;
Nhưng đối với người chân chánh thì tiền vẫn là tiền và quyền vẫn là quyền, hai cái không thể cấu kết nhau để làm mất danh thể và băng hoại xã hội để đi đến đa kim ngân phá luật lệ!
Thế gian là vậy, tôn giáo càng không thể nhập nhằng giữa lợi và danh, nhưng tu sĩ vẫn có những vị nhập nhằng giữa danh và lợi.
Vì thế, không riêng một tôn giáo nào, luôn có những người xem cuộc đời chỉ có lợi và danh, vì giáo lý của tôn giáo họ đang sống đã mờ nhạt sau những con số hằn rõ trên tờ giấy bạc, giáo chủ của họ được thếp vàng không đủ làm nhạt nhòa vị thế của họ đang ngự trên ngai.
Phật giáo xem đời là vô thường, là ảo hóa, coi lợi danh như đôi dép bỏ, thế nhưng không thiếu những vị nhờ địa vị chức danh biến ảo hóa vô thường trở thành đại gia thật sự.
Chuyện “có đức mặc sức mà ăn” là chuyện cá nhân, nhưng có những cá nhân lấy cái uy đức giả tạm để khuynh loát một tập thể, một Giáo hội, mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay được xem là Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni tín đồ Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước!
Giáo hội này được chính phủ nước CHXHCN Việt Nam công nhận, Hiến chương giáo hội xác định vị trí và phương án tồn tại, sinh hoạt như một guồng máy hợp pháp được điều hành bởi một tập thể do các bậc tôn đức tại vị, được Mặt Trận, Ban tôn giáo, An ninh tôn giáo và những cơ quan chức năng bảo vệ, thế nhưng, vẫn có những cá nhân dựa vào thế lực của các ban ngành để tiến vị, để khuynh loát theo ý mình.
Nghe ra cũng lạ, nhưng ngày nay không có gì lạ trong xã hội Việt Nam, bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra, miễn có tiền và có quyền là được. Ông cha ta thường nói: Có tiền mua Tiên cũng được!
Vâng, có tiền có thể chạy chức chạy quyền, cho dù vào chân thư ký của Ban đại diện quận huyện, vào ghế chánh đại diện, Ban trị sự các tỉnh Thành, cho đến trung ương.
Có người từng bỏ hàng tỷ để xóa bản Giáo ca truyền thống, đưa nhạc của mình vào trong đại lễ Vesak… nhưng không phải lúc nào có tiền là có quyền, hay có quyền là có tiền, nghĩa là chưa chắc có tiền mua Tiên cũng được, nếu được thì chỉ là Tiên phàm tục, Tiên dổm mà thôi.
Hơn nửa năm trước, khi Hòa thượng Thích Thanh Tứ viên tịch, thầy Thanh Quyết đã ảo thuật nhiều chiêu trò nhằm mục đích để chiếm đoạt chiếc ghế Phó chủ tịch thường trực của cố Hòa thượng.
Tại sao thầy Thanh Quyết lại được sự yểm trợ của hầu hết các ban ngành như Ban Tôn giáo chính phủ, Mặt Trận trung ương, ban Dân Vận TƯ, bộ Công An…mà vẫn không thành? Tại sao những ban ngành đó yểm trợ cho cá nhân thầy Thanh Quyết mà xé rào vượt qua hiến chương GH Phật Giáo Việt Nam?
Giờ đây, khi đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ (2012-2017) sắp diễn ra tháng vào 11/2012, các ban ngành đó lại tiếp tục ép buộc vận động cho thầy Thanh Quyết một cách khó hiểu như vậy???
Phía Bắc, thầy Thanh Quyết quản lý hầu hết các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Phật giáo với tuổi tác còn trẻ, trong khi đó không thiếu những bậc Cao Tăng Thạc Đức không được trụ trì một ngôi chùa nào chứ chưa nói có một vị thế trong tổ chức Giáo Hội.
Nguồn thu nhập hàng năm trong các thắng tích đó đủ để có quyền thao túng những cán bộ tranh thủ lúc đang chức quyền để kiếm tiền trục lợi; thế là một bên có tiền, một bên có quyền hỗ trợ nhau như ông Thần cậy cây đa, cây đa cậy ông Thần, đôi bên đồng lưỡng lợi.
TT Thích Thanh Quyết, Tiến sỹ (?) đương kim đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban trị sự PG tỉnh Quảng Ninh,đang "nhắm" chiếc ghế Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TƯGHPGVN nhiệm kỳ 2012-2017
Một vị tuổi đời chưa quá 50, tuổi đạo chẳng đáng là bao mà đòi ăn trên ngồi trước các bậc Thầy Tổ cha chú ở cấp Trung ương, cũng có nghĩa muốn thao túng, lũng đoạn cả một giáo hội, nhằm mục đích gì??? Được voi đòi Tiên! Vị trí trụ trì hàng loạt danh lam thắng tích chưa thỏa mãn tham vọng đang có mà còn muốn nắm trọn trong tay vận mạng PGVN.
