;
Giải đáp thắc mắc tu pháp môn Tịnh độ (4)
Giải đáp thắc mắc tu pháp môn Tịnh độ (3)
Hỏi số 52:
... Con xin hỏi bác là trong lúc người bệnh đang hấp hối, chỉ còn mười mấy phút thì ra đi, thì rất là khó chịu đau nhức thân thể, thì có nên để cho người thân vuốt ve thoa bóp không?
Trả lời:
Theo như thư của Song Hoài diễn tả thì đúng người bệnh đang trong cơn hấp hối. Thường trong cơn hấp hối, nhiều người bị đau đớn dữ dội, khó thở, họ phải vận dụng toàn cả sức lực để thở từng hơi một, cho nên phải há mồm, trợn mắt, v.v...
Đang hấp hối thì không nên xoa bóp hay vuốt ve nữa, mà nên khai thị, nhắc nhở niệm Phật và tất cả đều thành tâm niệm lớn câu Phật hiệu để hộ sức cho người đó niệm theo.
Đây là lúc tứ đại phân ly cho nên thường bị đau dữ dội. Trong kinh Phật có so sánh sự đau đớn này giống như con rùa bị lột cái mai vậy.
Cho nên, hộ niệm cho một người, cố gắng thực hiện càng sớm càng tốt, đừng để đến lúc sắp chết rồi mới bắt đầu, nhiều khi có hộ niệm đúng cách đi nữa cũng khó mà xoay chuyển tình thế. Vì đến lúc này, người bệnh không còn đủ tinh thần bình tĩnh để niệm câu Phật hiệu, không còn đủ vững tâm nghe theo lời hướng dẫn đâu.
Hỏi: ... giọng nói của con hơi run xúc động khi khai thị vì chưa bao giờ con phải làm chủ nói chuyện trước tình hình có mặt của người lớn. Nhưng khi niệm Phật thì con niệm rất là chân thành và rõ ràng chứ không run giọng. Con thay phiên cho bác Minh Thịnh hướng dẫn lúc đó thôi. Vậy con có tội nặng không vậy?
Trả lời : Cháu đã thành tâm, đem hết sức mình để hộ niệm thì sao lại có tội? Chuyện được vãng sanh hay không là do duyên phước của người bệnh, cháu đã tận tâm cứu là đã làm trọn đạo nghiã người hộ niệm rồi.
Lần đầu tiên hộ niệm ai cũng lúng túng và thường sơ suất, đây là chuyện thường. Chính tâm cháu thiện lành, từ bi là cháu đã tạo công đức. Người thời nay chết đi dễ gì sanh lại làm người, cháu cứu người vượt qua tam ác đạo, gieo nhiều duyên niệm Phật cho họ thì cũng có công đức chứ không có tội đâu.
Một lần hộ niệm thì có thêm kinh nghiệm. Cần nghiên cứu thêm cho vững vàng đề tương lai việc cứu người được viên mãn vậy.
Chúc cháu an vui, niệm Phật tốt.
A-di-đà Phật
Người học Phật phải hiểu thấu điều này mà tìm cách hoá giải trước.
Hoá giải bằng cách làm thiện làm lành, đừng làm ác, phóng sanh lợi vật, v.v... để nghiệp chướng của mình nhẹ, tạo thêm phước đức. Đem tất cả công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, để hóa giải oan trái nhiều đời kiếp, và hồi hướng về Tây phương cầu vãng sanh. Có chút tu hành nào, chút thiện phước nào, hàng ngày đều hồi hướng hết. Trong đó, thành tâm niệm Phật tu hành là điều quan trọng hàng đầu.
Hãy tập buông xả càng nhiều càng tốt.
Ngày ngày đều có tâm nguyện vãng sanh để chí hướng vãng sanh Cực lạc mạnh mẽ. Nhờ vậy lúc lâm chung, trong cơn hấp hối, dù bị đau đớn, chướng nạn cách nào chúng ta cũng vẫn nhớ niệm câu Phật hiệu A-di-đà và quyết lòng cầu sanh Cực lạc.
Người có nhiều phước thì lúc lâm chung đỡ khổ hơn người thiếu phước.
Mọi người đều tự lo trước, đừng sơ ý.
Trong cơn hấp hối, người bệnh không thể nghe hay trả lời gì được nữa đâu. Cho nên chớ nên hỏi han gì cả. Hãy lớn tiếng khai thị hướng dẫn họ quyết tâm niệm Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây Phương. Ví dụ, có thể nói như vầy:
- Bác Trần văn X ơi, sống chết là chuyện thường, đã đến lúc phải xả bỏ báo thân rồi. Đừng tham chấp vào cái thân này nữa mà bị khổ nạn. Hãy mau nhiếp tâm niệm A-di-đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây phương Cực lạc. Có chúng tôi đang bảo hộ cho bác đây. Hãy an tâm mà niệm Phật để được về Tây phương hưởng cảnh vui sướng. Đừng lưu luyến nơi đây mà chiụ khổ nghen. Hãy cố găng hết sức niệm Phật theo chúng tôi bác ơi!
Nam... mô... A...Di...Đà...Phật, Nam... mô... A...Di...Đà...Phật,
(Người biết đường vãng sanh trước sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời khai thị này. Người chưa biết niệm Phật, chưa biết đường vãng sanh thì lúc này bị khó khăn hơn!)
-Nói với con cháu trong nhà thành tâm lạy Phật, cầu Phật gia bị, cầu A-di-đà Phật phóng quang tiếp độ. Phải thành tâm thật thành tâm khẩn cầu. Đừng lạy vài cái rồi bỏ đi. Hãy thành tâm cầu Ngài phóng quang tiếp độ. Tâm thành mới linh ứng.
