người khác cũng được vui và lợi ích điều ấy gọi là lành.
HỎI: Thưa ông, người đời cho rằng lợi lộc, quyền tước, khen tặng và an vui là lành. Vậy bốn điều này theo Phật pháp có công nhận là lành hay không?
ÐÁP: Cũng có thể gọi là lành, nhưng đó là lành của thế gian, nghĩa là cái lành của người còn phiền não, cái lành ấy còn làm cho người phải luân hồi mãi. Cái an vui của bốn điều nói trên cũng ví như cái ngọt của mật mà trong ấy có chất độc giết người lần mòn mà không ai hay. Vì vậy Ðức Thế Tôn khuyên chúng sinh nên tìm cái lành, an vui hạnh phúc của lòng thanh tịnh, của tâm giải thoát khỏi vòng phiền não. Sự thanh tịnh ấy mới là an vui tuyệt đối và vĩnh cửu.
HỎI: Thưa ông có nhiều người cho rằng: Phước là chuyện nói khích lệ con người thôi, chắc gì có thật. Vì họ nói đã làm nhiều việc lành mà có thấy trả quả gì đâu.
ÐÁP: Hạng người này thuộc về hạng thứ hai mà tôi đã nói khi nãy. Người nói đã làm lành mà không hưởng quả là vì người ấy chưa biết phương pháp làm lành, hay đã biết mà làm chưa đúng. Ví như người làm nước mắm chấm, cũng nước mắm, chanh, đường, ớt và tỏi đó, nhưng có người làm ngon có người làm không ngon. Tại sao? Tại vì làm không đúng độ lượng của mỗi thứ thì làm sao ngon được.
Người làm phước cũng vậy, chưa làm đúng cách hay còn thiếu chưa đúng độ nên chưa có kết quả mỹ mãn đó thôi. Dù vậy cũng không phải là mất hết công đức nhưng chỉ vì còn quá ít nên chưa trả quả thôi.
Vì vậy Ðức Thế Tôn dạy cần phải học cho làu thông Tam Tạng để biết cách làm lành. Người làm việc mà thiếu trí tuệ thì không có kết quả mỹ mãn. Khi làm việc thiếu trí tuệ, thì công việc ấy không được chu đáo, giảm bớt phần kết quả tốt đẹp.
Hơn nữa người làm lành mà chưa được hưởng quả là vì chưa tới phiên nó, hay là nó chưa có cơ hội để chen vào. Hoặc vì ác nghiệp còn nhiều năng lực đang mạnh, quá nặng và dày hơn phước báo, còn phước ta mới làm đã ít, nhỏ thì làm sao có đủ khả năng chen vào trả quả cho được. Nếu là người Phật tử chân chính không bao giờ nghĩ gì khác hơn là: Cố gắng làm lành, càng ngày càng nhiều để diệt trừ phiền não. Người còn vui, còn khổ là vì còn nhiều phiền não. Khi đã hết phiền não thì đâu còn vui khổ nữa.
HỎI: Thực ra nếu ai ai cũng hiểu như ông nói thì không cảm thấy có gì ràng buộc. Nhưng thưa ông, tôi còn nghi ngờ làm thế nào để phân biệt rõ kết quả lợi hại của lành và dữ.
ÐÁP: Câu này ám chỉ: Người không tin tưởng làm lành được lành, làm dữ gặp dữ như vậy là bởi ba lí do sau đây:
1. Vì người thiếu sáng suốt để nhận thức được lành thực sự theo lời Phật dạy là cái gì?
2. Không thông hiểu phương pháp làm lành đúng theo lẽ đạo.
3. Không có trí tuệ suy xét lành và dữ có tính cách khác nhau như thế nào?
Câu thứ ba có ý nói: Người làm lành cần biết trạng thái của việc làm lành có hai điều là:
- Quả của việc lành.
- Ảnh hưởng của việc lành.
Xin ví dụ cho dễ hiểu, như người kia trông thấy kim thân Ðức Phật phát tâm tín thành trong sạch đảnh lễ ngài. Khi làm như thế người ấy sẽ được những gì? Tâm người ấy được trong sạch khi đảnh lễ đó là quả của sự làm lành. Tâm người ấy được vui vẻ vì lành. Nhưng người đời mấy ai có đủ trí tuệ sáng suốt để hiểu thấu như vậy. Phần đông đều nghĩ rằng làm lành sẽ được giàu sang, phú quí danh vọng mà họ cho là phước.
Vì hiểu lầm như vậy nên khi làm lành rồi không được toại nguyện, họ phàn nàn cho là làm lành mà không được phước gì cả, cũng do hiểu biết sai lầm như thế mà đâm ra hoài nghi Phật pháp.