Khi Thầy Thanh Quyết là một học hàm Tiến sĩ không qua ngưỡng cửa Đại học, là một thừa kế cố Hòa thương Phó chủ tịch bằng di chúc giả, tranh dành vào đại biểu Quốc Hội, trên nguyên tắc phải thông qua hiệp thương, của đơn vị cơ quan đang công tác (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam), thầy lại ngang nhiên coi thường Pháp luật, xem thường luật bầu cử của Quốc Hội và hội đồng nhân dân các cấp, xem như đó là quyền cá nhân mà chiếc áo đang mặc không phụ thuộc vào tổ chức Phật giáo.
Đã xem nhẹ tổ chức, coi thường Giáo hội thì tại sao lại cần một địa vị trung ương GH như thế nếu không vì tiền? Khi đã có tiền, có quyền thì sẽ có cái gì nữa??? Dĩ nhiên là hưởng thụ mọi thứ trên đời! Vậy có khác gì người đời?
Chẳng nhẽ tu là hưởng thụ, mượn Đạo tạo đời và tôn giáo chỉ là bậc thang bước lên đài danh vọng tiền và quyền? Tại sao Thầy Thanh Quyết chỉ được sự hậu thuẫn bởi các cấp chính quyền mà không được lòng chư tôn đức trong Giáo hội? Vậy thầy làm việc cho nhà nước hay cho Phật giáo?
Không riêng thầy Thanh Quyết mà hiện nay một số tu sĩ cũng mon men theo con đường danh lợi như thế. Sở dĩ đặt vấn đề Thanh Quyết là vì vận mạng PGVN đang bị đe dọa bởi tham vọng đen tối của một kẻ đội lốt tướng tu mà tâm không tu.
Về lực lượng hậu thuẫn cho thầy Thanh Quyết, chắc chắn rằng không phải chủ trương của nhà nước, những cá nhân những cán bộ chức quyền về tôn giáo tại sao lại hăng say không mệt mỏi để tranh đấu cho thầy Thanh Quyết lên ghế Phó Chủ Tịch thường trực GHPGVN như thế?
Một số quan chức chính quyền đang nỗ lực thúc ép, áp đặt chư Tôn Đức lãnh đạo phải đưa Thanh Quyết vào chức vụ Phó Chủ Tịch trong Đại hội sắp tới. Gần đây nhất trong cuộc họp tại Văn Phòng II TƯ Giáo Hội vào lúc 8h sáng ngày 19/10/2012, cuộc họp này do Ban Tôn Giáo chính phủ triệu tập Chư tôn Hòa thượng lãnh đạo nhằm mục đích ép buộc phải đưa Thanh Quyết vào chức Phó Chủ Tịch, mặc dù chư Tôn Đức đã kịch liệt phản đối.
TT Thích Thanh Nhiễu, Thạc sỹ Triết học, đương kim Phó Chủ tịch thường trực HĐTS T.Ư GHPGVN, phụ trách khu vực phía Bắc
Thế thì hiện tại, ngoài HT Thanh Nhiễu đương vị, chưa ai được Ban Thường trực Hội đồng trị sự đề cử để biểu quyết cho Đại hội sắp tới suy cử. Một điều chắc chắn là thầy Thanh Quyết không đủ tư cách đạo đức để được chư tôn trong Ban Thường trực chiếu cố, vì tuổi đời, vì hạ lạp, vì công đức Phật sự trong quá trình làm việc, vì phong cách và nhiều lý do tế nhị khác; đó là quyền quyết định của nội tình Phật Giáo.
Các cơ quan chức năng không nên xen vào nội bộ, không thể vượt Hiến chương, nghĩa là người cầm luật không nên xé luật chỉ vì quyền lợi nhất thời của một tu sĩ lắm tiền nhiều của. Cơ quan chức năng về tôn giáo có nhiệm vụ giám sát và điều hướng chứ không xen vào nội bộ điều hành tôn giáo, cho dù là nhân sự.
Nếu như Đảng và Nhà nước còn để các thành phần được coi là thay mặt nhà nước quản lý về tôn giáo, làm lũng đoạn tôn giáo, thì sẽ làm mất lòng tin của đồng bào Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước về công tác quản lý tôn giáo, để cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc về chính sách tôn giáo.
Chính phủ cần xem xét chấn chỉnh lại những thành phần này để củng cố lòng tin của Tăng Ni Phật tử. Trong quá khứ, một số tỉnh thành, cán bộ xen vào nội tình PG như Đồng Tháp cách đây 5 năm, đã làm Phật giáo trì trệ, chia rẽ.
Vì thế, tiền và quyền không thể làm lủng đoạn mọi sinh hoạt trong xã hội nói chung và Phật giáo nói riêng; một tổ chức độc lập sẽ hoạt động hiệu quả hơn là bị thao túng.
Hy vọng sự thống nhất của Ban Thường trực Hội đồng trị sự trung ương GHPGVN về nhân sự chuẩn bị cho Đại hội vào tháng 11 sắp tới sẽ giúp GH vượt qua mọi chướng ngại.