-Tuyệt đối đừng khóc lóc, không được ồn ào, cãi cọ, ý kiến này nọ, đi lại lộn xộn... trong thời điểm này.
- Tất cả mọi người nên niệm lớn tiếng một chút, niệm thật rõ ràng, niệm từng tiếng, có thể niệm theo hơi thở, để hỗ trợ cho người bệnh niệm theo.
- Phải có một hình Phật A-di-đà (lớn càng hay) treo hay để trước mặt.
- Trong khi mọi người niệm Phật, một người đại diện cho BHN và gia đình thành tâm điều giải oan gia trái chủ, bằng cách khẩn nguyện cầu xin oan gia trái chủ xóa bỏ hận thù, cùng nhau niệm Phật hộ niệm để cùng được về Cực lạc hưởng cảnh an vui, thoát vòng sanh tử.
(Hãy dựa theo lời cầu giải oan gia trong quyển quy tắc trợ niệm, hoặc xem thêm những cuộc Diệu Âm hộ niệm đã có ấn tống khắp nơi- Có thể vào www.tinhthuquan.com hoặc www.tinhtong.com xem thêm.)
Hãy thành khẩn cầu xin oan gia trái chủ buông tha, cùng nhau hộ niệm. Không được cống cao, ra lệnh, hay dùng bùa chú đánh phá oan gia. Chỉ nên thành tâm sám hối cho người ra đi và cầu xin hoá giải.
- Hộ niệm muốn được dễ dàng thi nên xuất viện, đem về nhà mới làm được tất cả những điều cần thiết. Trong bệnh viện thường bị nhiều chướng ngại, làm cho khó được vãng sanh hơn.
Hỏi số 53:
Minh Quang có một câu hỏi xin hỏi chú, có một ông cụ người Việt gốc Hoa tuổi 60 đang bị bệnh gan B chắc là đến thời kỳ cuối vì MQ thấy ông bụng và chân đả bị sưng to, không ăn uống và không đi được nhưng ông còn tỉnh táo. Ban hộ niệm có tới hộ niệm cho ông, ông rất là hoan hỷ và niệm phật theo. Sau khi niệm phật và hồi hướng công đức thì có một phật tử thầm nguyện như sao: (xin đức Phật A Di Đà cho ông cụ Dương Bỉnh Truyền được hết bệnh) vậy thì lời cầu nguyện của phật tử naỳ có lợi hại gì trong khi chúng con muốn ông được vãng sanh.
Trả lời:
Minh Quang
Phải nói với người Phật tử đó đừng làm như vậy nữa. Nếu nguyện xin hết bệnh thì sẽ mất vãng sanh. Đây là lời chư Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở như vậy. Phải y giáo phụng hành. Không được nhượng bộ.
Người bệnh muốn đưọc vãng sanh thì phải phát tâm tha thiết cầu xin được sớm vãng sanh. Nếu tâm nguyện này vững vàng, thì nếu dịp này ông đi thì được vãng sanh, để lại thoại tướng bất khả tư nghì.
Nếu còn tham tiếc thân mạng thì chắc chắn không được vãng sanh, khi chết sẽ theo đường luân hồi thọ nạn. Nhất định không thể thay đổi.
Chết sống là chuyện thường. Tất cả đã có vận hạn. Cứ để Phật lo đi. Nếu vận hạn chưa chết dù cầu cho chết cũng không chết đâu. Nếu đã đến lúc phải xả bỏ báo thân, thì có cầu 100 miễu ngàn chùa cho sống lại cũng không sống được.
Người cầu cho mạnh lại vì: một là chưa hiểu đạo lý vãng sanh; hai là tham tiếc thân mạng, diễn tả suy nghĩ của người thế gian. Nếu còn tiếp tục lầm lẫn, khi người đó chết, nhất định phải tùng theo nghiệp tham chấp thân mạng mà chịu nạn. Nghĩa là, linh hồn sẽ chui vào nấm mồ đề thành ...!
Minh Quang phải quyết ngăn cản lời nguyện cầu này.
Nếu người PT đó là của BHN thì nhất định MQ phải họp lại để điều chỉnh ý tưởng sai lầm. Nếu vị đó thay đổi thì từ nay về sau đừng sơ ý nữa.
Nếu không chịu theo đúng pháp Hộ Niệm, lại tự động cải lời Tổ, thì xin mời người đó đừng nên tham gia HN nữa. Thà mất một người sai lầm còn hơn có thêm một chướng ngại trong việc cứu người.
Nếu người đó là của gia đình người bệnh, thì nói với thân nhân của họ phải cứng rắng quyết định. Nếu người thân trong nhà không chịu nghe theo, không chịu thay đổi, thì BHN quyết định rút lui, sau đó tùy duyên của họ muốn làm gì đó thì cứ làm...
Tất cả chú đều dựa vào lời Tổ mà nói, không bao giờ tự nghĩ ra.
A-di-đà Phật
Hỏi số 54:
Khi đến NHÀ của người được Hộ Niệm. Có để bàn thờ THẦN TÀI VÀ ÔNG ĐỊA hay thờ một số VỊ THẦN khác rất trang nghiêm, trường hợp này phải xử lý như thế nào? (Người được HN nằm ngay trong phạm vi này.)
Trả lời:
Anh Diệu Âm xin lỗi Van Tap nghen, anh trả lời em mà quên xem câu hỏi cẩn thận.
Em nói đúng đó. Nếu thật sự gia đình thành tâm tin tưởng Phật, tha thiết muốn người thân được vãng sanh thì ngại ngùng gì mà không nói thẳng với họ về cách trưng bày trong phòng hộ niệm.
