;
“...Ví như giữa chồn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum sê tươi tốt..."
Đoạn kinh trên được trích trong phẩm “Phổ Hiền hạnh nguyện” của kinh Hoa Nghiêm, là hình ảnh dụ cho giữa sa mạc sinh tử mênh mông, khô cằn, chúng sinh không có cách nào khác để thành Phật quà nếu không có nước đại bi thấm nhuần. Chúng sinh là gốc rễ, bồ tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi để tưới tẩm cho chúng sinh chính là ý nghĩa thâm diệu của nguyện thứ chín trong mười hạnh nguyện thù thắng của bồ tát Phổ Hiền: “Chín là hằng thuận chúng sinh”.
Theo kinh Bi hoa, bồ tát Phổ Hiền xưa kia là thái từ Mần Đồ (Amiga), con thứ tám của Chuyển luân thánh vương Vô Tránh Niệm, thời đức Phật Bảo Tạng (Ratnagarbha). Sau khi thái tử Mần Đồ phát đại nguyện trước đức Như Lai, liền được đức Phật đổi tên thành Phổ Hiền (Samantabhadra) và được thọ ký về sau thành Phật hiệu là Trí Cang Hống Tự Tại Tướng Vương (Jnanavajravijrmbhitesvaraketu) ở thế giới Tri Thủy Thiện Tịnh Công Đức nơi phương Bắc. Còn theo kinh Hoa Nghiêm, bồ tát Phố Hiền là vị bồ tát hầu bên tả đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), dùng mười đại nguyện vương khuyến dẫn hải chúng bồ tát trong cõi Hoa Tạng đồng về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà: “Nếu ai muốn trọn nền công đức cùa Phật, thời phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều?
Một là lễ kính chư Phật,
Hai là ca ngợi Như Lai,
Ba là rộng tu củng dường,
Bốn là sám hổi nghiệp chướng,
Năm là tùy hỷ công đức,
Sáu là thỉnh chuyển pháp luân,
Bảy là thỉnh Phật trụ thế,
Tám là thường theo Phật học,
Chín là hang thuận chúng sinh,
Mười là hồi hướng tất cả. ”
Hạnh bồ tát thì nhiều vô lượng vô biên, nhưng khi tóm lại thì chính là tu sáu ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Vậy hạnh đầu tiên mà bồ tát phái tu là bố thí, hay nói đơn giản hơn, tức là thay chúng sinh chịu khổ, khiến chúng sinh lìa khổ được vui. Bất kể người này là người xuất gia hay tại gia, giàu sang hay nghèo hèn, trình độ học thức, tuổi tác bao nhiêu, làm được điều này đều được gọi là bồ tát. Hạnh bồ tát là hạnh cao quý và khó làm vì ai cũng ích kỷ, cũng vì lợi ích cùa bản thân, đâu dễ mà nói tới việc hy sinh vì kẻ khác? Tuy vậy, thực hiện hạnh bồ tát đã khó, nhưng để thực hiện được hạnh Phổ Hiền còn khó hơn trăm ức vạn lần! Hạnh bồ tát là phục vụ từ một chúng sinh, hai chúng sinh, đến vô lượng chúng sinh trong pháp giới. Còn hạnh Phổ Hiền là “tận hư không biến pháp giới”, không có ngằn mé, không có giới hạn: “Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sinh cùng tận, nghiệp chúng sinh cùng tận, phiền não chủng sinh cùng tận, sự tùy thuận chúng sinh của tôi đây vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thản khấu ỷ ba nghiệp không hề nhàm mỏi Vì lẽ đó, hạnh Phổ Hiền là hạnh thù thắng, xứng đáng được gọi là “mười đại nguyện vương”, là diệu hạnh để đắc thành Phật quả!
Người tu đạo muốn vừng bước trên con đường Phật pháp không ai không biết là phải “phước huệ song tu”. Chẳng thể nói rằng ta chỉ cần tu thân ta là được rồi, không cần để ý quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Một mặt bản thân tinh tấn hành trì pháp môn là điều rất tốt, nhưng mặt khác hành giả phải luôn ý thức rằng nghiệp chướng của mình vẫn còn sâu dày, mình vẫn đang sống trong cõi Ta Bà, xung quanh biết bao chướng ngại làm lui bước đường tu, thế nên trong các đại nguyện, nguyện thứ chín “hằng thuận chúng sinh” là nguyện quan trọng nhất, thể hiện được lòng từ bi rộng lớn của bồ tát và là điều kiện không thể thiếu đế bồ tát tích lũy công đức, viên mãn thành Phật.
