Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Làm sao để không tạo khẩu nghiệp ?

Tác giả HT.Tịnh Không
05:58 | 04/05/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Khẩu nghiệp còn có tên gọi khác là ngữ nghiệp. Có thể hiểu một cách đơn giản đây chính là nghiệp do chính những lời nói không tốt đẹp của chúng ta tạo nên.

lam sao khong tao khau nghiep_niem phat_nguoipahttu.jpg

Thường niệm Nam mô A Di Đà Phật sẽ không tạo khẩu nghiệp

Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội và khẩu nghiệp cho bản thân
Giữ gìn khẩu nghiệp
Khẩu nghiệp ở Việt Nam đang rất nặng!
Nữ giới và khẩu nghiệp
Nhân quả báo ứng của vị Tỳ kheo ác khẩu

Khẩu nghiệp tội rất nặng mà mỗi người nên tránh xa. Bởi một khi đã khẩu nghiệp, dù bạn có làm việc thiện và cầu an bao nhiêu thì cũng không thể hóa giải được hết nghiệp, có chăng chỉ là giảm nhẹ đi một chút. 

Khẩu nghiệp, nếu khẩu nghiệp vẫn chưa sửa được, ở chỗ này tôi nói chắc chắn rằng, cuộc đời này bạn không thể vãng sanh, lời của tôi nói là chắc chắn. Niệm Phật chính là giúp chúng ta đoạn mười nghiệp ác, bởi vì từ vô lượng kiếp đến nay, tập khí của ác nghiệp này luôn luôn khởi hiện hành.

Nếu như tập khí ác này không khởi hiện hành, vậy bạn là người tái lai, không phải là phàm phu. Bạn là phàm phu thì đâu có cái đạo lý không tạo nghiệp.

Trong Kinh Địa Tạng nói khởi tâm động niệm đều là nghiệp, đều là tội. Thật vậy, chắc chắn là như vậy. Bạn dùng cách gì để đối trị? Phật hiệu. Ý niệm vừa khởi thì dùng câu A Di Đà Phật đè nó xuống. Cách này hay vô cùng, trong tám mươi bốn ngàn pháp môn thì phương pháp này là dễ nhất, chắc chắn nhất, đáng tin nhất, cũng là nhanh nhất.

Đây chính là niệm Phật, đây gọi là biết niệm Phật. Mỗi tiếng niệm Phật sẽ làm cho phiền não, tập khí, vọng tưởng tạp niệm của bản thân chúng ta bị đè xuống, khiến cho tâm của chúng ta trở lại thanh tịnh, hồi phục thành câu A Di Đà Phật. Từ sáng đến tối khởi tâm động niệm chỉ là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có một tạp niệm nào. Người này nhất định vãng sanh.

Cho nên hy vọng chư vị đồng tu chúng ta từ nay trở đi, không bàn chuyện nhà người khác, nhà họ Trương thế này, nhà họ Lý thế kia, không nói như vậy nữa. Có người đến nói với tôi thì sao? A Di Đà Phật. Nếu họ đến nói người đó tại sao không đúng, thì ta liền nói A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, vậy là tốt.

Ta không nghe họ nói, ta chỉ niệm A Di Đà Phật, cũng khuyên họ nhanh chóng mà niệm A Di Đà Phật, đừng có tạo nghiệp nữa. Bản thân mình phải làm một tấm gương tốt. Đây mới gọi là người niệm Phật, là người biết niệm Phật, như vậy mới thật sự là đệ tử của mười phương chư Phật Như Lai.

Chúng ta không phụ lòng của mười phương tất cả chư Phật Như Lai, tự nhiên sẽ cảm ứng được mười phương tất cả chư Phật hộ niệm. Đặc biệt là ở thế giới này, chư Phật nhìn thấy có một người như thế này là của quý.

Tại sao vậy? Người khác không làm được, người này có thể làm được, chắc chắn các Ngài sẽ giúp đỡ bạn trong đời này nhanh chóng thành tựu. Chúng ta có cảm thì Phật sẽ có ứng, cảm ứng đạo giao không bao giờ lỡ cơ hội.

Chúng ta là đệ tử Phật phải học tập như vậy. Người khác không học thì không liên can gì với ta, không nên quan sát người khác, càng không thể phê bình người khác.

Phê bình người khác là chính bản thân mình đã tạo nghiệp nặng, làm trở ngại tâm thanh tịnh của chính mình. Bởi vì bạn có phân biệt, có chấp trước, có vọng tưởng, đối với bản thân sẽ sinh ra chướng ngại nghiêm trọng. Nếu bạn muốn độ họ, thì sau khi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thành Phật sẽ trở lại độ họ.