Thờ "ông Địa" và "Ông Thần Tài"thì thường để dưới đất, trong một góc nhà, chỉ cần lấy tạm vải, hoặc một vật gì lớn ngăn che lại là được. Không có gì trở ngại lắm.
Nhưng tưởng Thần Tiên ở trên bàn thờ trang nghiêm, thì có thể ảnh hưởng đến tâm hồn người muốn vãng sanh. Tốt nhất nên né tránh. Hãy giải thích cho họ rõ ràng là chỉ nên treo tôn tượng A Di Đà Phật là tốt nhất. Nếu họ cảm thấy khó khăn phải hạ những tượng khác xuống, thì đề nghị với họ nên dùng căn phòng khác để hộ niệm.
Hơn nữa, lòng tín ngưỡng của người bệnh dẫu sao cũng ăn sâu vào các hình tướng đã thờ lâu này, nếu lâm chung còn tưởng đến đó nữa thì rất khó định tâm, rất khó xoay chuyển tâm ý. Người bệnh nhìn thấy các tướng Thần Tiên, có thể họ lo sợ rằng lâu nay mình thờ các Ngài đó, nay lại niệm Phật A Di Đà mà không niệm các vị Thần Tiên thì các vị Thần Tiên sẽ buồn, sẽ quở phạt, họ sẽ ngại, sợ có lỗi, v.v... Chính vì vậy rất dễ phân tâm, khó nhiếp tâm câu Phật hiệu, hình tướng Phật A Di Đà khó đi sâu vào tâm người bệnh. Nói chung rất khó tạo tâm chân thành, thành kính niệm Phật -> rất khó tương ứng.
Đôi khi, dù cho họ có hiểu chút ít đạo lý vãng sanh, nhưng họ vẫn e ngại đủ điều. Đây là tập khí khó bỏ lắm. Tốt nhất laf chuyển đến phòng khác để họ tạm thời đừng nhìn vào đó nữa..
Trong phòng hộ niệm nên thoáng một chút, sạch sẽ gọn gàng một chút, những hình ảnh chụp gia đình, vợ chồng, con cái, hình bông hoa, phong cảnh nên tạm thời hạ xuống. TV cassette, radio, v..v... nên tắt đi. Nên tránh sự thăm nom của bà con, người thân, đừng để những người không hiểu đạo đến hỏi thăm bệnh tình, chúc phúc chúc lành bệnh, cầu mau bình phục, v.v... không tốt.
Nhắc nhờ người nhà đừng nói chuyện lớn tiếng, đừng vội vã bàn đến chuyện chôn cất, thiêu đốt, hậu sự, v.v... hoặc tỏ ra u sầu, buồn bã, thẫn thờ... những điều này dễ động tâm người đang nhiếp tâm niệm Phật cầu VS. Dừng để những tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến người bệnh.
Ngày hôm qua, 8/10/2008, Ở tại Úc vừa mới có một người VS, người hộ niệm không nhiều, nhưng sau 12 giờ tắt thở, toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm, thân xác tươi mềm, mặt mỉm cười tươi như hoa đầu xuân. Hay lắm. Không có quay video.
Hỏi số 55:
Khi Hộ Niệm cho trường hợp đang hấp hối lại có một trường hợp khác cũng hấp hối (2 trường hợp này Ban Hộ Niệm đều Hộ Niệm thường xuyên khi chưa hấp hối) Ban Hộ Niệm gặp trở ngại vì:
- Phải niệm 24/24.
-Thành viên chỉ có 8 người .
-Các BHN khác đều bận.
Trả lời:
Mình đâu có thần thông, biết phân thân như Thánh chúng ở cõi Tây-phương đâu mà phân thân đi hộ niệm cho đủ khắp. Cần đòi hỏi người trong gia đình phải lo việc hộ niệm cho người thân của họ.
Hộ Niệm 24/24 có nghĩa là người bệnh hoặc người lâm chung phẢI được HỘ Niệm 24/24 chứ đâu phaỉ người BHN phải có mặt 24/24. Mình tham dự trong khả năng tối đa cuả mình, gia đình bắt buộc phải lo hết tất cả. Khi nào BHN của mình có người thì tới phụ Hộ Niệm. Chứ có cách nào khác hơn.
Hỏi :*BHN đang Hộ Niệm cho một trường hợp đã được 8 giờ nhưng chưa tốt phải niệm tiếp tục .Lại có một trường hợp HẤP HỐI cần HN ( 2 trường hợp này cũng được HN thường xuyên).
-Thành viên chỉ có 8 người, có người phải đi làm nên niệm 8 giờ đã mệt rồi .
-Các BHN khác cũng bận .
Trả lời:
2 câu hỏi gần giống nhau. Tuỳ duyên chứ không cách nào khác. Mình làm vì chúng sanh, nhưng chúng sanh phải tự lo cho chúng sanh thì mới tương ưng với đại nguyện của Phật. Nhờ thế mới được cứu. Đưọc cứu nghĩa là được sự sắp xếp.
Tất cả đều do nghiệp duyên dẫn dắt. Người thiếu phước thì đành chịu chướng ngại, chứ biết làm sao hơn.
Người trong gia đình bắt buộc phải lo hộ niệm và chạy tìm người hộ niệm cho người thân, chứ không thể đổ dồn cho BHN được. Phải nói rõ chuyện này với thân chủ trước khi khởi sự HN. Không thể BHN thì lo hụt hơi, còn người nhà của họ thì ỷ lại. Không tốt.
