nguoiphattu.com Hằng Thuận có nghĩa là “Yêu thương mãi mãi” Một buổi lễ kết duyên cho đôi uyên ương được tổ chức tại chùa mang tên gọi là Hằng Thuận.
I. CHỦ LỄ TỊNH TAM NGHIỆP
Trang nghiêm mật niệm:
Tịnh pháp giới chơn ngôn:
An lam tóa ha (21 lần, tưởng chữ... vào chén nước sái tịnh để trên bàn).
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn:
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần).
II. NIỆM HƯƠNG
A.Nguyện Hương.
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Ngát tỏa khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Đấng Pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
B. Bạch Phật cầu nguyện
Ngưỡng
bạch thập phương Chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam
Bảo, chư Long Thiên Hộ Pháp, nhất thế thiện thần đồng thùy chứng giám:
Hôm
nay, ngày... có hai thiện nam tín nữ tên... và... pháp danh (nếu có)...
vâng lời cha mẹ hai bên, long trọng cử hành lễ thành hôn tại...
Hai
đệ tử xin cần cầu đảnh lễ trước ngôi Tam Bảo, ngưỡng xin từ bi gia hộ
cho hai đệ tử bồ đề tâm kiên cố, phước huệ trang nghiêm, vạn sự kiết
tường, trăm năm hảo hợp, đời đời kiếp kiếp nguyện kết thành bồ đề quyến
thuộc trong ánh đạo Từ bi, hộ trì chánh pháp thường tại thế gian lợi lạc
hữu tình (cắm hương vào lư).
III. LỄ PHẬT
Xướng:
Quy mạng thập phương điều ngự sư
Diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp
Tam thừa tứ quả giải thoát tăng
Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.
Chí tâm đảnh lễ nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo (1 lạy).
Xướng:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thế vô hữu như Phật giả
Chí tâm đảnh lễ nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Linh sơn hội thượng Phật, Bồ tát (1 lạy).
Xướng:
Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly
Phật diện do như mãn nguyệt huy
Phật tại thế gian thường cứu khổ
Phật tâm vô xứ bất từ bi.
Chí
tâm đảnh lễ nam mô Đông phương giáo chủ Dược sư lưu ly Quang vương
Phật, Tây phương giáo chủ A Di Đà Phật, biến pháp giới thanh tịnh đại
hải chúng Bồ tát (1 lạy).
IV. TÁN HƯƠNG CÚNG PHẬT
Chủ lễ đọc văn sái tịnh Khai chuông mõ Tán hương... Tiếp tán: Quán âm bồ tát diệu nan thù... Chủ lễ bưng chén nước đọc:
Phù
thử thủy giả bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh
nghiệp cấu trần, lưu nhập tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu
luân, thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân, trần bất nhiễm trần, phản
tác tự kỷ, quyên trừ nội ngoại, đảng địch đàn tràng sái khô mộc nhi tác
dương xuân, khiết uế bang nhi thành tịnh độ, sở vị đạo: nội ngoại trung
gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.
Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy
Năng linh nhất đích biến thập phương
Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ
Linh thử đàn tràng tất thanh tịnh.
Giáo hữu mật ngôn cẩn đương trì tụng. Tụng chú Đại Bi.
Lưu ý:Khi
làm lễ sái tịnh, vị chủ lễ chỉ dùng một bông hoa nhỏ chấm vào chén nước
rồi điểm ngay trên đỉnh đầu của hai người, không nên rải nước nhiều như
các nghi thức khác. Trong lúc sái tịnh, vị chủ lễ thầm niệm "án lam tóa
ha" ba lần, chấm nước ba lần.
Tụng:
Đại từ đại bi mẫn chúng sanh
Đại hỷ đại xả tế hàm thức
Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm
Chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo.
Đọc lời cầu nguyện (Dâu rể đều quì, chú rể đọc trước lời cầu nguyện tự viết lấy).
