nguoiphattu.com Trụ trì chùa Một Cột đã làm không dưới 10 đơn xin quận Đống Đa và TP. Hà Nội có phương án tu bổ, tuy nhiên, theo Đại đức Thích Tâm Kiên các thủ tục quá vòng vo và mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng tắc trách.
Tả về “thảm cảnh” của chùa Một Cột, Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa nói với dọng rầu rầu: “Chỉ cần mưa to khoảng một tiếng đồng hồ, chúng tôi phải đi mặc áo mưa, đội nón lá cho tượng phật khỏi bị nước mưa làm hỏng, những chỗ dột vẫn phải dùng chậu để hứng. Có những trận mưa lớn, nước dâng lênh láng trong chùa, ăn mòn và làm mục nát hết các chân cột. Cá rô ở trong hồ là từ ngoài theo khi ngập úng đấy chứ. Rác thải hôi hám, bẩn thỉu cũng trôi theo vào”.
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón lá, mặc áo mưa mỗi khi trời đổ mưa
Để khắc phục, trụ trì chùa Một Cột đã làm không dưới 10 đơn xin quận Đống Đa và TP. Hà Nội có phương án tu bổ, tuy nhiên, theo Đại đức Thích Tâm Kiên các thủ tục quá vòng vo và mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng tắc trách. Để lấy một công văn của UBND quận chuyển lên Thành phố và hội phật giáo là phương án một hay phương án hai đã mất 6 tháng. Rồi từ cấp nọ lên cấp kia lại mất thêm mấy tháng. Nên tới nay, tượng phật vẫn phải mặc áo mưa, đội nói lán.
Lâu nay chúng ta đã quá quen với khái niệm, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhận loại và cải tạo, sửa đổi cho phù hợp với văn hóa Việt, có lẽ tượng phật ở chùa Một Cột là điển hình cho triết lý này. Phật tại Ấn Độ, Campuchia là hình tượng rắn thần Naga bảo vệ, che mưa nắng, khi du nhập về Việt Nam, với nón lá truyền thống nghìn năm, nên thay rắn thần Naga bằng nón lá bảo vệ, che mưa nắng chăng?
Bởi lẽ, từ khi nhà chùa kêu cứu (2008) tới nay đã 5 năm, nhưng phương án tu sửa chùa Một Cột vẫn chưa có, đó là khẳng định của ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND Quận Ba Đình
“Khi trùng tu, sửa chữa, tôn tạo cần được làm với quy trình, lộ trình nghiêm ngặt, cẩn thận, đúng khoa học, tuân thủ Luật di sản và không thể tuỳ tiện, nóng vội. Nếu không nghiên cứu, lấy ý kiến các nhà khoa học sẽ làm phá vỡ kiến trúc, sai lệch giá trị lịch sử của ngôi chùa”, ông Bình lý giải cho sự chậm trễ.
Thậm chí, ông Bình còn nói rất trách nhiệm rằng: “Hiện nay ngôi chùa mới chỉ bị dột nước, khi mưa rào thì có nhỏ giọt, sân nền cũng chưa đến mức độ xuống cấp nghiêm trọng”.
"Tối hậu thư" của Trụ trì chùa Một Cột gửi các cấp lãnh đạo TP. Hà Nội
Đồng thời hỗ trợ nhà chùa máy bơm nước công suất lớn để hút nước chống ngập mỗi khi mưa lớn, không thể để tình trạng ngập úng tiếp tục diễn ra với ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất nước, lâu nay được xem là biểu tượng của Hà Nội, thậm chí từng được Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”.Không hiểu theo nhận định của Chủ tịch quận Ba Đình thì như thế nào mới gọi là “xuống cấp nghiêm trọng”? Vì chùa mới chỉ dột nước, mưa rào có nhỏ giọt nên không đi đâu mà vội, muốn nhanh thì phải từ từ. Dù “chưa xuống cấp nghiêm trọng”, nhưng ông Bình vẫn hứa: “tôi chưa dám chắc chắn ngày nào sẽ khởi công, nhưng tôi khẳng định dự án sẽ được triển khai trong thời gian sớm nhất”.
Theo như ông Bình nói thì tượng Phật chùa Một Cột sẽ còn phải tiếp tục chờ đợi, thời gian chưa biết tới khi nào, đã đợi 5 năm rồi, thì đợi thêm một vài năm nữa cũng đâu có sao, cũng chỉ mới dột vài giọt nước mưa thôi mà. Khi nào chùa sập xuống lúc đó ta sửa chữa cũng đâu có sao, đỡ mất công thao dỡ, lại không sợ mang tiếng phá bỏ di tích, không sợ vi phạm Luật Di sản.
Trong lúc chờ đợi, mùa mưa lại đã tới, Hà Nội mấy ngày qua liên tục có mưa lớn, để che chắn nước mưa nhỏ dột vào tượng phật, các nhà sư chùa Một Cột vẫn phải dùng áo mưa, nón lá để che chắn, nên cần một lượng không nhỏ áo mưa, nón lá. Sau khi xem ảnh trên báo chí, cộng đồng mạng đã phát động lời kêu gọi Phật tử, khách thập phương cả trong và nước ngoài hãy có hành động thiết thực giúp nhà chùa. Cần kíp nhất bây giờ là hãy quyên góp áo mưa, nón lá, ô che… để nhà chùa che mưa cho tượng Phật.