BHN cần thêm người tham gia, và BHN phải biết chia phiên nhau, không nên dồn hết lực lượng cùng niệm. Dồn lực lượng Hộ Niệm, ban đầu thấy ngon lành, nhưng không có đường dài. Nhiều cuộc hộ niệm thấy một phiên tới mấy chục người. Tổ chức như vậy cũng tốt trong một số trường hợp, nhưng nhiều lúc làm người bệnh mệt, căng thẳng, phiền não, hoặc không dám xin nghỉ khi quá mệt. Hơn nữa tổ chức như vậy thật quá phí sức cho BHN, khổ cho người HN, không tốt.
Quyết dịnh cần phải uyển chuyển mới tốt. Tối đa 10 người 1 ca là đủ rồi, các người khác lo nghỉ ngơi. Phải làm đường dài, không làm đường ngắn mà sinh trở ngại về sau.
BHN chỉ có 8 người thì chia làm 4 ra, mỗi lần 2 người tới niệm Phật, bắt buộc người nhà phải tăng cường thêm 2,3 người nữa là đủ.
Quan trọng là khai thị tốt, hướng dẫn chính xác, và lòng thành tâm, chứ không hẳn phaỉ thật đông là tốt, nhất là nhà nhỏ hẹp quá, nhiều người cùng hà hơi sẽ không đủ thanh khí, điều này cũng gây trở ngại cho việc vãng sanh.
Không làm phiền não ngưòi bệnh, không được ỷ thị sơ ý gây thù hằn với oan gia traí chủ. Hoà giải được thì tốt cho cả oan gia và người lâm chung, không được thì đó là duyên phận cuả họ.
Nhiều người, khi thấy mình đưa được một số người vãng sanh xong thì tưởng mình ngon, ngạo mạn, nói lời khinh bạc với oan thân trái chủ, nói lời ra lệnh, hăm doạ họ, v.v... tất cả phải tránh.
Phải tuỳ duyên vậy.
Hỏi số 56:
Có một vị TRƯỞNG NHÓM của một BHN nói với VT rằng: Sau thời gian HN cho một người, nếu còn hai điểm nóng thì có thể niệm tiếp.Nếu chỉ còn một điểm nóng thì niệm tiếp không có tác dụng.
Trả lời:
Diệu Âm chưa bao giờ trả lời như vậy, hãy đọc kỹ lại.
Nếu chỉ còn nóng 1 chỗ thôi thì có thể xác định được cảnh giới họ đi lúc đó, chứ chưa bao giờ nói rằng còn nóng 1 chỗ thì hộ niệm không có tác dụng nữa. Thêm vào câu "không có tác dụng nữa" là "ăn gian", không "ăn gian" thì hiểu lầm, hay đọc lướt qua mà sót ý. Có nghiã là, khi thấy họ chưa được vãng sanh Tây-phưong mình cũng nên phát tâm hướng dẫn tiếp, hộ niệm tiếp để cảnh giới họ cao hơn. Ngay cả người chết, đã bỏ trong hòm, mình còn phải đi dự cầu siêu để mong họ được cơ hội vãng sanh thì tại sao nói"hộ niệm không còn tác dụng nữa"?
Còn nóng nhiều chỗ (hai chỗ trở lên) trên thân thể thì mình nên nghĩ rằng thần thức còn vướng trong thân thể, chưa ra được. Chư tổ dạy, trường hợp này không được tẩn liệm, mà phải tiếp tục hộ niệm để giúp họ vãng sanh. Nếu sau 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ mà thoại tướng không được tốt thì mình nên phát tâm niệm thêm cho họ, khai thị chỉ điểm đường vãng sanh, để thần thức ngộ ra đường giải thoát, đừng lưu luyến thế gian, con cháu, thân xác, v.v... mà bị kẹt, hoặc họ đang bị kẹt chỗ nào đó mình khuyên cho nhiều để họ tỉnh ngộ mà niệm Phật cầu A-di-đà Phật tiếp dẫn.
Vấn đề này gia đình phải hiểu đạo mới được. Nếu họ muốn chôn sớm cho khỏe thì mình "A-di-đà Phật" rồi ra về chứ không cách nào khác!
Vì thế, khi người chết mà chôn hoặc thiêu sớm quá thì tội nghiệp cho họ. Người không hiểu đạo cứ tưởng tắt hơi là hết. Hoàn toàn không đúng.Chôn, thiêu như vậy chẳng khác gì chôn sống vậy.
Hỏi số 57:
Có một trường hợp người được Hn sau 8 giờ còn nóng ở 2 điểmỞ BỤNG VÀ NGỰC.BHN tiếp tục niệm thêm 4 giờ nữa ,hơi nóng chỉ còn Ở NGỰC. Trong trường hợp này nếu niệm thêm thì người này cóCƠ HỘI VÃNG SANH KHÔNG?
Trả lời:
Vãng sanh thì không dám nói, nhưng có thể được thì có thể. Rất nhiều trường hợp sau 8 giờ, thân xác không tốt, nét mặt không tươi, vậy mà hộ niệm thêm một thời gian nữa thì thân xác biến chuyển, mặt tươi ra, thân thể mềm maị, và sau cùng thì kiểm lại có nhiều người ấm trên đỉnh đầu.
Đó là, khi tắt thở còn bị nạn, 8 giờ tâm còn vướng víu, còn bị trở ngại, chưa biết đường nào đi. Nhưng tiếp tục hộ niệm, tiếp tục khai hướng dẫn họ đã ngộ và được vãng sanh.