Trong mười pháp giới, chỉ trừ pháp giới của Phật, chín pháp giới còn lại đều vẫn còn vô minh, vẫn còn phiền não. “Chúng sinh” không chi có loài người, mà là tất cà các pháp do chúng duyên sinh, tức bao gồm loài người, phi nhơn, các loài động vật, thực vật, cho đến khoáng vật và môi trường sinh thái. Theo nghĩa thông thường có thế hiểu “hằng thuận chúng sinh” là ta luôn thuận theo nhu cầu, sở thích, trình độ của mỗi chúng sinh, tôn trọng, thương yêu, và phục vụ cho họ. Nhưng thực hành hạnh “hằng thuận chúng sinh” trong mười hạnh của bồ tát Phổ Hiền không chỉ như vậy mà còn là tùy thuận, cúng dường mọi chúng sinh như kính cha mẹ, như bậc A la hán, như đức Như Lai không một chút sai khác, phân biệt.
Bản thân chúng ta, mỗi người là một phần tử trong cộng đồng xã hội và vì đồng nghiệp mà được sinh ra cùng một nơi chốn, sống trong cùng một môi trường. Thế nhưng mối quan hệ giữa người và người trong xã hội vô cùng phức tạp, thật chẳng dễ dàng để sống qua một ngày thuận hòa, một ngày bình yên. Trong sâu thắm tâm hồn mỗi người, ai cũng căm ghét chiến tranh và quý trọng hòa bình. Chiến tranh đem lại sự giết chóc, sự chia ly, đem lại máu và nước mắt. Ở đâu có chiến tranh, ở đó chỉ có nỗi thống khố vô bờ của người dân, lòng căm thù trong đau đớn của những người bị mất mát. Dù người thắng hay kẻ bại, không ai không tự hỏi vì sao lại xung đột, vì sao lại có lửa, có bom, có kẻ thù, hay những kẻ xâm lược tàn ác. Niềm hạnh phúc giản đơn mà họ luôn mong ước là ngày ngày cày cấy trong thanh bình, siêng năng lao động sản xuất, vui thú điền viên bên gia đình và cộng đồng. Phần lớn họ chẳng bao giờ nghĩ đến việc đi xâm lược quốc gia khác hay cố ý tạo hiềm khích với dân tộc khác.
Cái con người phải đối mặt còn là thiên tai. Vì sao những năm gần đây khắp nơi trên thế giới xuất hiện động đất, thiên tai, lũ lụt, sóng thần...? Vì tham. Chính bởi sự tham lam, ích kỷ của con người mà gây tổn hại đến thiên nhiên, sinh vật, và thậm chí là chính bản thân con người, sống trên cùng một trái đất, nhưng con người tự tôn xưng mình là kẻ thống trị, nắm quyền sinh sát trong tay. Con người phá rừng làm rẫy, lấy gồ, khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi sinh để thu về lợi ích lớn nhất cho bản thân. Nhưng kết quả đạt được không phải sự giàu có phồn hoa mà là một cuộc sống ngày càng khắc nghiệt. Loài người đang đi đến giới hạn chịu đựng cuối cùng của trái đất. Nếu cứ tiếp tục xâm hại đến muôn loài, đến đất, đến nước, đến không khí mà quên đi sự tôn trọng thiên nhiên, thì cả trái đất này sẽ bị hủy hoại. Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta sự sống và tất cả mọi sinh vật trên trái đất, từ con người, động vật, thực vật, thậm chí gỗ đá cũng mong muốn có một cuộc sống bình thường, thuận hòa với thiên nhiên. Nếu chúng ta hủy diệt thiên nhiên, cũng là làm trái với mong ước của Mẹ trái đất, là đi ngược lại với lý “hằng thuận chúng sinh”.
