;
18. Nhẫn nhục
19. Từ Bi Hỷ Xả
20. Bố Thí Ba-la-mật
21. Ý Nghĩa Chũ Vạn Trong Phật Giáo
22. Trì Giới Ba-La-Mật
23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật
24. Quy y Tam Bảo
25. Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm
26. Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức
27. Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm
28. Vô Thường – Vô Ngã
29. Con Người Từ Đâu Đến
30. Kinh Kim Cang Bát Nhã
31. Tứ Diệu đế
32. Khổ đế (Dukkha) (Suffering)
33. Tập đế (Sameda Dukkha) (Arising of Suffering)
34. Diệt đế (Nirodha Dukkha) (Cessation of Suffering)
Trên con đường tu đạo chúng ta sẽ gặp rất nhiều thử thách, nhưng trước khi nói về những chông gai trắc trở mà chúng ta có thể sẽ đối diện, chúng ta hãy quay về khoảng 2500 năm trước đây khi Đức Phật quyết định xuất gia xả thân cầu đạo, thì Ngài phải đương đầu với không biết bao nhiêu là trở ngại. Ngài bắt đầu tu thiền rồi cũng không đạt được những điều Ngài muốn, nếu không kiên nhẫn thì Ngài đã bỏ cuộc. Ngài tiếp tục tu theo lối khổ hạnh, hành thân hoại thể trong sáu năm trời cũng không đem lại kết quả thích đáng nào.
Thử hỏi ở trường họp của một người thường, chúng ta có còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục con đường mà chúng ta muốn đi đến nữa không? Sau đó, Ngài tham thiền nhập định trong suốt 49 ngày trước khi Ngài chứng quả Bồ-đề. Sự thành công của Đức Phật không phải là một sự tự thiên mà có, nhưng đây là một thử thách cực độ đức tính kiên nhẫn của một vĩ nhân khi muốn đạt được một chân lý tối thượng để giải thoát cho nhân loại thoát khỏi cảnh sinh tử khổ đau.
Khi đã hiểu sự kiên nhẫn đưa đến thành công lớn như thế, thì chúng ta tự hỏi nhẫn nhục có ý nghĩa gì?
Nhẫn có nghĩa là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt, nghịch lòng.
Nhục là điều sĩ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhưng trong kinh Phạn không có chữ “nhục”, mà chữ nhục ở đây là do những vị Đại sư khi họ dịch kinh điển từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa mà ra. Họ đã ghép thêm chữ nhục vào cho nó thêm ý nghĩa. Tại sao mà họ làm vậy?
Chúng ta còn nhớ trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc, thì Đạo Khổng đã phát triển rộng rãi trong xã hội này. Đức Khổng Tử đã lấy Hiếu, Để, Trung,Thư làm gốc và lấy sự sửa mình làm căn bản để mà dạy người. Bởi vậy, người Trung quốc có câu:”Sĩ khả sát, bất khả nhục”, có nghĩa là người trí thức thà chết chứ không chịu nhục. Quý vị thử nghĩ rằng: “thà chết vinh còn hơn sống nhục” thì cái giá trị của chữ “nhục” còn nặng hơn cái chết.
Bởi vậy, khi dịch kinh sách thì những vị Đại sư ngày xưa đã ghép hai chữ này lại với nhau cho ý nghĩa của nó thật sâu sắc để chúng sinh ngẩm nghĩ mà tu hành.
Vậy nhẫn nhục là chịu nhục đến chỗ tột cùng không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa.
Nói như thế thì người tu Phật tại sao lại cần phải nhẫn nhục?
Con đường tu đạo mà muốn đạt thành viên mãn thì không phải là dễ, chẳng hạn như tu thiền không thể nào một sớm một chiều mà đạt được”minh tâm kiến tánh”, và niệm Phật cũng cần thời gian mới đạt được “nhất tâm bất loạn”. Nhưng trên đời này chúng ta nhẫn cái mà người khác không nhẫn được thì mới thành công được. Muốn thành công nhỏ thì nhẫn nhỏ, nhưng nếu muốn thành công lớn thì chúng ta cần phải nhẫn nhiều hơn. Hơn thế nữa, cổ nhân cũng có câu:”Tiểu bất nhẫn, bất thành đại sự”, có nghĩa là việc nhỏ mà mình không thể nhẫn nhục được, thì việc lớn không mong chi thành công.