Hãy kiểm điểm lại phương thức hộ niệm, khai thi, gia đình, tín tâm, v.v... Đừng để HN mà người ra đi mất vãng sanh. Lâu lâu nên họp mà bàn bạc ưu khuyết điểm.
Nếu người đi tin tưởng, gia đình tin tưởng hỗ trợ, hộ niệm đúng cách, thì thường không có trở ngại nhiều như vậy đâu. Sau 8 giờ thoại tướng sẽ rất tốt. Nếu thường 8 giờ không được viên mãn, thì nếu là tại họ thì khỏi bàn,
Riêng BHN nên kiểm lại cách Hộ niệm: các điểm cần chú ý:
- Khai thị có thiếu sót,
- Cách nói không trôi chảy, không đúng trọng tâm, nói nặng lời quá, ưa hỏi bệnh nhân quá, cầu kỳ quá, ngạo mạn quá, chấp lỗi người bệnh quá, nói nhanh quá, nói nhiều quá, v.v...
- Cách niệm có hợp với người bệnh không?
-Nhiều cuộc hộ niệm bị xen tạp nhiều thứ quá. Người HN hình như có khuynh hướng muốn thêm nhiều thứ vào cho rậm đám, đây là điều nên tránh. Ví dụ, niệm Phật thì niệm, 6 chữ hoặc 4 chữ là được rồi, có nơi niệm
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật (10 chữ), hoặc "Nam mô pháp giới tạng thân A-di-đà Phật" (10 chữ), v.v... không cần, không tốt lắm! 4 chữ hay 6 chữ thì tốt nhất.
Nên nhớ, chủ yếu là niệm Phật, chứ không phải tụng kinh, không phải cầu sám, cúng thí thực, không phải cầu tiêu tai giải nạn...
- Người nhà có thường thủ thỉ chuyện gia đình, than khóc, thầm mong còn nước còn tát, âm thầm chống phá việc hộ niệm... không?
- Gia đình kình cãi, bất hoà trong khi hộ niệm, lúc chết rồi mà kình chống nhau ảnh hưởng rất lớn đến thần thức người ra đi.
-v.v... và v.v...
Chúc thành công.
Hỏi số 58:
Khi hộ niệm, chúng ta nên niệm nhanh hay niệm chậm? Theo như các tài liệu hộ niệm của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu thì chỉ niệm nhanh khi hành giả đang hấp hối và sau khi tắt hơi 1 lúc. Nhưng em lại không biết rõ ràng là phải niệm nhanh bao lâu. Có người thì lại niệm nhanh suốt 8 giờ. Em thấy niệm như vậy rất là tổn hơi, khó mà duy trì lâu dài. Xin sư huynh cho biết ý kiến. Cũng có ý kiến cho rằng niệm nhanh để đẩy thần thức lên hướng thượng, thật ra em cũng không biết có đúng hay không nữa.
Trả lời:
Khi hộ niệm cho người bệnh chúng ta nên niệm theo tốc độ của người bệnh là tốt nhất, nghĩa là người bệnh niệm chậm ta niệm chậm, người bệnh niệm nhanh ta niệm nhanh. Nếu người bệnh không có quyết định gì cả thì ta nên niệm theo "Trung đạo", nghĩa là không nhanh không chậm (cỡ chừng 2 giây 1 niệm là được), không cao quá cũng không trầm quá.
Niệm 4 chữ A-di-đà Phật hay Nam mô A-di-đà Phật cũng tùy thuận theo người bệnh. Thông thường nên niệm từng tiếng rõ ràng là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đã quen theo các âm điệu riêng thì mình cũng nên cố gắng niệm theo âm điệu của người bệnh.
Nhưng khi niện theo âm điệu, người hộ niệm phải rất cẩn thận, niệm tiếng rõ ràng, trong sáng, đừng nên kéo nhừa nhựa quá, hoặc âm thanh mờ đục, để cho người bệnh nhận rõ được từng tiếng "A ....Di...Đà...Phật" chứ không phải "A....i...à....ật", hay biến thành âm thanh xa lạ khác! Đây là sự thực, trong nhiều kinh nghiệm hộ niệm Diệu Âm đã từng gặp qua, chứ không phải nói đùa. Nhất là những người HỘ NIỆM nhiều quá, mệt mỏi, buồn ngủ, họ ngủ gục lúc đang niệm Phật, hoăc đôi khi đang nghĩ ngợi chuyện khác thành ra biến chữ A-di-đà Phật thành điều gì mà họ đang nghĩ đó. Điều này nguy hiểm cho người bệnh vì họ sẽ chìm trong những cảnh giới lạ, không niệm Phật được.
Khi người bệnh đang hấp hối, đang lâm chung, nên niệm rõ ràng từng tiếng, niệm chậm theo hơi thở, và niệm mạnh tiếng để họ cố gắng niệm theo. Lúc đang hấp hối mà người hộ niệm niệm nhanh quá thì người ra đi có thể nghe theo không kịp. Có thể, lúc người bệnh hắc hơi ra (sắp tắt hơi), cứ 1 hơi thở 1 câu "Nam-mo A-di-đà Phật" hoặc "A-di-đà Phật". Hoặc có người niện như vầy, thấy người bệnh hắc ra 1 hơi thì niệm "A...", hắc lần nữa thì niệm "DI...", rồi "ĐÀ...", rồi "PHẬT...". Mỗi cái hắc hơi mỗi tiếng. Nói chung lúc hấp hối đều phải niệm chậm để nương cho người bệnh cố hết sức niệm theo mới tốt.