Từ xưa đã có câu: “Thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Đối với người mà mình yêu mến thì việc gì cũng vui vẻ, dễ dàng, nhưng với người mình xưa nay có thành kiến thì vừa chạm mặt đã thấy khó chịu, huống gì đến việc hằng thuận? Trong “bát khổ” có “oán tắng hội”, tức là phải gặp gỡ người mình không ưa. Vậy nếu vừa phải gặp gỡ người mình ghét, lại vừa phải chiều ý họ thì đúng là ta đang phải chịu khổ gấp bội rồi! Hòa thượng Thánh Nghiêm đã nói rằng: “Cứu khổ cứu nạn là bồ tát, chịu khổ chịu nạn là đại bồ tát!” Làm Đại bồ tát thật sự phải chịu thiệt thòi nhiều quá, nhưng ta có nên làm không? Nếu ai biết sợ khổ, sợ chiến tranh, sợ luân hồi thì nhất định phải cố gắng. Nhưng phải thực hiện thế nào cho có lý trí, cho hợp với tinh thần Phật giáo?
Chúng sinh còn nhiều ngu si mê lầm, mê đắm ái dục thế gian, bồ tát muốn giáo hóa phải “dùng dục câu dắt để đưa vào Phật trí” hay nói cách khác là dùng “tứ nhiếp pháp” làm phương tiện để gần gũi chúng sinh. Tứ nhiếp pháp gồm: bố thí nhiếp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, đồng sự nhiếp. Bố thí nhiếp là xả những vật mình có, đem hiến tặng cho người khác những gì họ mong muốn. Ái ngữ nhiếp là tùy vào căn tánh của mỗi chúng sinh mà khôn khéo dùng lời hay đẹp an ủi, khuyên nhủ họ làm điều thiện, tránh xa cái xấu. Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho chúng sinh bằng ý nghĩ, lời nói, hay hành động. Đồng sự nhiếp là trực tiếp cùng làm việc, chung vai sát cánh, chịu khổ chịu nhọc với họ không khác. Cả bốn nhiếp pháp này đều cùng chung một mục đích là làm cho chúng sinh yêu mến, cảm phục, và chịu lắng nghe giáo pháp của Phật mà ta truyền đạt.
Trong bố thí nhiếp lại được chia ra: tài thí, pháp thí, vô úy thí. Tài thí là dùng tiền tài, của cải để giúp đỡ cho kẻ khác, làm cho nỗi khổ lo lắng về vật chất cùa họ không còn. Pháp thí là đem giáo lý của đức Phật và các bậc Thánh Hiền truyền dạy lại cho họ, giúp họ nhận biết điều thiện, điều ác, chấm dứt ngu si, lầm lạc. Vô úy thí là làm cho chúng sinh không còn hoang mang, sợ hãi, tìm được sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn. Trong các thứ bố thí, pháp thí là đáng quý nhất, nhưng nếu không có cả tứ nhiếp pháp, thì pháp thí rất khó thành tựu.
Tứ nhiếp pháp là hạnh của bồ tát. Nhưng đối với người tu hạnh Phổ Hiền thì không có pháp bố thí, chỉ có pháp cúng dường. Vì tu hạnh Phổ Hiền là dùng tâm bình đẳng, xem tất cả chúng sinh đều là Phật không một chút sai khác, nên đối với Phật thì phải cúng dường chứ không phải bố thí. Thực hiện được hạnh cúng dường như vậy thì cũng như cúng dường các đức Như Lai khắp mười phương. Vậy có thể nói “hằng thuận chúng sinh” chính là tứ nhiếp pháp nhưng ở cấp cao hơn rất nhiều, là pháp của bậc bồ tát Đẳng giác tu hành. Bồ tát Đẳng giác có mức giác ngộ không thua kém Như Lai, nhưng do công đức chưa vẹn toàn nên chưa thể đắc quả Bồ - đề, nay tu tập hạnh hằng thuận để công đức đủ đầy, phước huệ viên mãn. Việc khó như vậy liệu ta có thể thực hành được chăng?
Thực hành được! Chỉ cần có tâm đại bi thì không gì không làm được. Như đoạn kinh được trích ở trên, chúng sinh là gốc rễ, Phật Bồ - đề là quả lành thù thắng. Gốc rễ dù ở sa mạc khô cằn, nóng bức nhưng chỉ cần có dòng nước mát tiếp sức thì nhất định sẽ đơm hoa thơm trái ngọt. Dòng nước ấy chẳng gì khác ngoài tâm đại bi.