Hơn nữa người làm phước hằng mong được phước thì không khác nào con buôn hay người cho vay muốn được lời nhiều. Vì vậy nên quả báo của việc thiện lại bị giảm bớt đi vì lẽ người làm phước ấy bằng tâm tham lam chớ không phải tâm từ bi hay vì lòng vị tha mà làm.
HỎI: Ông vừa nói về phước. Vậy xin ông cho biết phước theo Phật giáo ngụ ý chỉ vật chi? Có phải là giàu sang, danh vọng, quyền tước ... như người đời thường quan niệm hay không?
ÐÁP: Theo tiếng phước của chúng ta, tôi không hiểu ý nghĩa cao thâm như thế nào, nhưng theo phạn ngữ "Punna" hay "Punya" (pun-nha) có nghĩa là:
1. Rửa chùi, mài tâm cho không còn tý nhơ bợn nào của phiền não nữa.
2. Làm sao cho tâm nhẹ nhàng thơ thới, còn chìm đắm trong cảnh đau khổ là biển trầm luân.
Thế nào là cho tâm trong sạch, hay là chùi mài rửa tâm. Lẽ cố nhiên tâm con người vì lẫn trong đời và quá nhiều kiếp trầm luân nên phiền não càng ngày càng đóng dày ra những phiền não ấy nhất là tham lam, sân hận và si mê làm cho tâm không còn phân bieät đâu là đường lối giải thoát. Phước là nhân kì mài chùi rửa tâm cho hết những chất rong độc là phiền não. Khi tâm được chùi rửa sạch phiền não, tâm ấy được an nhàn thong dong tự tại, cái vui ấy là phước.
Tâm nhẹ nhàng thơ thới không còn chìm đắm. Ý nói tâm con người hằng chìm đắm trong tam độc không khác nào người bị cột đá nặng vào lưng rồi đem thả giữa đại dương. Người bị khổ hình ấy chỉ phải chịu chết mà thôi, nếu người nào có tài bơi lội giỏi chăng nữa cũng khó sống. Nếu người thông minh nên cố cởi bỏ những tảng đá nặng mới có thể bơi được. Phước là sự cởi bỏ những tảng đá đeo ở lưng. Tâm có khỏi bị chìm là nhờ có sự cởi bỏ được đá.
Theo Phật giáo: Quả của phước là tâm được trong sạch, được kỳ mài, chùi rửa hết phiền não, và không còn chìm đắm trong vòng luân hồi nữa. Người không còn bị sự hành hạ cho đau khổ nữa nên gọi là phước. Phước là sự được giải thoát khỏi luân hồi.
Còn quả của phước mà người đời ham muốn nào là sự an lạc trong cõi nhân thiên như là sang giàu, quyền chức, vợ đẹp, con khôn, đaây cũng là quả của phước, nhưng người làm phước không được thọ hưởng liền khi vừa làm phước xong, vì còn đợi một thời gian sau mới được hưởng.
Còn quả hiện tại mà người làm phước được liền trong khi đang làm là sự vui vẻ trong tâm, làm cho tâm thơ thới, đó mới là phước thực sự. Ðiều này chỉ có các bậc trí thức mới nhận thấy rõ.
HỎI: Thưa ông, nếu nói đến phước, người đời ai cũng nghĩ đến sự bố thí hay giúp đỡ người nghèo khổ hoặc người bị hoạn nạn ... Vậy có phải bố thí là làm phước hay không? Xin ông vui lòng giải thích làm phước cách nào cho hợp theo lẽ đạo?
ÐÁP: Nghĩ như ông cũng đúng một phần nào là vì bố thí (hay đem của ra cho) là nhân diệt trừ phiền não, là tham lam bỏn sẻn. Nhưng sự tham lam mới chỉ có một trong Tam độc. Vì vậy nên Ðức Thế Tôn còn dạy thêm nhiều cách làm phước khác nữa mới mong diệt được tất cả các phiền não.