Chúng ta hằng ngày phải đương đầu với rất nhiều cảnh trái tai gai mắt, đó là chưa kể người đời thì ăn ngược nói ngạo, gian tham quỷ quyệt, thay trắng đổi đen. Nếu không có tâm nhẫn nhục thì Tham, Sân, Si sẽ nỗi dậy khiến cho Thân, Khẩu, Ý của chúng ta vọng động và từ đó chúng ta sẽ tạo cho mình những ác nghiệp mà có thể làm trở ngại cho việc vãng sinh sau này. Khi đối diện với nghịch cảnh, chúng ta nên nhớ rằng tất cả mọi việc trên thế gian này đều là vô thường, ngay cả chính cái bản thân của chúng ta cũng vậy, thì dầu cho chúng ta có tranh dành, chiếm đoạt, đánh đập, hay sĩ vả người khác cũng chẳng có ích lợi gì.
Nói như thế không phải chúng ta chọn con đường nhu nhược để sống. Mà con đường chúng ta đi là con đường nhân đạo dựa trên căn bản thêm bạn bớt thù và lấy phương châm là tạo hạnh phúc cho người tức là tự tạo hạnh phúc cho chính mình vậy. Nếu có người chửi mắng mình, thì mình phải bình tỉnh tự nghĩ rằng: Ta có làm gì sai quấy không? Nếu có thì họ sĩ nhục ta là thích đáng rồi, ta không nên cải lại mà chỉ cám ơn họ thôi. Còn nếu ta trong trắng, thì những lời chửi mắng kia đâu có dính líu gì với ta đâu mà phải bận tâm! Ta nhẫn nhục là vì ta có lòng Từ Bi Hỷ Xã, thương người, và không muốn làm người phải đau thương.
Nhẫn nhục của lòng từ bi thì khác hẳn với nhẫn nhục do tham vọng, sân si, ái dục thúc đẩy. Bởi vì những nhẫn nhục do ái dục sinh ra, thì họ cố cắn răng chịu nhục một thời, rồi sau đó sẽ tìm phương hại người để trả thù. Đây là đại ác. Khi nói về chuyện nhẫn nhục để trả thù thì trong truyện Đông Châu Liệt Quốc vào khoảng năm 26 đời Châu Kinh Vương, tức là cùng một thời với Đức Khổng Tử tại nước Lổ, giữa vua Việt là Câu Tiển và vua Ngô là Phù Sai.
Quý vị còn nhớ là Ngủ Tử Tư vì chạy trốn vua Sở Bình Vương đã giết hại toàn gia đình của mình, phải nghĩ cách trốn qua ải, chỉ một đêm mà đầu bạc phơ. Sau ông gặp được vua Ngô là Hạp Lư, cùng với Tôn Vủ đem binh về báo thù nhà, nhưng lúc bây giờ vua Sở mới chết. Lòng thù hận đã khiến ông sai lính quật mồ vua Sở Bình Vương để bằm tử thi nát ra như cám cho hả giận. Khi vua Việt là Doản Thường nghe tin nước Ngô đang bỏ trống, định đánh lén bất ngờ, nhưng Tôn Tử đã giúp vua Ngô lui binh về kịp. Từ đó giữa Việt và Ngô lại tạo thù kết oán.
Khi vua Ngô là Hạp Lư chuẩn bị kéo quân sang báo thù, thì vua Việt là Doản Thường bị bệnh chết, con là Câu Tiển lên thay. Vì không nghe lời can gián của Ngủ Tử Tư là đang lúc người ta có tang mà đánh là bất nhân, vua Ngô bị thảm bại mà chết, cháu là Phù Sai lên thay và thề sẽ trả mối hận này. Khi quân đã hùng mạnh thì vua Phù Sai đánh thắng vua Câu Tiển. Nhưng thay vì giết đi, lại nghe lời nịnh hót của Thái Tể Bá Hi để cho Câu Tiển được hàng.
Trong thời gian bị giam cầm, vì chí lớn, Câu tiển nghe lời Phạm Lải đi nếm phân của vua Phù Sai để lấy lòng trong khi ông ta đang bệnh. Quý vị có thấy là khi con người đã quyết chí báo thù thì họ chấp nhận làm bất cứ việc gì để có cơ hội phục thù. Vì nghĩ rằng Câu Tiển đã ăn năn nên Phù Sai thả “cọp” Câu Tiển về nước. Sau đó Câu Tiển nghe lời Phạm Lải đem mỹ nhân kế Tây Thi, Trịnh Đán cống sang làm cho Phù Sai say đắm mà quên đi phòng bị. Cuối cùng Câu Tiển đã diệt được Phù Sai.
Cái nhẫn nhục của Câu Tiển thì trên đời nầy khó có ai bì kịp bởi vì ở địa vị cao sang tột đỉnh của một vì chúa tể một nước mà cam lòng làm tên giữ ngựa, hốt phân, giữ chuồng mà bề ngoài không tỏ ý oán hận. Việc nếm phân cho Phù Sai càng chứng tỏ sự nhẫn nhục đến tột độ và cho thấy chí phục thù mảnh liệt đã giúp cho Câu Tiển đến chỗ thành công. Nhưng sự thành công nào mà không phải trả giá. Cái giá ở đây là từ khi Câu Tiển nếm phân, ông ta sinh ra bệnh hôi miệng cho nên dù cao lương mỹ vị ông ta ăn cũng không biết ngon. May thay, Phạm Lải tìm được một thứ rau gọi là “rau chấp” dâng cho vua ăn để trừ bịnh nầy. Rau này ăn có mùi hôi nhưng rất hạp với Câu Tiển nên nhà vua cho đặt tên ngọn núi có rau này là Chấp sơn.
Có nhẫn nhục thì lòng từ bi mới chan chứa, tính thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quý trọng, và dĩ nhiên đạo quả viên thành.
Vì nhận thấy công đức lớn lao và quý báu của nhẫn nhục, nên cổ nhân đã có câu nhắn nhủ với người đời một cách mạnh mẻ như sau:
Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận.
Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn hóa nhất tề tiêu.
Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc.
Hưu hưu hưu, cái thế công danh bất tự do.
Tạm dịch là:
Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, khẩu nhẫn, tâm nhẫn) thì điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
Nhịn nhịn nhịn (thân nhịn, khẩu nhịn, tâm nhịn) thì ngàn tai muôn họa đều tan biến.
Nín nín nín (thân nín, khẩu nín, tâm nín) thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đây mà được.
Thôi thôi thôi (thân thôi, khẩu thôi, tâm đều thôi) thì những công danh cái thế không còn tự do.
Khi chúng ta làm một điều gì không hài lòng người khác thì chúng ta thường hay nói đùa là nên lấy lòng từ bi mà hỷ xả cho. Sự va chạm trong cuộc đời đã mang đến cho chúng ta lắm nổi đau buồn. Thế thì cái gì đạ tạo ra sự vui cũng như cái khổ? Xin thưa đó là cái tâm. Đã là con người, thì tham, sân, si luôn luôn chế ngự cái tâm của chúng ta. Nó muốn cho cái tâm của chúng ta bị mê muội để làm nô lệ cho nó. Chúng ta càng mê muội, thì tâm càng vọng động. Mà tâm còn vọng động thì chúng ta còn đau khổ.
Cuộc đời thì ngắn ngủi, mà đời người thì nhiều đau khổ, thử hỏi chúng ta sống còn có vui thú gì nữa đâu? Nói thế để chúng ta biết đâu là trắng, đâu là đen, chứ chủ trương của Phật giáo không phải là bi quan, nhu nhược và không có tinh thần tiến thủ. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ thì làm sao mà bi quan cho được. Muốn khai trừ vọng tưởng ở trong tâm để cho tâm được an vui và thanh tịnh, chúng ta phải dùng đèn trí tuệ để phá tan đám mây đen hắc ám vô minh này. Khi chúng ta không còn quan niệm hẹp hòi, vị kỷ, thì cái tâm của chúng ta từ từ mở rộng, không còn chấp trước để thương yêu mọi người và mang lại hạnh phúc cho kẻ khác tức là tự tạo hạnh phúc cho chính mình. Cái tâm mà chúng ta nói ở đây chính là cái tâm vô lượng đó.
Vậy tâm vô lượng có những cái gì?
Tâm vô lượng thì bao gồm: Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Trước hết hãy tìm hiểu thế nào là Từ và Bi?
Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. Còn Bi là lòng thương xót rộng lớn trước những nỗi khổ đau của người khác và quyết tâm làm mọi cách để diệt trừ những đau khổ này. Đức Phật đã dạy đời là biển khổ, có nghĩa là cái khổ của chúng sinh thật là mênh mông rộng lớn. Thật vậy, khi có con người, có vũ trụ, tức là có khổ. Vì vô minh, chúng ta sống trong cảnh khổ mà cứ tưởng là mình đang vui sướng. Lấy giả làm chân, chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu là nhân khổ. Mà chúng ta quên đi là hể tạo nhân khổ thì tất nhiên chính mình phải chịu lấy quả khổ. Chứ có ai trồng đậu mà được khoai bao giờ? Nhưng mà người đời thì không chấp nhận như thế, hể khổ thì họ than trời trách đất, rên xiết thảm khóc, làm cho cuộc đời đen tối lại càng tối đen hơn. Cuộc sống đã khổ sở nay lại càng khổ sở thêm. Chúng ta thấy không gian vô tận, thế giới vô biên, thì cái khổ cũng mênh mông vô tận như thế đó. Nói tóm lại, Từ Bi là nhận thức những cái khổ, và tìm mọi cách diệt trừ những cái khổ này để mang lại yên vui hạnh phúc.
Trong phần Tứ Diệu Đế, Đức Phật đã cặn kẻ nói rõ tất cả những nỗi đau khổ trên thế gian nầy (khổ đế) và Ngài chỉ cho chúng ta nguồn căn phát sinh ra những nỗi khổ này (tập đế). Sau đó, Ngài mới cho chúng ta thấy cái vui của Niết Bàn (diệt đế) và cuối cùng thì đưa ra phương pháp để đạt đến cảnh vui này (đạo đế). Do đó khổ đế, tập đế tức là Từ còn diệt đế, đạo đế tức là Bi. Vậy Tứ Diệu Đế là Từ Bi.
Còn Hỷ, Xả thì sao?
Hỷ có nghĩa là vui theo. Nhưng vui theo cái gì?
Khi bạn bè hay thân bằng quyến thuộc của chúng ta làm những việc sai xấu chẳng hạn như say sưa, trộm cướp, hoặc sát sinh. Thay vì chúng ta hết sức khuyên can họ, chúng ta lại đồng lòng với họ đi vào con đường ác. Như thế, thì sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích, đồng lỏa với kẻ ác vậy. Chính chúng ta đã tự tạo cho mình ác nghiệp đấy.
Còn nếu họ làm những điều thiện chẳng hạn như giúp đở người nghèo khổ, ra tay phụ giúp công việc cho người già cả, giúp đở khích lệ cho kẻ tâm trí tối tăm, đem niềm vui đến cho trẻ em… thì việc vui theo này là một bước tiến trên con đường thiện nghiệp.
Vậy chúng ta phải dùng trí tuệ sáng suốt để phân định cái hay, cái dỡ của chữ Hỷ mà vui theo chớ đừng đụng cái gì vui theo cái nấy thì vô minh sẽ trấn áp cái tâm vô lượng của chúng ta.
Còn Xả là từ bỏ, không chấp, không kể nữa.
Cái khó trong thế gian này là làm thế nào để kìm chế cái ái dục và càng khó hơn nữa là chúng ta đang sống trong một xã hội quá phức tạp thì ái dục sẽ phát sinh dể dàng hơn. Chúng ta phải sáng suốt phân biệt cho rõ ràng đâu là nhu cầu và đâu là ái dục. Đạo Phật chỉ chủ trương tiêu diệt dục vọng để tâm được thanh tịnh, không còn phiền não, không còn chấp trước và cuối cùng có cơ hội chứng được Niết Bàn. Chớ Đạo Phật không bao giờ chủ trương tiêu diệt nhu cầu của cuộc sống cả. Tại sao mà chúng tôi biết chắc như vậy? Khi xưa lúc chưa thành Phật, thì chính Đức Phật đã tu khổ hạnh đến nỗi thân tàn ma dại mà Ngài chẳng đạt được kết quả gì.
Sau cùng, Ngài chọn con đường trung đạo là phải giữ tấm thân nầy để phát huy trí tuệ bởi vì nếu thân thể suy nhược thì trí tuệ sẽ yếu kém. Tấm thân tứ đại đối với Đức Phật chỉ dùng như là chiếc bè để đưa Ngài vượt qua biển trầm luân và đến bờ giác ngộ mà thôi. Khi đã đến được bờ giác ngộ thì chúng ta phải bỏ chiếc bè kia lại và bước lên bờ để tự giải thoát. Đây chính là cứu cánh của Đạo Phật. Còn chúng ta là những Phật tử tại gia thì chúng ta cũng phải có cơm ăn, nhà ở và những phương tiện căn bản cho cuộc sống. Đây chỉ là nhu cầu mà thôi. Nhưng nếu nhà càng lớn thì chúng ta phải làm nô lệ cho nó. Xe càng mắc tiền thì chúng ta lại càng lo âu. Nên nhớ rằng, một khi chúng ta vượt qua giới hạn của nhu cầu, thì ái dục sẽ hiện lên, và đây chính là căn nguyên cội rễ của nỗi khổ đau.
Vậy Xả ở đây có nghĩa là phải lìa bỏ cho được ái dục. Chúng ta nên nhớ rằng một khi lòng sân hận nổi lên thì tâm từ bi bị lấn áp, nỗi ưu sầu của chúng ta càng tăng thì tâm hỷ không phát hiện và nếu ái dục còn nặng nề thì tâm xả sẽ không bao giờ được phát sinh.
Nói tóm lại, từ bi hỷ xả là bốn đức tính tối cao để giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, sân, si. Nhờ trí tuệ sáng suốt chúng ta lúc nào cũng làm chủ bốn tên đại ác nầy, không cho nó có cơ hội hoành hành thì chúng ta sẽ biến khổ đau trên đời này thành những hạnh phúc chân thật.
Từ Bi - Bác Ái
Bác ái là tình thương phát xuất từ con tim mà đã là từ con tim thì có lúc chúng ta thương, có lúc chúng ta ghét, buồn giận... Còn từ bi là tình thương phát xuất từ trong trí tuệ nên lúc nào cũng sáng suốt. Nói như thế thì giửa Từ bi và Bác ái có nhiều chỗ tương đồng cũng như dị biệt.
Như trên đã nói, Từ là đem niềm vui cho tất cả chúng sinh, còn Bi là diệt trừ nỗi khổ cho tất cả mọi loài. Chữ chúng sinh và mọi loài ở đây mà Đức Phật muốn nói là bao gồm cả con người và sinh vật. Còn diệt khổ của chữ Bi là tận diệt cội nguồn gốc rễ của nỗi khổ. Nói một cách khác là người có lòng Bi thì vừa xoa dịu nỗi đau khổ trong hiện tại mà còn ngăn ngừa cái khổ tái phát trong tương lai.
Sau cùng, khi chúng ta nói về hai chữ Từ Bi thì có nghĩa là mang lại sự vui sướng cho con người cũng như tất cả những sinh vật trên hoàn cầu và sự sung sướng này bắt đầu từ quá khứ, đến hiện tại, và chuyển qua tương lai của kiếp sau. Còn Bác ái thì chỉ chủ trương phần chính về con người mà không để ý đến súc vật, cho vui trong hiện tại mà không nghĩ đến cái Quả trong tương lai.
Làm việc chi cũng lấy lòng thành làm gốc. Vì thế chúng sinh khi tu đạo mà không dụng công chí thành thì làm sao được sự lợi ích lành bệnh dứt khổ.
Đây là một trong Lục độ mà tự nó có ảnh hưởng sâu rộng trong Phật giáo. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã nhiều lần nghe đến chữ bố thí mà chính mình cũng không hề để ý đến. Đạo Phật là đạo từ bi, có nghĩa là tình thương bao la của chúng ta cho tất cả mọi chúng sinh. Chính Đức Phật vì lòng từ bi mà đã xuất gia, từ bỏ giàu sang phú quý, cung vàng điện ngọc, để tìm chánh đạo ngõ hầu giúp chúng sinh thoát ra cảnh khổ.
Vậy làm thế nào để phát huy lòng từ bi?
Sau khi Đúc Phật thành đạo, Ngài truyền dạy chúng sinh hãy cố gắng mở rộng lòng từ bi của mình càng nhiều càng tốt, mà phương pháp thực hành tốt nhất là bố thí. Do đó, Ngài đã chế ra pháp môn Bố thí Ba-la-mật với tôn chỉ là phải thực hành điều tốt để tự độ cho mình và độ cho người ngõ hầu giúp chúng ta có cơ hội thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử để đến bờ giác ngộ.
Vậy thế nào là Bố thí?
Bố là cùng khắp, thí là cho là biếu, do đó Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi vật và mọi nơi. Còn Ba-la-mật là đến bờ bên kia.
Nói như vậy, Bố thí Ba-la-mật là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí vì nó có sức mạnh như là một chiếc thuyền để đưa mình và đưa người từ nơi mê muội đến bờ giác ngộ của chư Phật.
Vậy chúng ta phải Bố thí bằng cách nào?
Theo Phật giáo, thì Bố thí được chia làm ba loại: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.
1) Tài thí: là đem tiền bạc, của cải, vật chất của mình cho người khác. Phần tài thí thì có thể chia làm hai loại:
v Nội tài: là chỉ về bản thân của chúng ta. Đây là sự bố thí cao đẹp nhất mà chỉ có những người giàu lòng từ bi mới làm được, bởi vì loại bố thí này đòi hỏi chúng ta đôi khi phải hy sinh cả sinh mạng và đời sống của mình cho kẻ khác. Có một trường họp điển hình là biến cố 9/11 năm 2001 đả làm sụp đổ hai tòa nhà chọc trời ở Nữu ước. Khi hai tòa cao ốc nầy còn đang bùng cháy, thì có biết bao lính cứu hỏa, cũng như cảnh sát đã bất chấp mọi nguy hiểm tiến vào bên trong, chạy lên cầu thang để cứu những người thường dân vô tội còn đang bị kẹt ở bên trong. Và sự sụp đổ nhanh chóng của hai tòa cao ốc này đã giết chết trên mấy trăm lính cứu hỏa cũng như cảnh sát. Mặc dầu họ đang thi hành phận sự, nhưng với lòng can đảm bất chấp hiểm nguy, đã chứng minh sự hy sinh cao cả của họ cho sự sống của người khác và sự hy sinh này chính là Bố thí nội tài vậy.
v Ngoại tài: là những vật thường dùng như thức ăn, đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, nhà cửa….Khi chúng ta đem những thứ ấy cho những người túng thiếu, nghèo khổ thì gọi là Bố thí ngoại tài. Mặc dầu ở Hoa kỳ nhưng không phải là người Việt nam nào cũng thành công trên đất nước này cả. Dù thành công nhiều hay ít, tất cả chúng ta cùng có chung một quan niệm là chia sẻ, giúp đở người thân ở bên quê nhà. Khi họ nghèo khổ thì sự giúp đở đó mới có giá trị. Giúp cho họ có miếng cơm manh áo thì còn gì phước đức nào cho bằng. Thấy một nụ cười nở trên khuôn mặt khốn khổ thì cỏn hạnh phúc nào bằng. Đây chẳng những là chúng ta bố thí ngoại tài mà tự chúng ta đã tạo cho mình không biết bao nhiêu là thiện nghiệp, và chính những thiện nghiệp này sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi. Bởi thế thi hào Nguyễn Du cũng có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người“
Thật vậy, việc làm phúc đức thì biết bao nhiêu cho đủ, nhưng giúp đở những ngưòi nghèo khổ, những kẻ đang gặp cảnh túng cùng, hoặc là người hoạn nạn là tạo cho chúng ta có cơ hội để phát huy lòng từ bi và tâm Bồ-đề.