Căn tánh chúng sinh khác biệt chẳng đồng, tâm lượng rộng hẹp mỗi người một khác, chướng nghiệp mỏng dày chẳng ai giống ai, làm sao ta có thể làm vừa lòng đẹp ý tất cả? Lòng đại bi vô lượng thì phải kể đến các đức Như Lai. Các đức Như Lai dùng tâm đại bi làm thể, nhân nơi chúng sinh mà phát tâm Bồ - đề, rồi nhân Bồ - đề tâm thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bồ tát Phồ Hiền học theo các đức Như Lai, phát tâm đại bi vô lượng, tôn trọng, thừa sự, cúng dường chúng sinh khắp các cõi, chúng ta cũng nên vâng theo sự dẫn dắt của Ngài mà tu tập.
Khi nhắc đến tâm đại bi, chúng ta thường liên tưởng đến bồ tát Quán Thế Âm. Quán Thế Âm nghĩa là lắng nghe tiếng gọi cầu cứu của tất cả chúng sinh trên thế gian. Nơi đâu gặp khổ nạn thì niệm “Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm bồ tát”. Hình ảnh đức Quán Thế Âm tay cầm tịnh bình đựng nước cam lộ, tay cầm cành dương liễu mềm dẻo rưới nước đại bi đượm nhuần dập tắt lửa phiền não, cứu khổ chúng sinh chính là thể hiện cho lòng kiên nhẫn, chịu khó, sự uyển chuyển, khéo léo và tấm lòng từ vô hạn không thể thiếu khi tu hành hạnh nguyện “hằng thuận chúng sinh”.
Nhưng so với các Ngài thì chúng ta còn cách khoảng cách quá xa, tâm lượng hẹp hòi của chúng sinh thì sao có thể khởi được tâm đại từ? Ai cũng suy nghĩ cho riêng mình, ít ai quan tâm đến nỗi đau của kẻ khác. Lối sống ích kỷ vốn đã đi sâu vào mỗi người từ khi còn là một đứa bé. Tuy nói rằng “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, nhưng tính ích kỷ thì trong tập khí đã có sẵn, không ai chi bày cũng tự bộc lộ. Em bé chưa tròn một tuổi cũng ý thức được mình thích cái gì, không thích cái gì. Cái nó thích nếu có được thì vui mừng, cái nó ghét đưa tới thì la ó, khóc la. Nếu lấy cái nó thích đem cho người khác thì nó lập tức tỏ ý phản đối, đòi lại cho bằng được, nhất quyết không buông ra. Đứa bé đã vậy, người lớn thì sự tham lam, ích kỷ lại càng thâm căn cố đế hơn. Hằng thuận chúng sinh là một pháp hạnh khó thực hiện vì ta phải giúp người khác một cách khéo léo sao cho lợi mình lợi người. Bồ tát mới phát tâm lúc nào cũng có tâm lượng vô cùng quảng đại, sẵn sàng xả thân hy sinh, không tiếc tiền tài thân mạng. Như vậy thật đáng quý, nhưng ngặt nồi khó bền lâu. Bồ tát khác chúng sinh ở chữ “thường”. Bồ tát mới phát tâm lòng đầy nhiệt huyết, sẵn sàng lăn xả không từ nan, nhưng nếu không biết phân lượng, lập kế hoạch dài lâu thì ắt sẽ thoái chí. Một khi lòng từ bị gián đoạn, thì bồ tát lại trở thành chúng sinh. Thật là một điều đáng tiếc! Do đó, trong việc gì cũng vậy, phải tính kế lâu dài, mỗi ngày một chút, nhưng không một khoảnh khắc gián đoạn.