Khi tắt hơi thì người hộ niệm bắt đầu niệm mạnh, nhanh hơn, đông người hơn một chút rất tốt. Niệm khoảng 2 tiếng đồng hồ nên thay ca khác. Mỗi lần thay nên nhớ hồi hướng công đức cho hương linh. Khi thay ca thì ca khác sẽ niệm, niệm chậm hay nhanh sau đó đều được, nghĩa là trở lại bình thường, tùy theo sức niệm chung. Chú ý nên niệm đều và thành tâm là được.
Nên nhớ trong giai đoạn hắc hơi ra, người hộ niệm cần khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở người bệnh rằng, giờ xả bỏ báo thân đã sắp đến rồi, hãy vui vẻ kên, hãy buông xả tất cả, mau mau nhiếp tâm niệm Phật, chờ A-di-đà Phật đến tiếp dẫn. Đừng để ý đến bất cứ cảnh giới nào khác đang hiện ra, cứ nhiếp tâm niệm Adiđà Phật, chỉ một lòng theo Adiđà Phật vãng sanh, không theo bất cứ một ai khác, dù là Phật hay Bồ tát, cha mẹ, v.v...
Ngay lúc tắt hơi nên khai thị nhắc nhở liền, ngắngọn như: "Bác, cụ, anh... đã phải bỏ báo thân rồi, mau nhiếp tâm niệm A di đà Phật cầu Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương cực lạc". Rồi tiếp tục niệm Phật mạnh lên.
Hỏi :Lúc bình thường niệm Phật thì thật ra niệm chậm hay niệm nhanh là tốt?
Trả lời:Tùy theo mỗi người. Đây thuộc về công phu. Có người cảm ứng với cách niệm thật nhanh, mỗi giờ niệm 10 ngàn câu Phật hiệu mới nhiếp tâm thì tiếp tục niệm nhanh. Có người niệm chậm tha thiết mới cảm ứng thì cứ niệm chậm. Có người thích niệm theo máy thì niệm theo máy, có người thích niệm từng tiếng rõ ràng thì niệm theo từng tiếng rõ ràng. Tất cả đều được. Mỗi cách niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mạnh hay yếu hoàn toàn tùy theo cá nhân.
Chư Tổ có để lại rất nhiều cách niệm là để đáp ứng với nhiều cách cảm ứng của người niệm Phật. Niệm chậm thuộc về "Phản văn trì danh", nghĩa là lắng nghe lấy tiếng niệm của mình để nhiếp tâm, phá tạp niệm. Niệm nhanh như "Kim cang trì danh" thì niệm rất nhanh, rất khẽ, không còn ra tiếng, lưỡi chỉ đánh đánh nhẹ vào hai hàm răng thôi, để những chuỗi câu Phật hiệu tiếp tục không rời, không để kẽ hở cho tạp niệm xen vào. Cách niệm này gíúp cho người niệm Phật một ngày có thể niệm tới 40 ngàn, 50 ngàn, ...100 ngàn, 160 ngàn câu Phật hiệu.
Đây là những cách công phu, mình không nên chê bai hay bài bác mộ cách nào được. Mỗi người đều hợp theo 1 phương cách riêng để nhiếp tâm. Điều chính yếu là phải rõ ràng, trong sáng, từng chứ từng câu minh bạch chứ không phải niệm lấy có, niệm dối.
Hỏi:Sư huynh có nói khi cộng tu thì niệm Phật "địa trung" 4 lần, mỗi lần 20 phút, vậy thì khoảng giữa của mỗi lần thì làm gi? Có phải sẽ tĩnh tọa không? Tại sao chỉ niệm có 20 phút mà không niệm lâu hơn?
Trả lời:Địa chung chứ không phải điạ trung. Đây là phương pháp đã soạn sẵn cho một buổi cộng tu niệm Phật của Hộ Tịnh tông thế giới, phù hợp với thời gian 3 giờ công phu mà thôi chứ không phải là quy tắc bất di bất dịch.
Cách cộng tu 3 giờ này có: tán Liên trì, tụng kinh A-di-đà, tụng chú vãng sanh, xướng tán Phật A-di-đà, Kinh hành niệm Phật (6 chữ), ngồi xuống niệm Phật (4 chữ), giữa hai thời điạ chung thì có Tịnh niệm (nghiã là niệm thầm trong tâm).
Trong 3 giờ công phu, hấu hết thời gian là niệm A-di-đà Phật, nhưng cách cộng tu uyển chuyển, người công tu được có lúc đi kinh hành, có lúc ngồi niệm theo điạ chung, có lúc tịnh niệm, có lúc lạy Phật, có lúc buông thư (tức là lúc thư giãn cho khỏi mỏi 5 phút) làm cho thời gian trôi qua rất nhanh, ai cũng có thể theo được, không chán. Rất hay.
Hỏi số 59:
Cô muốn đưa pháp môn hộ niệm này vào 1 chùa ở gần quê cô. để phối hợp cùng thực hiện, tránh sự để ý can thiệp của chính quyền, thì cô nên đặt vấn đề nói chuyện với quí thày cô ở chùa như thế nào cho hợp lý?
Trả lời:
Mỗi chùa đều có đạo phong, đạo học riêng. Nói chung là có cách tu hành riêng. Cho nên, Cô cần cản thận trong lúc bàn thảo với các vị trụ trì ở đó mới được.
Thời mạt pháp này niệm Phật là pháp tối thắng nhất để cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử. Trong những năm qua, người niệm Phật vãng sanh đã hiển hiện rõ rệt, rất nhiều. Nhiều người đã nhìn thấy những cuộc Vãng sanh đã ngộ ra đường giải thoát, đã phát tâm rất mạnh và quyết lòng thành lập những nhóm cộng tu, Ban Hộ Niệm, Niệm Phật Đường để niệm Phật.