Hiện nay tạm thời để họ sang một bên, tránh phải việc độ họ không xong mà ngay cả bản thân ta cũng không vãng sanh được, vậy là bị lỗ nặng rồi. Bản thân mình phải nắm chắc phần vãng sanh, chúng ta mới có thể dành chút ít thời gian giúp đỡ người khác. Bản thân vẫn chưa nắm chắc phần vãng sanh thì không thể giúp đỡ người khác. Giúp đỡ người khác thì tâm có dư nhưng lực thì không đủ.

Không phải là không giúp đỡ, không phải là không từ bi, bản thân ta hiện tại chưa đủ năng lực, trước tiên phải thành tựu chính mình. Giống như nhìn thấy người khác té xuống nước sắp chết đuối, bản thân ta không biết bơi mà phát tâm từ bi nhảy xuống cứu thì uổng đi một mạng. Trong những tình huống như vậy thì ta phải nhanh chóng đi học bơi. Khi ta đã là một tay bơi lội giỏi mới có thể nhảy xuống nước cứu người. Đây mới là từ bi thật sự.

Cho nên không nên tạo khẩu nghiệp nữa. Chúng ta thấy, nghe người khác tạo khẩu nghiệp mà sanh tâm thương xót. Họ không biết là họ vẫn còn ngu si, chúng ta hồi đáp họ chính là câu A Di Đà Phật. Tuyệt đối bạn không nên phê bình họ, bạn sẽ sai, bạn lại tạo khẩu nghiệp. Tôi nói những lời này tôi lại tạo khẩu nghiệp rồi, các bạn hãy nghĩ cái đạo lý này cho thông.

Vậy làm sao tôi mới không tạo khẩu nghiệp? A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, như vậy thì không tạo khẩu nghiệp. Để cho họ nghe thật nhiều câu A Di Đà Phật thì dần dần họ sẽ giác ngộ. Một lần hai lần, thời gian ngắn họ nghe chưa hiểu, thời gian lâu dài thì họ sẽ hiểu, họ mới hiểu được bạn thật sự có ý tốt giúp đỡ họ, thức tỉnh họ. Nhất định không nói lỗi lầm của họ, chỉ có một câu A Di Đà Phật đối đãi với họ, điều này thì được, hơn nữa, A Di Đà Phật sẽ gia trì cho họ.

Trong Viên Trung Sao có nói: “Chỉ có Thế Tôn nhiều đời nhiều kiếp nói lời thành thật”, cho nên cảm được tướng lưỡi rộng dài, không giống với người thông thường. Thế nhưng tướng lưỡi rộng dài, có thường tướng, có hiện tướng.

“Thường tướng” là tướng lúc bình thường, cái lưỡi này là ở trong miệng. “Hiện tướng” là họ thè cái lưỡi ra có thể che cả khuôn mặt. Cái lưỡi này rất là mỏng, có thể che hết cả khuôn mặt, trên đỉnh có thể đụng đến tóc.

Tướng này có tác dụng chính là chứng minh cho mọi người lời của Phật nói là sự thật. Phật thị hiện cái tướng này, mọi người nhìn thấy thì không hoài nghi những lời chân thật của Phật. Năm xưa khi Phật còn tại thế, rất nhiều ngoại đạo nhìn thấy cái tướng này thì rất khâm phục, liền quy y Phật-đà, liền đi theo Phật học tập. Điểm này chúng ta phải biết.

(Trích từ bài giảng Kinh Địa Tạng Bồ Tát (tập 324) Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng)

khẩu nghiệp tu khẩu nghiệp quả báo khẩu nghiệp vãng sanh làm sao để được vãng sanh ác khẩu ngữ nghiệp niệm A Di Đà Phật niệm phật niệm phật bớt khẩu nghiệp

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nhiệm mầu câu niệm Phật

Nhiệm mầu câu niệm Phật

Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành

Thân khẩu ý thanh tịnh đạo nghiệp viên thành

Sơ lược về pháp môn niệm Phật

Sơ lược về pháp môn niệm Phật

Trợ niệm lúc lâm chung

Trợ niệm lúc lâm chung

 Kinh A Hàm rất nhiều lần nói đến 'Đại thừa', 'Tam thừa','Phật thừa'

Kinh A Hàm rất nhiều lần nói đến 'Đại thừa', 'Tam thừa','Phật thừa'

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Sự mô tả Tịnh Độ của chư Phật trong kinh tạng Pãli

Sự mô tả Tịnh Độ của chư Phật trong kinh tạng Pãli

Có cảnh giới Tây phương cực lạc hay không ?

Có cảnh giới Tây phương cực lạc hay không ?

Niệm Phật là pháp môn bất tử

Niệm Phật là pháp môn bất tử

Tu Tịnh độ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng giống như kinh Nguyên thủy

Tu Tịnh độ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng giống như kinh Nguyên thủy

Tu hạnh Quán Âm sau khi chết sanh về đâu?

Tu hạnh Quán Âm sau khi chết sanh về đâu?

Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo

Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN