;
Chùa Một Cột đang bị "Tây" hóa
Chùm đèn "Tây Phương" ở chùa Một Cột có giá bạc tỷ
Chùa Đậu đã trở thành di tích quốc gia từ năm 1968, trước cả khi những pho tượng táng hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường khiến chùa mỗi lúc một nổi tiếng hơn. “Đôi rồng đá trước cửa Tiền đường đẹp đến mức Bảo tàng Lịch sử đã đổ một mẫu để mang về trưng bày. Còn tam quan chùa Đậu với gác chuông có lẽ là một trong những gác chuông đẹp nhất của chùa phía bắc”, một nhà nghiên cứu cho biết.
Ngói xô, ngói vỡ, toang hoác...
Giờ đây, tam quan chùa Đậu hằng ngày là nơi để một gia đình dọn hàng bán nước cho khách thập phương. Quả chuông vẫn còn đó. Nhưng từ dưới nhìn lên, từ gác chuông nhìn ra mái của tam quan lại thấy thương. Ngói xô, ngói vỡ, ngói thủng nát nhừ, toang hoác.
Trước đó, vào năm 2005, chùa Đậu đã có một đợt tiến hành tu bổ. Công việc của đợt tu bổ đó rất lớn, bởi nó đã dựng lại tòa Thượng điện nổi tiếng đẹp của chùa đã bị mất hẳn trong chiến tranh, chỉ còn lại dấu tích nền móng. Dự án khi đó được PGS-KTS Hà Tất Ngạn, ĐH Kiến trúc Hà Nội thực hiện. Thiết kế dựa trên tư liệu ảnh tìm được tại thư viện Viện Khoa học xã hội, cũng như đóng góp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể nói, phần dựng lại Thượng điện đã được thực hiện theo đúng các thủ tục quy định.Bản thân các cột gỗ lớn của tam quan cũng ẩm mục. Người dân địa phương cho biết những cột này bị ảnh hưởng rất nặng từ sau trận lụt lịch sử của Hà Nội cách đây vài năm. “Cũng như nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội, các cấu kiện của tam quan làm bằng gỗ rất nhiều. Mưa, dột càng khiến chúng dễ mục nát hơn. Tôi cũng không tưởng tượng được tại sao người ta lại để một tam quan đẹp nổi tiếng rơi vào tình trạng xuống cấp đến như thế”, một chuyên gia trùng tu di tích khi được xem ảnh chụp nói giọng xót xa.
|
Chắp vá
Chính vì thế, Thượng điện trở thành đối trọng với hai dãy hành lang La Hán ở sát hai bên. Những bức tượng La Hán hiện đều đang trong tình trạng mang móng chân móng tay đỏ chót và nước sơn bóng loáng. Các chuyên gia khi được cung cấp những bức ảnh này đều cho rằng tượng đã bị sơn lại. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, theo GS Trần Lâm Biền, việc sơn móng tay móng chân đỏ cho tượng như vậy không thể chấp nhận được. “Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng”, ông nói giọng giận dữ.
Việc sơn móng tay móng chân đỏ cho tượng La Hán này không chỉ sai nguyên lý văn hóa, theo ông Trần Thành (Cục Di sản văn hóa), mà còn không hề nằm trong thỏa thuận tu bổ mà Cục đã đồng ý. Chưa kể, tại một trong hai dãy hành lang La Hán, một tấm bia vỡ làm nhiều mảnh, những mảnh vỡ được gác tạm ở chân tường.
Chỉ trong một di tích cấp quốc gia như chùa Đậu đã có thể thấy nhiều biểu hiện khác nhau về bảo tồn, tu bổ. Cái đúng, cái sai. Cái cho thấy sự chậm trễ. Cái thể hiện sự cẩu thả, thiếu tìm hiểu văn hóa gốc. Có lẽ nhà quản lý nên mau chóng rà soát lại, để giải quyết tận gốc tình trạng chắp vá ở chùa Đậu. Điều khẩn cấp nhất trong đó là cùng tìm cách cứu tam quan chùa đang trong tình trạng báo động.
Bệ tượng kỳ lạ Chùa Đậu còn một pho tượng mới khác cũng không đúng với nguyên tắc đặt hệ thống tượng. Tượng mới này bằng gỗ, thể hiện một vị bồ tát đang cưỡi voi, từ đó có thể tạm suy ra là Phổ Hiền bồ tát. Theo GS Chu Quang Trứ, tượng Phổ Hiền bồ tát cưỡi voi thường được đặt tại nhà Thượng điện. Tuy nhiên, tại chùa Đậu, bức tượng này không hề được đặt tại Thượng điện. Bệ tượng cũng rất kỳ lạ, gồm những khối đá to nhỏ xếp lên nhau. Trong khi, cũng theo GS Chu Quang Trứ: “Trong một ngôi chùa dù có vài chục hay vài trăm pho tượng thì phần cơ bản vẫn được tôn trọng”. |
Trinh Nguyễn- Theo: TNO