;
Công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả tích cực nói trên- phải kể đến nhiều nguyên nhân. Song những nguyên nhân căn bản phải nói tới đó là: “Nhà nước có chủ trương đúng,phản ứng nhanh và thống nhất từ trên xuống dưới trong phạm vi cả nước”. Sự thống nhất này đã dẫn đến hóa giải (hoảng loạn) nhanh chóng, sớm lấy lại bình tĩnh trong việc huy động lưc lượng phòng chống đại dịch này.
Đương nhiên công sức đi đầu (đối diện) với dịch bệnh covid-19 phải kể đến Ngành y tế và quân đội trong cả nước đã thống nhất sự chỉ đạo khẩn cấp cùng các địa phương chấp hành nghiêm phép nước lệnh chống dịch, đây yếu tố tích cực không nhỏ.
Điều thứ nữa muốn đề cập ở đây là, Dịch Covid-19 xảy ra đúng vào Mùa lễ hội truyền thống (đầu xuân ở nước ta) diễn ra hàng năm, nhưng trên 17 nghìn ngôi chùa trong cả nước đều nhất tề thực hiện việc chỉ đạo của Trung Ương Giáo hội Phật giáo VN làm tốt việc cách ly tại các nơi chùa chiền, tự viện, tịnh thất. Sự cách ly không tổ chức (lễ hội tại các chốn linh thiêng) xét về mặt tâm linh cũng góp phần tích cực vào việc chuyển hóa bất an, đen lại sự trầm tĩnh vốn có của tâm thức con người. (Ở đây chưa đề cập tới sức mạnh tâm linh của Tha lực) mà chỉ nói đến năng lượng ‘Tự lực’của mỗi thành viên trong xã hội cũng đủ để giữ cho nguyên khí giảm thiểu (ồn ã) bất lợi giúp cho sự bình an sớm được tái lập.
Một thực tế, theo (VOV1) qua chương trình “Dòng chảy kinh tế” vừa phát mới đây cho hay: Trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối phó với Đại dịch, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn giữ được mức tăng trưởng (Dương). Quý I (tức 3 tháng dịch) sản xuất cả nước vẫn đạt 1,2 %; hàng xuất và tiêu dùng trong nước vẫn duy trì đạt 1,6% so với kế hoach đề ra; trong khi kinh tế các nước ở hầu hết khu vực mùa dịch đều ở mức (âm). Nói thế để làm rõ thêm việc chống dịch có hiệu quả ở nước ta.
Không phải là người thấu hiểu về kinh tế, nhưng với nhịp độ giữ được sự bình ổn về phát triển trong 4 tháng đầu năm như (VOV1) nêu trên thì đây cũng là điều không đáng lo ngại trong việc tái lập sản xuất sau dịch covid-19.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Trưởng Phòng Thương mại Việt Nam và các chuyên gia kinh tế đầu ngành cho rằng: “Để tái lập (khởi động lại) sản xuất kinh tế sau dịch, không có nghĩa là quay lại với sản xuất thuần túy như trước; mà phải hiểu sản xuất sau dịch với một tinh thần mới; tinh thần mới ở đây là vừa sản xuất, vừa nâng cao việc phòng chống dịch; sản xuất cũng phải thay đổi để tiếp cận đón đầu được ngành hàng, đơn hàng mới nhằm chủ động vươn lên cạnh tranh không để lệ thuộc (thụ động) vào các mặt hàng nước ngoài; đó là các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước.
Sau mùa dịch, cũng theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu đánh giá: sản xuất có thể đổi chiều, nhưng chúng ta phải vươn lên để chủ động sản xuất và tiêu dùng trong nước. Viện Chiến lược cạnh tranh Việt Nam cũng sẽ nỗ lực để chủ động nắm và sử lý thông tin kịp thời giúp Chính phủ định hướng phát triển sản xuất sau dịch. Hiệp hội các Doanh nghiệp Việt Nam cũng phối hợp với các đơn vị sản xuất hoạch định phát triển các mặt hàng mới “biến nguy cơ thành thuận lợi” chủ động hàng tiêu dùng trong nước giảm thiểu hàng nước ngoài làm lũng loạn thị trường.
Để hiệu quả sản xuất sau dịch, các Ngành chức năng cũng đang phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức phân bổ nhanh chóng chính xác các gói hỗ trợ của Nhà nước cũng như các đoàn thể, các ngành ủng hộ sau dịch tới các đơn vị sản xuất (yếu thế) và người dân có hoàn cảnh khó khăn phục hồi sản xuất và đời sống.
Cùng với cả nước trong nhịp độ nới lỏng giãn cách sau Đại dich Covid-19, tỉnh Quảng Ninh cũng thực hiện chủ trương khởi động lại sân bay quốc tế Vân Đồn, Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ (4/5) tiếp tục đón khách du lịch. Di tích Yên Tử - sau cách ly nhiều ngày nay cũng nới lỏng giãn cách để người dân tiếp tục đến chốn Tổ chiêm bái lễ Phật thực hiện nghi thức tâm linh và du lịch.
Nguyễn Đức Sinh (TH)