Trước tiên, để bắt đầu thì ta phải làm được những việc nhỏ, những việc hằng ngày, mà cơ bản chính là “trên thuận dưới hòa”, “một câu nhịn chín câu lành”. Chúng sinh nào muốn tạo ác cũng phải có duyên. Ta đoạn cái duyên này thì việc ác của họ sẽ chẳng thành. Thế gian mỗi người một ý, bất đồng tri kiến không phải là việc hiếm gặp, việc nào thuận theo được thì thuận, việc nào không được thì giữ im lặng, tránh sự cãi vã. Không gây thêm sân hận cho người khác cũng là việc tốt, không tạo thêm nghiệp xấu, lại giúp người ấy sống lâu thêm được vài ngày, vài tháng vì hạn chế được chất độc tiết ra trong cơ thể họ. Khổng Tử nói: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Ví như việc ăn thịt chúng sinh, có người nào lại muốn mình bị xẻ thịt, lột da? Các con vật cũng vậy, nhưng vì nghiệp báo nặng nề mà dù thấy cái chết sắp đến, chỉ có thể thất thanh kêu thét sợ hãi mà chẳng nói được một lời van xin tha mạng.
Bạn hãy thử nhìn xem người xung quanh mình đang cần gì, mình chỉ cần thuận theo đáp ứng cũng là hằng thuận chúng sinh rồi. Cha mẹ nào cũng mong con mình thành đạt, nên người. Vậy để hiếu thuận cha mẹ, bạn hãy vâng lời, cố gắng học tập, làm việc, giữ gìn đạo đức nghiêm chỉnh, không làm cha mẹ lo lắng phiền lòng, xấu hổ với mọi người. Đối với ân sư, bạn bè, xã hội cũng vậy, bạn hãy thử nghĩ xem họ mong đợi gì ở bạn thì bạn cứ làm tốt nhiệm vụ của mình đã là quá tốt rồi. Thậm chí đối với thực vật, khoáng vật, và các đồ vật xung quanh cũng chẳng khác, bạn cũng nên tôn trọng giữ gìn, chẳng nên phí phạm, xem thường dù chỉ một chút. Sự sống nào cũng rất quý giá chứ không phải chi mạng sống của những loài hữu tình mới đáng coi trọng. Hạt gạo tuy nhỏ bé, nhưng biết bao người đã đánh đổi mồ hôi và sức lực mới có được. Một cái ghế, cái bàn cũng là kết tinh của cả vũ trụ, của trái đất, của thiên nhiên và qua bàn tay con người mới thành hình. Do vậy sử dụng đúng mục đích, lời lẽ đứng đắn, cử chỉ đường hoàng với mọi sinh vật, sự vật là thể hiện lòng tôn trọng với người làm ra chúng, là biết ơn cả vũ trụ nhân sinh. Từ việc làm đơn giản là tôn trọng các loài vô tình, dần dần bạn sẽ tiến lên hằng thuận các loài hữu tình một cách không khó khăn.
Tuy nhiên, đối với đức Phật, Ngài không mong cầu bạn cúng dường, biết ơn, không yêu cầu bạn tụng kinh trả bài mỗi ngày vài lần. Đức Phật sẽ hoan hỷ khi chúng sinh hoan hý, khi bạn vâng theo lời các Ngài làm chúng sinh hoan hỷ. Vậy muốn báo on Phật, bạn chẳng cần làm gì cho Ngài, bạn chỉ cần xem tất cả chúng sinh đều đồng như Phật, vâng kính cúng dường chúng sinh chẳng khác Như Lai, phát tâm Bồ - đề rộng lớn, sớm sánh vai ngồi ngang hàng với thập phương chư Phật mới chính là thật sự làm chư Phật hết lòng hoan hỷ ngợi khen.
Kinh Duy Ma Cật dạy: “Nếu mình bị trói mà mở trói cho người khác, không thê được; nếu mình không bị trói mới mở trói cho người khác được". Nếu giờ năng lực của chúng ta chưa đủ mà lại thực hành những việc khó thì không sao tránh được thất bại, cũng chỉ thêm nhiễu sự, thêm việc cho Phật, bồ tát phải lo toan cho thêm một chúng sinh. Như người không biết bơi lại nhảy xuống sông cứu người chết đuối thì lại càng làm phiền cho những người biết bơi khác phải cứu thêm một người.
Nếu ai thường đi từ thiện chắc sẽ hiểu rõ cái khó của việc làm từ thiện.