Lời khuyên khi trao nhẫn
(Bảo hai trẻ quì, vị chủ lễ đến trước mặt tay cầm nhẫn nói lời khuyên)
Hôm
nay là ngày thành hôn của hai con, ngày kỷ niệm trọng đại trong đời. Vì
vậy nên về mặt tâm linh mới có phần nghi lễ trang nhiêm này. Thầy đã
thay mặt ngôi Tăng Bảo ngưỡng bạch lên mười phương chư Phật, cầu thùy từ
chúng minh gia hộ cho hai con được an vui hạnh phúc và vạn sự kiết
tường như ý. Sau đây, Thầy có đôi lời khuyên nhủ: Kể từ hôm nay các con
không còn ỷ lại vào mẹ cha mà các con đã thực sự nhận lãnh trách nhiệm
của tuổi trưởng thành đối với bản thân, gia đình và xã hội.
a/ Đối với bản thân. Nói về tam quy.
Nếu
các con chưa quy y ngôi Tam Bảo, thì nên cần cầu quy y. Nếu đã quy y
rồi, thì các con phải giữ tròn tam quy ngũ giới và phải luôn luôn nghe
lời Phật dạy, giữ đúng là một Phật tử tại gia, học tu đúng chánh pháp
hầu làm lợi ích cho mình và cho mọi người mọi loài chung quanh mình.
Hai con luôn luôn khắc sâu vào tâm trí hình ảnh của chư Phật, bởi vì Phật là đấng phước trí vẹn toàn.
Hai con phải luôn nhớ rõ những lời Phật dạy, vì lời dạy của chư Phật là nguồn chơn lý thậm thâm vi diệu.
Hai
con phải luôn tuân cứ với sự khuyên dạy của chư tăng vì Chư Tăng là bậc
thay mặt Phật tu hành tinh nghiêm thường trụ tại thế gian truyền trì
chánh pháp, làm nhiêu ích cho chúng sanh.
(Giảng rộng thêm nếu có thì giờ)
Khi
hai con đã hiểu sự lợi ích to lớn và ý nghĩa cao quý về Phật Pháp Tăng
là ba ngôi báu nhất, thường còn ở thế gian này, các con đã hướng về quy
ngưỡng rồi thì dầu gặp phải hoàn cảnh nào, trường hợp nào các con cũng
không xa rời. Các con không quy ngưỡng theo trời thần ma quỉ, không tin
theo ngoại đạo tà giáo, không tùy tùng bè bạn xấu ác. Được như vậy, các
con chẳng những đời này đầy đủ phước đức mà vĩnh kiếp không còn sa đọa
nơi ba đường dữ địa ngục ngạ Quỷvà súc sanh.
Về phần năm giới.
Phật dành riêng răn dạy cho hàng tại gia, hai con phải nhớ và làm theo:
Hai con không nên sát sanh, làm cho kẻ khác vì mình mà chết. Trái lại, luôn tôn trọng sự sống của người và muôn vật.
Không nên gian tham trộm cắp bất cứ vật quý báu hoặc nhỏ nhặt.
Không được phạm thuần phong mỹ tục, phá hoại hạnh phúc gia đình và tiết hạnh của người khác.
Phải giữ sự thành tín, không nói lời giối trá để thủ lợi về mình, gieo họa cho kẻ khác.
Không nên vì sự buồn vui vô lý mà phạm vào việc say sưa rượu chè.
Tuân giữ đúng tam quy ngũ giới là điều kiện tiên quyết của người con Phật tại gia, không thể thiếu được.
Kinh
dạy: Bốn điều TIN không thể mất. Bốn điều này phải giữ thanh tịnh không
gì lay chuyển nổi (Bốn điều tin là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin
Chánh giới).
b/ Đối với gia đình.
Trong kinh Thiện Sanh đức Phật dạy con người sống phải có mối tương quan giữa vợ và chồng.
Chồng đối với vợ có năm điều.
1. Lễ độ với vợ
2. Không xem thường vợ
3. Chung thủy với vợ
4. Trao quyền nội chính cho vợ
5. May sắm đầy đủ cho vợ.
Vợ đối với chồng cũng phải đủ năm điều.