Ðây, tôi xin ví dụ cho dễ hiểu hơn. Trì giới để ngăn ngừa tham lam và trừ sân hận. Thiền định để làm cho tâm an trụ và trừ si mê. Hai pháp sau này người hành theo cũng gọi là làm phước được, vì phước là nhân đem lại sự an vui và rửa sạch phiền não ở trong lòng người. Với sự Bố thí, mình tự diệt tâm bỏn sẻn, chặn đứng tham lam và đồng thời làm cho người được mình giúp đỡ an vui. Vì vậy nên người mới tu Phật đều nghĩ chỉ có sự bố thí mới gọi là làm phước. Còn ít khi họ nghĩ trì giới, tham thiền, Nhẫn nại, từ bi mà hành giả hành là tạo phước. Khi người trì giới được chín chắn là chặn đứng lòng tham lam, diệt trừ sân hận. Tham thiền là nhân tiêu diệt si mê cho chính bản thân mình mà người bên mình cũng được vui lây vì nhờ ảnh hưởng sự tu hành của mình. Ðoạn này tôi có giải rõ trong quyển "Phiền não và pháp đối trị" đã ấn tống xong.
Tóm lại bố thí, trì giới, tham thiền cũng là phước làm cho tâm ta trong sạch nhẹ nhàng thơ thới. Pháp ấy là pháp đối trị của tam độc là Tham, Sân, Si.
Hành ba pháp kể trên cũng đều gọi là làm phước hay làm lành. Khi ta được an vui do lòng hỉ lạc phát sinh đó là hưởng phước vậy.
HỎI: Nói đến sự bố thí, tôi thấy có một chuyện cần phải hỏi lại ông để thông đạt, khỏi nghi ngờ, vì tôi thường thấy Phật giáo tiểu thừa như ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến điện, khi cúng dường đến chư sư họ rất là cung kính, chuyện ấy đã đành, vì các ngài là bậc có giới đức. Còn đàng này họ cho người đi ăn xin cũng tỏ ra rất cung kính, nên đây là một lý do mà tôi nghi ngờ. Có lúc nọ tôi chưa biết ông, tôi gặp ông ở rạp chiếu bóng. Ông cho tiền người ăn xin mà tôi thấy ông trịnh trọng đưa cho người ấy hai tay. Tôi không biết vì lí do gì ông làm vậy, xin ông cho biết.
ÐÁP: Trước hết tôi xin lỗi ông là không nên dùng chữ "Ðại thừa và tiểu thừa". Vì Phật giáo không có vấn đề "Ðại - Tiểu", người ta đặt ra để gọi vậy thôi. Ðúng ra phải gọi các nhà sư những xứ ông vừa kể là Nam tông hay là Nguyên thủy. Còn đại thừa đó là Bắc tông hay là Tân tiến.
Bây giờ tôi xin hỏi, ông trả lời theo ý ông. Vậy ông có thể cho một người ăn xin bằng cách trân trọng kính nể hay không?
HỎI: Thật ra mà nói thì chắc không được.
ÐÁP: Xin hỏi ông tại sao ông không thể làm như vậy được? Chắc ông khó trả lời, nhưng tôi có thể trả lời thế cho ông là: Vì các người ấy thiếu những yếu tố cho ông kính trọng: người ấy thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội. Người ấy là người không có học thức rộng. Người ấy còn trẻ tuổi hơn ông.
Người đời vì ngã chấp cái ta cao quí hơn người, giàu có hơn người, học cao hiểu rộng hơn người, dòng quí phái, hạng thượng lưu trong xã hội. Những điều mà tôi kể đây là một trong chi nhánh của si mê. Những phiền não mà tôi kể cho ông nghe thường ngự trị trong tâm của tất cả người trên vũ trụ này, tuy coi những phiền não ấy không phải vĩ đại lắm nhưng mà thật là khó diệt trừ được. Vì chấp cái ta ấy mà chúng ta bị trói buộc mãi trong vòng luân hồi khổ, tâm không được an vui thơ thới, để phải chìm đắm mãi mãi.
Những Phật tử mà ông thấy trên, đã cung kính người ăn xin thọ thí vì họ nhận thấy rằng: chúng sinh ai cũng có giá trị và nhân phẩm ngang nhau. Sở dĩ người kia kém hơn mình vì người ấy ít phước nên sinh vào gia đình nghèo khổ, tàn tật. Ta không nên vì thế mà xem thường họ. Hơn nữa, thí chủ không nghĩ rằng kính trọng người thọ thí của mình mà chỉ kính trọng sự cúng dường hay sự giúp đỡ người quyến thuộc. Khi làm được như vậy trong một lúc thí chủ diệt được hai pháp là: Diệt lòng bỏn sẻn và đánh ngã được cái chấp ta hay thường gọi là ngã mạn của mình.