Nói vậy, nhưng vẫn còn nhiều nơi không muốn thay đổi cách tu hành. Họ đã quen thuộc với cách tu hành có trước. Đây cũng là điều bình thường chứ không có gì lạ.
Được vãng sanh cần phải có đầy đủ phước đức và thiện căn. Người có đủ phước đức và thiện căn thì gặp cơ duyên nay mới được cái phước phần Vãng sanh Tây phương cực lạc để viên mãn thành tựu đạo quả. Thiếu phước đức và thiện căn thì đành phải chịu thua!
Thiện căn là lòng tin, phuớc đức là phát tâm niệm Phật, nhân duyên là gặp được cơ hội này thì quyết lòng cầu vãng sanh Tịnh độ.
Chính vì thế mà mình làm Phật sự cũng phải tùy duyên, chứ không nên phan duyên.
Nghĩa là, bàn bạc với các chùa thì Cô cứ bàn bạc, khuyên đại chúng Niệm Phật thì Cô cứ khuyên, còn được hay không thì nên để tùy duyên của người. Xin Cô không buồn phiền khi khuyên người niệm Phật mà bị họ chống đối hay không theo.
Hầu hết các chùa chiền ở các nơi đã tu hành theo lệ cũ, quen thuộc rồi. Phật tử đã quen cách tu hành như vậy rồi, các Thày dù muốn thay đổi, cũng khó khăn chuyển đổi lắm. Mình nên thông cảm vấn đề này.
Cô nên gởi biếu, hoặc cúng dường cho họ những băng đĩa vãng sanh, lời pháp của Ngài Tịnh Không, nhưng tin tức về Hộ niệm Vãng sanh, và đề nghị với quí Thày/Cô về việc Hộ Niệm, chuyên tu Tịnh nghiệp, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, nếu được thì tốt, không được thì mình phải lo số phận củaa minh là chính vậy.
Trong những năm qua D/A đều cố gắng làm việc này, Trong đó, hầu hết các NPD của cư sĩ tại gia lập nên, tự niệm Phật, tự Hộ Niệm cho nhau đều đã có sự thành tựu rất lớn, cứu đọ được nhiều người vãng sanh.
Hỏi:Ở Hà nội, theo Cô được biết chưa có 1 ban hộ niệm nào cả, cô rất muốn thành lập, nếu Diệu Âm có nhóm liên hữu đồng tu nào có quan hệ thân thiết ở Hà nội, có thể gây dựng cơ sở được, thì cho cô biết vói.
Trả lời:Thực ra ở Hà nội đã có BHN chứ không phải không có. Năm 2007 có vài vị ở Hà Nội vào TP HCM gặp Diệu Âm và sau đó về HN lập BHN, đáng tiếc là hiện giờ Diệu Âm không liên lạc được để biết rõ địa chỉ cũng như điện thoại của họ. Diệu Âm sẽ cố gắng tìm cách nối lại liên lạc rồi cho cô hay sau.
Lỗi này có lẽ cũng do Diệu Âm. Hơn nữa, do Diệu Âm hơi bận bịu, không cách nào liên lạc cho hết được. BHN thành lập ở VN đến nay nhiều lắm, rải rác khắp nơi, nhiều khi ngay trong một tỉnh có đến hàng chục BHN mà Diệu Âm không cách nào liên lạc cho đầy đủ được.
Chị Thu Hương ở Đà nẵng là một người rất tốt, thẳng thắn, phát tâm mạnh, Cô nên liên lạc với chị Thu Hương để nhờ giúp đỡ về cách thức HN và thành lập BHN.
Về mặt chính quyền, thì ở đâu mình phải theo luật lệ ở đó. Căn bản là mình không được làm điều gì phạm đến quy định của nhà nước, không được xen vào việc chính trị. Làm đạo thì ta cứ lo việc đạo, quyết lòng theo giáo pháp của Phật để cứu độ chúng sanh mới tốt.
Nên tế nhị trong việc tiếp xúc, thành khẩn xin họ chấp nhận cho bà con xóm làng, những người già cả, tụ tập lại thành nhóm nhỏ để cùng nhau niệm Phật, nếu có ai bị bệnh nặng thì xin họ cho phép BHN tới niệm Phật hộ niệm. Chỉ vậy mà thôi.
Nhiều địa phương, ban đầu đều bị chính quyền địa phương la rày. Nhưng sau đó, họ thấy bà con thật sự tu hành, không có điều gì sai trái, thành ra sau cùng họ đều hoan hỉ cả.
Hỏi số 60:Mình chọn đạo tràng tu có phải là phân biệt không?
Trả lời:
Mình không muốn phân biệt, nhưng tâm cơ, căn tánh của mình thấp kém, cho nên cần chọn nơi nào thích hợp để tu hành, như vậy mới có ích lợi. Ví dụ, một đạo tràng lộn xộn quá, mình tới tu không được, càng tới càng thấy phiền não thì chẳng lẽ mình tìm phiền não hay sao?
Phân biệt chính gốc củanó là sự cố chấp, hẹp hòi, đấu tranh, đố kỵ, nói xấu, chê bai lẫn nhau, v.v…
Đến một đạo tràng lộn xộn mình tu không được thì lặng lẽ đi tìm chỗ khác để tu, đấy không phải là phân biệt. Nếu mình chê bai, kình cãi với họ, phỉ báng họ, chống lại họ, nói xấu họ, moi móc chuyện xấu của họ ra cho mọi người biết, v.v… thì mình là kẻ cố chấp, phân biệt, không phải là người tu hành tốt.
Cho nên, chỗ nào không hợp với mình, mình không tới thì trước là tránh sự phiền não cho chính mình, hai là tránh gây phiền não tới người káhc, chứ không phải là phân biệt. Chỗ nào thích hợp, thanh tịnh thì mình tới tu hành để được thiện lợi, được thành tựu, thì đấy gọi là hợp duyên, tùy duyên, thuận duyên với mình.
Tu hành cẩn phải hợp căn, hợp cơ, hợp lý, hợp sự, hợp thời… mới mong có ngày thành tựu.
Tu hành mà không hợp căn cơ, không hợp ý nguyện, không hợp pháp môn, tu một cách gượng ép, không thoải mái, không vui thì đường tu hành sẽ bị sai lệch, tu hành bừa bãi, thiếu cẩn thận, cẩu thả, không trách nhiệm với chính huệ mạng của mình. Chắc chắn không thành tựu. Tu như vậy gọi là phản duyên.
Chính vì vậy, cần phải chọn nơi nào thích hợp để tu hành thì mới tốt được. Đấy chính vì ta còn là phàm phu, tâm chưa được thanh tịnh, chưa đủ năng lực chuyển đổi hòan cảnh. Cho nên, ta cần phải chọn hòan cảnh tốt để hoàn cảnh tốt đó phụ giúp việc tu hành của ta tốt hơn.
Hỏi số 61:
Vọng tưởng là gì? Con thường mong sớm về Tây phương, như vậy có là vọng tưởng không?
Trả lời:
Vọng tưởng là nghĩ tưởng bậy bạ, không để tâm thanh tịnh, an lạc mà cứ nghĩ cái này, nghĩ cái kia, mơ chuyện này, mơ chuyện kia, thích những chuyện xa vời, quá tầm tay của mình, v.v.. đó là vọng tưởng.
Ví dụ: Nghĩ rằng mình đã chứng đắc, thì đấy là vọng tưởng. Tưởng mình giỏi hơn người khác (cống cao ngã mạn): vọng tưởng. Thích nói huyền nói diệu: vọng tưởng. Lý luận lung tung: Vọng tưởng. Ham thích thần thông: Vọng tưởng. Thích được phép lạ: Vọng tưởng. Cầu xin Phật cho mình trúng số : Vọng tưởng. Ngày ngày mong cầu thấy Phật hiện thân: Vọng tưởng. Mong mình có năng lực phi thường: Vọng tưởng. V.v…
Còn niệm Phật cầu sanh Tây phương là nguyện theo lời Phật dạy. Làm đúng theo lời Phật thì gọi là chánh nguyện, chánh cầu chứ không phải là vọng cầu. Gọi là “ Y giáo phụng hành”.
Tâm tin tưởng Phật pháp thì không tin tưởng các tà phái khác. Tâm nghĩ về Tây phương thì khỏi nghĩ các vọng tưởng khác. Tâm niệm Phật thì khỏi niệm các vọng niệm khác. Đây gọi là chánh tín, chánh nguyện, chánh hạnh.
Tha thiết nguyện vãng sanh là một trong ba điểm quan trọng pháp niệm Phật. Ta phải giữ cái tâm nguyện này suốt đời. Lấy chánh nguyện này làm chánh, còn các chánh nguyện khác làm phụ, gọi là trợ nguyện. Lấy niệm Phật là chân hạnh còn các việc làm khác là trợ hạnh, (tức là phụ thuộc). Ví dụ, như làm thiện làm lành, giúp người bố thí, làm website Phật pháp, cúng đường, in kinh, ấn tống, phóng sanh, v.v… tất cả đều là trợ hạnh, trợ nguyện (trợ tức là phụ thuộc, chứ không phải chánh yếu), để hỗ trợ cho việc vãng sanh. Có như vậy thì lúc lâm chung tâm mình mới vững vàng, vui vẻ, an nhiên, một đường đi về Tây phương cực lạc, không bị lạc.
Nhiều người tu hành thường lấy trợ nguyện làm chánh nguyện, trợ hạnh làm chánh hạnh. Đây là vì họ sơ ý, không hiểu thấu Phật pháp. Ví dụ, phát nguyện suốt đời bố thí giúp người nghèo khổ. Nguyện vậy tốt, nhưng không hoàn toàn đúng, (gọi là bất liễu giáo = tu không trọn vẹn phép giải thoát). Sau cùng đến lúc lâm chung thì cái nguyện này mạnh quá, nó xui khiến họ cứ cầu mong cho sống thêm được ngày nào hay ngày đó để đi bố thí, giúp người. Nguyện giúp người quá mạnh thì nguyện vãng sanh sẽ yếu xuống. Họ sẽ quên mất ý nguyện vãng sanh, vì thế họ không được vãng sanh. Vô tình họ bị lọt lại trong lục đạo. Họ có thể tái sanh thành người giàu có, hưởng phước. Phật dạy, những người này là tu phước báu Nhân – Thiên. Không thể thành tựu đạo nghiệp. Nên nhớ, lúc sắp bỏ báo thân chúng ta không còn sáng suốt, bình tĩnh, an nhiên… như bây giờ đâu.
Khi hưởng phước rồi không còn tu hành nữa, trái lại có phước thì hủy báng người tu hành, chê bai người nghèo khó, chống lại Phật pháp… chính vì vậy mà họ tạo nghiệp, để sau đỡ bị quả báo nặng. Đây gọi là “Tam thế oán”.
Cho nên, phải nguyện vãng sanh là chính, tất cả các nguyện khác đều hỗ trợ cho việc vãng sanh, thì tất cả việc gì cũng hàm ý để mình được vãnh sanh. Vậy là đúng.