1. Thay chồng quản lý nhà cửa ngăn nắp
2. Săn sóc giúp đỡ chồng
3. Trinh thuận với chồng
4. Giữ gìn gia sản chung
5. Siêng năng làm việc và thuận thảo với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hai bên.
Phần
này hai con phải tìm học nơi kinh Thiện sanh, kinh Ưu bà tắc, và phải
giữ đúng lời Phật chỉ dạy. Thực hành đúng phần này là gầy dựng được hạnh
phúc cho bản thân, cho gia đình và làm nền tảng gầy dựng phước đức an
vui cho con cháu.
c/ Đối với xã hội
Quan
hệ vợ chồng, gia đình, thân quyến khắn khít, sẽ giúp cho liên quan xã
hội mật thiết. Vì gia đình là phần tử của xã hội. Nếu mọi người đều tốt
thì xã hội tốt. Và nếu xã hội tốt thì cảnh thiên đường niết bàn ở ngay
chốn trần gian này. Chân lý nhân sinh vũ trụ là không có sự vật gì đơn
độc mà tồn tại. Luôn có nhân duyên liên quan tương đối với nhau. Hai con
phải có sự hiểu biết như thế để nhớ làm tròn phận sự đối với xã hội,
chu toàn nghĩa vụ công dân đất nước và chung cùng trách nhiệm đời sống
cũng như tình cảm với bà con chòm xóm láng giềng.
Ân Tam bảo, ân thầy bạn, ân cha mẹ, ân đất nước và chúng sanh là bốn ân người Phật tử phải làm tròn.
Trao nhẫn Vị chủ lễ cầm hai chiếc nhẫn khuyến nhủ:
Này
hai con, tục lệ vào ngày lễ thành hôn có phần trao nhẫn để làm điều kết
ước cùng nhau và cũng chính vật kết tước này nhắc nhở cho nhau ghi nhớ
mãi mãi.
Chiếc
nhẫn làm bằng vàng hình khoen vòng tròn đeo vào ngón tay. Vàng là một
trong những vật quý của người đời, tượng trưng cho sự trong sạch không
nhiễm ố, không thay đổi chất màu với thời gian. Vòng tròn tượng trưng
cho sự tròn đầy trong quy luật gia đình. Tên của nó gọi là NHẪN nhắc nhớ
người đeo phải nhẫn nhịn nhau. Kinh Pháp Hoa Phật dạy là có nhẫn nhục
được thì mới nhu hòa. Kẻ nào nhẫn nhục nhu hòa là kẻ ấy đang mặc áo Như
lai, hưởng đủ đầy công đức.
Trong
đời sống hằng ngày, hai con không sao tránh khỏi ngang trái. Khi gặp
hoàn cảnh nghịch ý, hai con đưa ngón tay nhìn vào chiếc nhẫn để rồi nhẫn
nhịn hoặc nhẫn nhục. Được như thế hai con mới xây dựng và bảo vệ hạnh
phúc cho nhau và cho mọi thành viên của đại gia đình mình.
Phật
dạy: "Nhẫn là gốc của muôn hạnh lành. Trong các hạnh, nhẫn ở địa vị cao
nhất". Thay mặt người thân hai con, Thầy trao đôi nhẫn làm vật kết ước
này để tượng trưng dẫn dắt hai con luôn sống với hạnh nhẫn.
(LƯU Ý:
Khi trao nhẫn, vị chủ lễ không trực tiếp đeo mà bảo chú rể cô dâu ngửa
tay nhận và đeo cho nhau. Chờ đeo xong, tiếp tục khuyên nhủ)
Được
nhận nhẫn, hai con luôn nhớ sống theo hạnh nhẫn nhục và khắc ghi ân
sanh thành nuôi dạy của cha mẹ đôi bên, bởi người đã lam lũ hy sinh và
trao trọn tình thương vô bờ bến cho hai con. Có đức tin vững chắc và
hạnh nhẫn nhục kiên trì, bước đường tương lai của hai con chắc chắn sẽ
hoàn toàn an vui hạnh phúc.
V. TỤNG TIÊU TAI, TỰ QUY, HỒI HƯỚNG
A. Tiêu tai cát tường thần chú:
Nẳng
mồ tam mãn đa một đà nẩm, a bát ra để hạ đa xá ta nẳng nẩm, đát điệt
tha, án khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra,
bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí
rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta
phạ ha.