Khi phụng dưỡng cha mẹ, cúng dường các bậc đáng cúng dường như người xuất gia là hạng có giới đức, hay đem vật dụng lại biếu thầy tổ ta tỏ ra rất cung kính, đó là ta kính trọng công ơn và đức hạnh của các ngài. Ðó thuộc về hạnh biết kính trọng người trưởng thượng, làm như thế thật tương đối dễ dàng hơn. Trái lại, sự kính trọng người thấp hơn mình về đẳng cấp là việc làm thực khó, rất ít người làm được. Nhưng ta nên cố gắng thực hành để tâm mình bớt cái chấp ta, ông nên nghĩ khi người ăn xin kia được thọ lãnh của một người cao sang hơn bằng cách cung kính họ, họ sẽ nghĩ sao? Chắc chắn là họ cảm thấy có sự an ủi là không bị người khinh bạc.
Biết kính trọng người thọ lãnh của bố thí của mình kiếp sau sanh lại trong hoàn cảnh nào, ở đâu và đi đến nơi nào cũng đều có người thương mến kính trọng. Ðây là quả báo của sự biết trọng người thọ thí.
HỎI: Thưa ông, bố thí cũng có phước, trì giới cũng có phước và tham thiền cũng có phước, vậy những phước ấy có giống nhau hay khác nhau thế nào? Xin ông cho tôi nói ý kiến tôi, và ông thử nhận định coi tôi có thể hiểu được lý đạo tí nào chưa. Theo tôi hiểu thì chắc có chỗ khác nhau, vì ba điều ấy thấy tên cũng khác mà hành vi cũng không giống nhau, thì chắc quả cũng khác nhau chớ.
ÐÁP: Ông nhận thức đúng rồi. Phước là nhân đem sự an vui lại cho người tạo phước, phước có một mùi vị là an vui. Nhưng nói về quả thì có chỗ khác nhau.
Thí dụ, người bố thí thì kiếp sau được giàu sang nếu không có giữ giới, chẳng hạn thiếu giới không sát sinh thì kiếp sau sinh ra thực giàu có nhưng sẽ không sống lâu để trọn hưởng nhiều của cải ấy. Còn nói nếu người bố thí mà không giữ giới, không trộm cắp, trong sạch, kiếp sau sinh lại có của cải, nhưng thường bị người ta lường gạt hay trộm cướp, hay bị cưỡng đoạt lấy của thì chắc người có của ấy cũng chẳng yên vui gì mà còn khổ về sự mất của là khác.
Còn người không thọ giới không tà dâm trong sạch, khi mình giàu có, nhưng con gái làm việc đồi phong bại tục, vợ nhà cũng không có pháp tri tuùc, ý tôi muốn tránh tiếng ngoại tình vậy. Thử hỏi người giàu ấy có hạnh phúc với gia đình hôi thối ấy không.
Còn nói về thiếu giới không ẩm tửu. Người uống rượu bị cái quả là sanh về kiếp nào cũng thường kém trí nhớ, nếu nặng lắm là khùng, hay điên; người giàu có mà tâm trí không được bình tĩnh để hưởng thì cái giàu ấy chẳng ích chi.
Vì vậy Ðức Thế Tôn dạy trước khi bố thí muốn cho trong sạch cần phải trì giới cho trong sạch để mình làm việc lành cho được trọn lành. Người đã có bố thí trì giới rồi mà không có thiền định cũng chưa cao quý. Vì người có hai pháp ấy mà thiếu thiền định thì khi sanh về kiếp sau tầm thường hay vọng động hay chạy theo cảnh trần, hoặc tâm ấy thiếu cương quyết, làm việc gì cũng không hoàn toàn tin mình. Ðiều trọng đại nhất là thiếu trí tuệ, nên vì mùi chung đỉnh quên cả sự tu hành của mình. Như ông thấy có lắm người giàu sang, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc làm phước và nghĩ đến việc tu hành.
HỎI: Nói vậy thì người tu cần phải hội đủ ba pháp là Bố thí, Trì giới và Tham thiền. Nhưng thưa ông, như chúng ta là người cư sĩ tại gia thì làm gì có thời gian nhàn rỗi để tham thiền?
ÐÁP: Tại sao ông nghĩ như vậy, có ai bắt ông phải ngồi Tham thiền cả ngày đâu. Như tôi đã nói, mỗi ngày, sau khi làm xong mọi vieäc, mình nên để ra nửa giờ để làm lễ Phật, quan sát việc làm của mình để xem lại trong ngày mình đã làm những gì? Nguyện bỏ việc ác, hành việc thiện. Rồi bỏ ra chừng 10 hay 15 phút quán tưởng cho thấy rõ ba tướng là vô thường, Khổ não và Vô ngã. Khi hành theo phương pháp này gọi là hành theo Minh Sát Tuệ. Sự quán tưởng của ta mỗi đêm như thế lần lần đi đến chỗ nhận thấy rõ thân này và phát sinh trí tuệ. Nhờ sự ăn sâu vào Tâm nên sinh vào kiếp nào cũng thấy chán với thân này và không bao giờ quên được. Ðây là nhân duyên để người không quên tu hành và cũng là gây thêm duyên lành để gặp Phật, khi ấy để đắc đạo quả. Ông nên nghĩ kỹ lại coi, chỉ cần 30 phút trong một ngày mà ta gieo được duyên giải thoát. Hỏi vậy có đáng cho chúng ta thực hành hay không? Xưa kia các bậc thánh nhân cũng nhờ con đường đi ấy nên ra khỏi tay Ma vương, vậy ta tiếc gì mà không đi theo vết chân các Ngài.
Ðể khích lệ thêm tôi xin nhắc lại chuyện tích vị Ðại đức tên Yassa (Hán âm là Dá xá) là vị đệ tử đắc A La Hán quaû sau năm vị Kondanna (Kiều Trần như). Ngài là vị A La Hán thứ sáu.
Khi Ðức Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Giả trong thành Bàrànasì (Hán âm Ba Nại La), có một vị Trưởng giả, ông ta chỉ có một người con trai cưng hơn cả châu báu mà ông đã có. Người con ấy có tên là Yassa; ông Yassa được cha mẹ chiều chuộng, được hưởng hạnh phúc trên đời này giống như Thái tử Siddhattha (Sĩ Ðạt Ta) khi còn tại vị.
Ðêm nọ, bỗng dưng ông cảm thấy không có hứng thú gì với sự ăn uống, ca xang của mỹ nữ, bèn cho dẹp hết mọi thú vui và đi nghỉ. Sau khi ngủ được một lúc, ông tỉnh lại giữa đêm trường tịch mịch, bỗng thấy những mỹ nữ nằm ngủ quanh đấy không còn veû mỹ lệ như hàng ngày, trái lại thấy họ như những tử thi sình phát ra mùi hôi thối không chịu nổi, khiến ông cảm thấy như đang sống giữa bãi tha ma. Tiếng ngáy của mỹ nữ như tiếng giành ăn thịt của loài dã thú. Ông lấy làm kinh sợ; ông chán với cảnh thê lương ấy. Liền khi đó ông nảy ra ý nghĩ: Lẽ cố nhiên người còn trong vòng tại gia là người rất gần với sự tai hại đủ điều. Ông bèn lần bước xuống lầu mở cửa ra đi, mà chính ông cũng không biết phải đi đâu. Khi ấy chư Thiên muốn hộ trì ông xuất gia cho dễ dàng, nên bước đi của ông không có tiếng động.
Lúc đó, Ðức Thế Tôn đang đi kinh thành. Thấy ông Yassa từ xa đi đến, Ngài liền lên ngự trên pháp tọa.
Ông Yassa vẫn đi mà không định phương hướng, vừa đi, vừa lẩm bẩm: Nơi đây thật bẩn chật.
Ðức Thế Tôn dạy: Này Yassa, nơi đây là nơi không có sự tai hại, người hãy đến và ngồi nơi đây. Như Lai sẽ thuyết pháp cho người nghe.
Khi nghe tiếng thanh tao và rất êm ái như tiếng mẹ ru con ông liền tỉnh lại như người tỉnh cơn mê, và cởi giày vào hầu Phật. Ðức Thế Tôn thuyết bài kinh gọi là Anupubbikatha có nghĩa là Pháp đi theo tuần tự. Sau khi nghe xong thời pháp ông đắc quả Tu đà hườn. Tích này còn dài, nhưng tôi chỉ tóm lại nơi đây một đoạn để ông thấy. Tại sao trước kia ông Yassa thấy lầu đài mỹ nhân cho là đẹp mà đêm ấy lại coi như tử thi và bãi tha ma? Nơi đây chỉ cho ta thấy duyên lành của ông đã đến làm cho ông chán naûn kinh khiếp cảnh giàu sang mà xuất gia.
HỎI: Thưa ông, làm phước về Bố thí thì tôi thích lắm, nhưng vì bận nhiều việc nên tôi không đủ thời giờ rảnh. Vậy có cách nào giản tiện xin ông làm ơn chỉ dạy?
ÐÁP: Trước khi giúp ông, xin ông vui lòng trả lời câu này: "Khi ông thấy người khác hay người nhà ông bố thí ông có thỏa thích trong việc làm của người ấy không?"
-- Có, chẳng những tôi thỏa thích với việc làm của họ mà tôi càng khuyến khích và nhắc nhở họ nên làm như vậy cho thường.
-- Nếu ông thỏa thích trong sự bố thí hay nhắc người nhà bố thí luôn luôn thì ông cũng đã được phước y như chính ông bố thí. Vì vậy, nếu không có thời gian rảnh nhiều ông cũng vẫn có thể nhờ người nhà thay ông bố thí. Tôi xin nhắc lại ông nhớ rằng bố thí cần phải có ba yếu tố sau đây, phước báu mới tròn đủ:
1/- Tác ý trong sạch trước khi làm phước. Ý nói trước khi làm phước, ông nên nghĩ đó là việc làm lành, diệt trừ được phiền não bên trong là lòng bỏn sẻn, và giúp đỡ người khi thấy lòng thoả thích, rồi sắp đặt mua sắm vật dụng đeå bố thí.
2/- Trong khi đang bố thí lòng rất hân hoan, vui vẻ thoả thích, làm mình không hề biết mệt. Và khi dâng đến tay người thọ lãnh bằng cách kính thành, không bao giờ nghĩ đến việc tiếc công tốn của.
3/- Sau khi bố thí xong, hằng nhớ đến phước của mình làm, vui vẻ thoả mãn với việc làm, nghĩ đến sự diệt trừ được lòng bỏn sẻn bên trong là một chuyện thật khó có người làm được. Người đời có thể ngăn được tham lam, nhưng khó diệt trừ được lòng bỏn sẻn. Vì người không tham là người không trộm cắp hay lường gạt vì nhiều lẽ, hoaëc sợ tội với Pháp luật hay danh giá. Còn bỏn sẻn mà người có chăng nữa cũng chẳng sao, vì không phạm Pháp luật của Nhà nước mà cuõng không làm hại ai. Nhất là phải đem của mình ra cho người khác là chuyện khó làm nhất. Nên người làm phước là người được nhiều điều hạnh phúc: Diệt lòng bỏn sẻn, vun trồng thêm đức Từ ái. Cứu người trong cơn thiếu thốn, Làm cho người vui mừng. Ðược nhiều người thương yêu kính mến. Ði đến nơi nào cũng có nhiều người biết tên tuổi, mau được giải thoát.
Ðể cho ông dễ nhớ, dễ hiểu, tôi xin nhắc sơ lược chuyện tích của một ông Trưởng giả có tiền của nhiều vô số, nhưng tánh ông ta rất là bỏn sẻn, ăn toàn đồ không ngon, mặc toàn đồ rẻ tiền.
Có người đến hỏi Ðức thế Tôn vì nguyên nhân nào ông Trưởng giả ấy lại quá bỏn sẻn, keo kiệt, không dám ăn ngon, mặc sang?
Ðức Thế Tôn mới nhắc lại tiền kiếp của ông như vầy:
Trong kiếp quá khứ ông sinh làm người, nhưng không có đức tin với Phật giáo. Nhưng ngày nọ, ông ta thấy một Ðức Phật Ðộc giác đang đi khất thực, tướng hảo quang minh lục căn thu thúc. Ông phát tâm kính thành trong sạch với Ngài, muốn cúng dường một bữa. Nhưng vì bận công việc phải đi ngay, nên mới bảo vợ rằng: Em ở nhà lo làm vật thực dâng cúng đến Ngài Ðại đức, tôi đi có chuyện cần một lúc lại về.
Bà vợ là người có đức tin muốn làm việc lành đã lâu nhưng không dám, vì ông chồng chưa cho phép. Ðược cơ hội thuận tiện bà lo món ăn thật quí cúng dường cho Ngài. Khi Ðức Phật Ðộc giác thọ lãnh xong trở ra thì ông chồng về tới. Gặp Ðức Phật Ðộc giác ông ta mới hỏi: "Người nhà tôi có cúng dường cho Ngài chưa? Và xin coi bát của Ngài."
Ðức Phật Ðộc giác giở bát cho ông xem. Khi thấy những món ăn quí ông ta lấy làm tiếc và nghĩ thầm "Uổng quá, phải chi để những món ăn này cho kẻ ăn người ở trong nhà ta ăn, họ còn có thể giúp ích cho ta trong gia đình còn hơn. Cúng cho vị Ðại đức này, khi Ngài ăn xong về rừng, không có ích lợi gì cho ta hết."
Vì sự suy nghĩ hối tiếc ấy nên hiện nay ông giàu có thật, nhưng ông ta ăn mặc cũng như kẻ nô tỳ hèn hạ.
Ðức Phật lại dạy thêm rằng: Phải chi ông không ân hận hối tiếc như vậy, ông ta sẽ được sinh làm Trưởng giả như thế cho đến chín đời. Mặc dầu sinh làm trưởng giả, nhưng không hưởng được sự hạnh phúc gì hết, ông chỉ khác hơn kẻ tôi đòi của ông ta là không ai làm quyền vậy thôi.
Sở dĩ tôi nhắc tích này lại đây để cho ông thấy rằng: Khi đã làm phước rồi không nên ân hận hối tiếc và nên làm cho tâm mình có đầy đủ 3 yếu tố trên thì phước căn mới tròn đủ được.
HỎI: Thưa ông, tôi muốn biết tại sao trong kinh có nhiều chỗ nói khác nhau, có nơi nói ai tu nấy đắc, ai làm phước thì người ấy được phước. Tại sao có nơi dạy khi làm phước xong phải đem phước ấy ra cho thân nhân đã quá vãng. Thưa ông tôi thắc mắc chỗ đem phước mình ra cho như thế thân nhân mình có hưởng được hay không?
ÐÁP: Sự thật thì ai làm phước người ấy hưởng, cũng như người nào ăn thì người ấy no. Kẻ này ăn thế cho người kia không được. Nhưng trong trường hợp này là trong gia đình có người làm phước như Bố thí, Trì giới hay Tham thiền chẳng hạn, khi làm xong việc phước thiện ấy cho người trong gia đình biết rằng mình có làm việc lành ấy, và xin chia phần phước của mình cho người nhà. Người nào trong nhà có tâm kính thành và trong sạch tỏ lòng hoan hỉ phước ấy, người tỏ lòng hoan hỉ ấy cũng được phước như thường. Phước lành này theo Phật dạy gọi là Pattànumodanàmaya, nghĩa là quả phước mà được ấy do nơi sự hoan hỉ thọ nhận phước của người khác chia cho. Tôi xin ví dụ như ông làm việc lãnh lương đem về cho người trong gia đình. Người nào chịu nhận lấy tiền ấy thì người ấy có tiền bằng không lấy thì không có.
HỎI: Thưa ông vì muốn làm phước mới được phước, nhưng lại bảo đem phước đi cho hết thì còn gì?
ÐÁP: hình như câu này tôi có viết trong quyển "Ba ngày luận đạo". Nhưng nay ông hỏi thì tôi xin nhắc lại sơ lược, ông hiểu như thế cũng có lý của ông, nhưng sự thật thì người cho phước càng được nhiều phước. Người thế gian của chúng ta ăn vật thực, mặc quần áo, nên cần tiền mua sắm. Riêng người sinh về cảnh giới khác ngoài cõi này thì họ chỉ cần dùng phước báo mà thôi. Khi người ta cần dùng phước mà ta cho phước thì người ở cảnh ấy vui mừng thỏa thích, thế nào họ cũng cầu chúc cho ta an vui hạnh phúc. Cũng như ta bố thí trong kiếp hiện tại này người được của họ vui mừng. Nói tóm lại người đời bố thí của cải, vật thực, chỗ ở, thuốc uống, nhưng người ở cảnh giới khác họ cần phước, thì ta lấy phước của ta đem cho như cho của cải trong cõi này thì ta còn được phước lần thứ nhì nữa.
Hơn nữa người Phật tử cố tâm giải thoát chỉ cần dứt bỏ mọi phiền não dục vọng trong Tâm mà thôi, chớ không còn mong được phước hay chi chi hết. Vì ta còn mong được phước, sợ hết phước, vì ta còn muốn sinh lại một nơi nào. Vì vậy nên phiền não vẫn còn mãi và cũng vì vậy nên không thoát khỏi vòng trói buộc của Ma vương.
Tóm lại là người càng diệt được nhiều phiền não chừng nào thì càng mau giải thoát chừng ấy... Phước cao thượng và chân chính nhất là lòng không còn ham muốn mong mỏi một điều gì, mà điều ấy còn trong vòng Luân hồi khổ.
HỎI: Thưa ông tôi vẫn chưa hết nghi ngờ vì câu nói "ai làm nấy hưởng". Vậy chia sao cho được?
Thực ra nếu điều này đối với người còn tại tiền thì rất dễ, nhưng đối với các bậc ân nhân đã quá vãng của chúng ta thì làm sao chúng ta biết được các vị ấy có hưởng hay không. Nếu một khi các vị ấy không thọ hưởng được thì phước ấy đi về đâu?
ÐÁP: Nói cho dễ hiểu hơn: Một khi ta vui lòng chia phước người thọ hưởng ấy phải biết vui mừng thọ hưởng mới được. Ðiều này có thể thí dụ cho dễ hiểu là: một người ở Sài Gòn muốn cho người thân ở Mỹ vật chi chẳng hạn, người gửi có thể gửi qua Bưu điện hay bằng phương tiện nào đó. Rất có thể người thân ở Mỹ lãnh được dễ dàng. Nếu trong trường hợp người ấy không còn ở địa chỉ cũ thì vật ấy sẽ trở về với người gửi. Ðiều này cũng như ân nhân của ta đã quá vãng có thể đã sanh vào cảnh nào mà không thọ lãnh được, phước ấy cũng chẳng mất mà nó lại trở về với ta.
HỎI: Như ông nói, người đã quá vãng cũng có thể sinh vào cõi không thể thọ lãnh của hồi hướng của người, có phải vậy không?
ÐÁP: Sự thật là vậy! Người chết có thể tái sinh vào hai cảnh mà những người quyến thuộc ta sinh vào là: Cảnh an vui và caûnh khổ như Ðịa ngục, ngạ quỉ và súc sanh. Nếu quyến thuộc nào sinh về ngạ quỉ mới hoàn toàn hưởng được. Ngạ quỉ có 13 hạng khác nhau, nhưng chỉ có một hạng là Paradattùpajàvìpeta, nghĩa là Quỉ đói. Hạng ngạ quỉ này hằng chịu đói hàng nhiều triệu tỷ tỷ năm. Hạng này chịu đói khát như vậy để đợi quyến thuộc làm phước hồi hướng đến cho. Theo trong bài kinh Terokodasutta, (Ngài Ðại đức Hộ Tông đã có phiên dịch trong quyển Kinh tụng, xin xem nơi ấy) có dạy hạng ngạ quỉ hằng đứng theo ngã ba, ngã tư đường gần các cửa nhà hoặc các cửa thành để đón chờ coi có quyến thuộc nào bố thí hồi hướng tới để thọ lãnh. Khi mà người làm phước rồi không hồi hướng cho, những ngạ quỉ ấy lấy làm buồn tủi vì không được quyến thuộc ngó ngàng đến.
Vì vậy nên đến rằm tháng bảy Phật tử Bắc Tông có làm lễ Vu lan để bố thí cho cô hồn, nhưng chắc là chư cao tăng Ðại đức khi xưa không ngụ ý như vậy mà các Ngài ngụ ý làm phước để hồi hướng cho Ngạ quỉ. (Quí vị nào muốn rõ về những hạng Ngạ quỷ ấy hãy xem quyển "24 thứ Ngạ quỷ"của Ngài Ðại đức Bửu Chơn đã ấn tống).
HỎI: Thưa ông, tôi có xem Kinh và còn nhớ mang máng một câu Phật ngôn dạy: "Yassa katam kammam kusalena pahiyati", Ác nghiệp mà người đã tạo ra có thể dứt bỏ bằng thiện nghiệp ... Xin ông vui lòng giải thích cho tôi hiểu rõ thêm câu này.
ÐÁP: Ông cũng đã nghiên cứu Phật giáo khá lắm đấy. Câu Phật ngôn này trích trong Pháp cú kinh. Ðức Thế Tôn dạy trong tích của Ðại đức Vô não. Trước khi xuất gia Ðại đức là một tướng cướp sát nhân hung bạo nhất. Sau khi hiểu đạo Ngài xuất gia tu hành rất là tinh tấn; nhờ sự cố gắng hành đạo ấy, Ngài đắc A La Hán quả, giải thoát. Nhân đó Ðức Thế Tôn mới dạy câu ông vừa nói. Câu này đáng hiểu là tiếng nói Thiện nghiệp đây có ý dạy là ráng hành cho đắc được A La Hán quả. Ngoài Thiện nghiệp này ra không còn có Thiện nghiệp nào có đủ khả năng tận diệt được Nghiệp mà người đã tạo.
Nên nhớ rằng: sự hưởng phước (hay gọi là chạy khỏi nghiệp ác trả quả tạm thời) chưa phải là giải thoát thật sự, vĩnh viễn, phước thường không phải là Thánh quả, nó chỉ giúp ta được sanh vào nơi nào mà ác nghiệp không có cơ hội thuận tiện để trả quả thôi. Khi hưởng hết phước, ác nghiệp sẽ đến trả quả liền. Vì vậy gọi phước là phương tiện chạy trốn khỏi nghiệp ác tạm thời mà thôi.
Pháp sư Thông Kham (Mahà Medhivongse)