Bạn bỏ thời gian, công sức quyên góp thức ăn, vật phẩm, quần áo, tiền bạc, đích thân thuê xe lặn lội về vùng sâu vùng xa, đi đến các trại người già, người tàn tật để cúng dường. Thế nhưng thời đại ngày nay đâu còn như xưa, những vật bạn cực khổ quyên góp được thường là quần áo, vật phẩm đã qua sử dụng, thức ăn thì của các xí nghiệp tồn kho gần hết hạn, tiền bạc thì không bao nhiêu, chang thể đáp ứng cho số đông mọi người. Nếu không hài lòng, có người thì im lặng không nói, có người thì bĩu môi chê thẳng ra mặt. Những lúc ấy người cho thì không biết, người nhận không hài lòng, chi có bạn là phải chịu đựng sự khốn khổ ấy. Tâm sự này dễ có người cảm thông? Tấm lòng độ lượng đến nhường nào cũng khó tránh khỏi tâm muốn thoái lui. Tâm đại bi nói ra thìdễ nhưng làm thật quá khó. Muốn sinh lòng đại bi đầy đủ viên mãn thì phải có được tâm bình đẳng với chúng sinh. Tâm bình đẳng là từ tâm thanh tịnh sinh ra. Tâm thanh tịnh lại đến từ câu niệm Phật mà kết thành. Vì sao vậy? Vì niệm Phật như viên thanh thủy châu, lóng nước đục thành trong, chuyển hóa tâm dơ đục, phiền não của chúng sinh trở về bản tánh thanh tịnh.
Niệm Phật, nhưng nên niệm đức Phật nào? Trong kinh Hoa nghiêm, chính bồ tát Phố Hiền dẫn dắt đại chúng và cẩn thận dặn dò phải niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà, cầu sinh về thế giới Cực Lạc, đồng thời hồi hướng tất cả công đức tu mười hạnh nguyện cho tất cả chúng sinh đồng sinh về cõi Phật A Di Đà:
Ngã thử Phổ Hiền thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sinh
Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát.
(Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi
Phước lớn vô biên đều hồi hướng
Khắp nguyện chúng sinh đang chìm đắm
Mau sinh cõi Phật Vô Lượng Quang.)
Cõi của đức Phật Vô Lượng Quang (tóc đức Phật A Di Đà) thù thắng không cõi nào sánh kịp, là nơi được thập phương các đức Phật vô cùng tán thán. Với giai vị Đẳng giác của bồ tát Phổ Hiền, việc thành Phật chỉ là sớm hay muộn, nhưng để thực hành viên mãn thập đại nguyện vương, sớm thành Chánh Giác, ngài cũng cầu sinh về Cực Lạc quốc, huống gì chúng ta? Nương theo 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, lúc lâm chung chấp trì danh hiệu của Ngài, trong mười niệm bất loạn nhất định sẽ được vãng sinh, hoa nở thấy Phật, tất cả chướng ngại ắt được tận trừ, mãi mãi không khởi tạo. Khi ấy tâm thanh tịnh rộng như biển lớn, tâm bình đẳng tự nhiên đủ đầy, tấm lòng đại bi cũng không thể đo đếm hạn lượng hết được, mới có thể thực hành chân thật hạnh nguyện Phổ Hiền, tức là ờ tầm cỡ “tận hư không biến pháp giới”! Còn như trong hiện tại, mỗi ngày niệm Phật, nhớ đến Phật, cũng không khác gì ngày ngày cũng luôn gần Phật, được học tập đức hạnh của Phật, ít nhiều gì cũng thực hành được hạnh tùy thuận chúng sinh.
Hằng thuận chúng sinh nói dễ mà khó, khó mà dễ. Chỉ là chúng ta có biết cách nào để làm được hay không. Đầu tiên hãy bắt đầu từ gốc rễ, ngày ngày niệm Phật để tăng trưởng lòng đại bi, ăn chay để cúng dường sự không sợ hãi, bớt một chút phần hưởng thụ vật chất để giúp đỡ người khốn khó, thực hiện tốt nghĩa vụ của bàn thân, làm đẹp lòng mọi người xung quanh để nhận được sự yêu mến, tin tưởng. Như vậy ta sẽ thành tựu được hạnh hằng thuận chúng sinh, qua đó dẫn dắt mọi người cùng bước lên thuyền đại nguyện, tiến về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thành tựu viên mãn Phật đạo.
TA
Nguồn: Suối Nguồn số 3 & 4