2) Pháp thí: chúng ta là những người học Phật thì chúng ta nên cố gắng học hỏi để thông hiểu nhửng căn bản của Phật pháp bởi vì Đức Phật đã dạy rằng: “muốn đạt được đạo viên mãn, trước hết phải biết đạo, biết đạo rồi mới tu đạo, có tu đạo mới mong thành đạo”. Khi đã hiểu Phật pháp, thì chúng ta có thể đem những lời dạy quý báu của Như Lai ra khuyên bảo cho người khác để họ làm lành tránh dữ, cải tà quy chánh, và sống một cuộc đời đạo hạnh, thì chính chúng ta đã pháp thí cho họ rồi. Pháp thí có giá trị hơn cả tài thí, bởi vì tài thí thì chỉ giúp đở người khác về phương diện vật chất trong một thời gian hay tối đa là một đời, còn pháp thí thì giúp đở về phương diện tinh thần, không riêng gì cho người nghèo khổ, mà luôn cho cả giới giàu sang, quyền tước. Bởi vì chúng ta đã mang ảnh hưởng tốt đẹp đến cho họ, chẳng những trong một giai đoạn, mà còn gieo nhân lành cho nhiều đời nhiều kiếp về sau. Vì những lẽ đó, chúng ta đừng bao giờ bỏ mất bất cứ cơ hôi nào để làm pháp thí.
Sống trong một xã hội đầy dẫy phức tạp nhưng thiếu đạo đức như ở Hoa kỳ, con người có khá hơn về vật chất nhưng về tinh thần và nền tảng gia đình thì sa sút thê thảm, bởi thế sự hiếu để trong gia đình không còn giống như hồi còn ở quê nhà. Để tránh những trường họp này có thể xảy ra trong gia đình của chúng ta, hay nói một cách khác là muốn bảo tồn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt, thì học hỏi Phật pháp là một cứu cánh để có thể tự giúp ta mà còn có thể giúp cho người được. Tại sao có thể làm được?
Phật giáo là một nền giáo dục dựa trên căn bản hiếu đạo. Nếu chúng ta không phải là những người con hiếu đạo , thì làm sao chúng ta có thể trở thành những người học trò tốt được. Chúng ta thường hay niệm:”Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu-ni Phật”, thế thì bổn sư có nghĩa là thầy, còn chúng ta là đệ tử, có nghĩa là học trò. Người học trò tốt đối với Đức Phật trước hết phải là người con hiếu đạo trong gia đình. Quý vị còn nhớ chính Đức Phật phải vội vả quay về thăm vua cha khi nghe tin ông sắp từ trần. Không phải Đức Phật khi thành Phật thì Ngài quên đi cha mẹ hay gia đình, mà chính Ngài đã hóa độ cho toàn thể dòng họ Thích Ca, giúp cho từng người học hỏi Phật pháp để tự mình có thể chứng được Niết Bàn như Ngài vậy. Nên nhớ Đạo Phật ai tu người ấy chứng. Phật chỉ có là người chỉ đường cho ta đi mà thôi, chứ không độ trì cho ta thành Phật được. Mục đích của Phật khi về thăm cha lần chót là muốn đem giáo lý nhiệm mầu của Ngài để giảng giải cho vua cha thông hiểu trước khi lìa đời để vua cha có cơ được vãng sanh. Chính Đức Phật đã chứng minh cho chúng ta thấy tuy Ngài
đặng thái quý đặng
TẶNG BẠN BÀI THƠ : ĐÁY NƯỚC Đáy nước quay quay cặn lắng dần Đập tan phiền não nhấn chìm sân Long lanh thủy bạch bao nhiêu giọt Lấp lánh kim ngân biết mấy lần Khổ tận cành vàng trơ bóng nguyệt Cam lai lá ngọc ẩn gương thần Bầu trời thu lại trong vài tấc Phật Pháp nhiệm mầu lọ phải cân .
Thích Trả lời 5/7/2017 9:40:17 AM