Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Liệu có bất lực trước nạn 'bán Tăng bán tục'?

Tác giả Minh Mẫn
07:09 | 14/04/2023 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Xưa nay ngoài Chư tăng đắp y vàng, tín đồ Phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti.

nguoiphattu_nguoi phu nu dap y chu tang0.jpg

Hình ảnh phản cảm, trái với luật Phật diễn ra trong một ngôi chùa chính thống

Ai đã truyền giới cho người phụ nữ đắp y vàng làm chủ sám?
Tự ý đắp y phục của Tăng ni là vi phạm pháp luật
Khi Phật tử tại gia đắp y người xuất gia
Chánh giáo và tà giáo
Giới luật - tìm lại niềm tin nơi phật tử


Ngày nay, trong các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, đã phát sanh ra lắm hình thức mang tính tôn giáo, nhưng không còn là tôn giáo thuần túy.

Nhất là Phật giáo, một tôn giáo chủ xướng tự do, tự giác, đó là cửa ngõ để các luồng gió độc chui vào cửa trước tuồn ra cửa sau, biến thể dị dạng giống như là…

Nguyên thủy Phật giáo, biến sanh Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, nghĩa là từ nguồn gốc chính thống phát triển thích nghi với thổ nhưỡng, căn cơ trong một thời đại, nhưng vẫn giữ đúng tinh thần “Tam pháp ấn” trong mạch sống “Giới định huệ”.

Từ Phật giáo phát triển sanh ra nhiều pháp hành, nhiều tông phái, có 10 tông chính: “Luật tông, Tịnh độ tông,Thiền tông, Pháp tướng tông, Mật tông, Thiên thai tông,Hoa nghiêm tông,Tam luận tông,Câu xá tông,Thành thật tông”.

Mỗi tông lại phát triển các chi nhánh như cây phát triển sanh ra vỏ nứt, tuy vậy, vẫn không đi chệch hướng tôn chỉ giải thoát.

Trong xã hội nhiều bát nháo, thượng hạ đảo lộn, chánh tà bất phân, đạo đức suy thoái là mảnh đất màu mỡ để tà giáo dựa vào chánh đạo, cổ súy dị dạng mưu lợi buôn thần.

Trong Phật giáo phân làm hai giới: tu sĩ và cư sĩ, xưa kia gọi là Tăng già và Bạch y cư sĩ. Cư sĩ có nhiệm vụ ủng hộ Chư tăng vật thực để chư Tăng có thời giờ chuyên tu, Chư Tăng có nhiệm vụ hướng dẫn cư sĩ đạo đức làm người, nghĩa vụ công dân, đáp đền bốn ân, trách nhiệm gia đình và xã hội. Đúng mẫu mực như thế, xã hội an hòa, hạnh phúc.

Khi cuộc sống nặng về nguồn lợi vật chất, kinh tế, bắt đầu nảy sinh mưu cầu, thủ lợi, đạo đức phải suy đồi. Cái suy đồi nhân cách ắt phải đánh mất nhân phẩm; ngoài xã hội có đầu trộm đuôi cướp, thì tôn giáo dưới mỹ từ tâm linh cũng phát sinh nhiều ngã rẽ dẫn quần chúng lạc vào tà đạo.

Xưa nay ngoài Chư tăng đắp y vàng, tín đồ Phật tử chỉ mặc áo tràng, khất sĩ gọi là áo giới để phân biệt tôn ti. Người Trung Quốc có nhóm đạo tràng cho cư sĩ đắp y nâu, cũng thâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa phổ biến trong các chùa. Giờ đây lại xuất hiện một nữ cư sĩ đắp y vàng, vài ba vị nam cạo đầu đắp y ngồi làm Duy na - Duyệt chúng trong buổi lễ do vị nữ cư sĩ đắp y vàng làm chủ lễ. Mọi người tôn xưng là sư phụ; xuất hiện tại một ngôi chùa, thiền viện nào đó.

Ai cũng có thể lập một giáo phái theo ý mình, nhưng không nên dựa vào hình thức một tôn giáo cổ truyền để lạc dẫn quần chúng chánh tà bất phân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức hợp pháp hiện nay lại để sanh ra một hình thái tương tợ Phật giáo mà không phải Phật giáo. Tăng sự và những ban ngành hỗ tương liên quan đành bất lực???

Xét về pháp lý, Giáo hội không thể chấp nhận làm ngơ, xét về Đạo lý, Phật giáo không thể có một “bán Tăng bán tục” như thế. Vậy gọi vị này là Tăng hay Ni, cư sĩ hay xuất sĩ (xuất gia)?

Dù là thị trường tự do đâu phải giáo phái tự do mang danh Phật giáo làm hoen ố đạo đức, lạc dẫn quần chúng vào mê lộ?

Hiện có quá nhiều người mượn đạo tạo đời như Khất sĩ dỏm, 6 giờ chiều vẫn còn ôm bát vào chợ, thầy chùa ăn thịt chó…cứ nhởn nha mà xã hội và giáo hội đành bất lực. Phải chăng hình ảnh suy thoái đạo đức đó báo động lương tâm tôn giáo cần chỉnh sửa nội bộ nếu không thể chỉnh đốn xã hội !

                                                                                                        15/4/2023

ban tăng sự bán tăng bán tục đắp y người xuất gia người phụ nữ đắp y nữ cư sĩ người xuất gia y áo tu sĩ chánh tà tà đạo lập giáo phái đội lốt tu sĩ tam pháp ấn

Ý kiến bạn đọc

Huynh Bich Thuy

Huynh Bich Thuy

Trời Phật ko rảnh nhập vô người này người kia tào lao đâu. MN nên nghe thuyết pháp thầy Thích LỆ TRANG, THÍCH TRÍ QUẢNG, THÍCH PHÁP HÒA sáng trí tâm an, ko nghe nơi này Phật nhập hay Bồ Tát, thần nhập ko vó đâu, qủy quái yêu ma lừa gạt.

Thích      Trả lời   25/05/2023 6:34:13 CH

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Ai đã truyền giới cho người phụ nữ đắp y vàng làm 'chủ sám'?

Ai đã truyền giới cho người phụ nữ đắp y vàng làm 'chủ sám'?

Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội và khẩu nghiệp cho bản thân

Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội và khẩu nghiệp cho bản thân

Hòa thượng Thích Minh Thông trả lời các  câu hỏi về Giới luật

Hòa thượng Thích Minh Thông trả lời các câu hỏi về Giới luật

Không nên gây khó khăn cho nhà chùa bằng việc làm trái chức năng nhiệm vụ

Không nên gây khó khăn cho nhà chùa bằng việc làm trái chức năng nhiệm vụ

Phật đản của những tấm lòng không cũ với thời gian

Phật đản của những tấm lòng không cũ với thời gian

Chuyện cấm treo cờ Phật giáo, cần lên tiếng bằng văn bản

Chuyện cấm treo cờ Phật giáo, cần lên tiếng bằng văn bản

Phân tích một bài giảng sai chánh pháp

Phân tích một bài giảng sai chánh pháp

Một số sai lầm trong bài giảng Cống hiến và hưởng thụ

Một số sai lầm trong bài giảng Cống hiến và hưởng thụ

Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh

Làm ơn hãy nghĩ đến sự tồn vong của chánh pháp và lợi ích chúng sanh

Lại một mùa Phật đản, đi tìm hình tượng Phật sơ sanh

Lại một mùa Phật đản, đi tìm hình tượng Phật sơ sanh

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN