;
Vãng sinh Tịnh Độ luận giảng ký (Phần2)
Thật ra theo các kinh như Quán Vô Lượng Thọ Kinh, cũng như Đại bổn và Tiểu bổn, vấn đề vãng sinh Tịnh Độ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Phật A Di Đà, tức bổn nguyện lực của Ngài (điều này đúng với chủ trương của Đàm Loan). Việc phải làm của hành giả Tịnh Độ chỉ là tín, niệm mà thôi. Tin và niệm Phật sở dĩ được đề cao, vì Phật mới chính là hiện thân đích thực và là nền tảng thỏa đáng nhất của Bồ Đề tâm. Và Tịnh Độ cần phải được sinh về vì đó là môi trường tương ưng và khế hợp nhất cho sự phát triển Bồ Đề tâm đúng nghĩa vậy.
(20) Âm phạn là Vasubandhu.
(21) Deva, chỉ chung cho các hữu tình thuộc thiên giới.
(22) Bà TNu (Vasu), theo nghĩa trong Vệ Đà là sự thiện và thịnh vượng. Nó lại chỉ chung cho một hạng, một giới các vị thần. Rồi nó lại được dùng để chỉ cho các thần Ấn Độ như Siva, Agni… Chính theo nghĩa này mà nó được dịch là “Thiên”. Ngoài ra nó còn có nghĩa là đất, mặt đất. Có lẽ do nghĩa này mà Huyền Trang dịch là “Thế” chăng? Ngoài ra Bandhu (tức Bàn Đầu) có nghĩa là người thân, họ hàng… nên được dịch là “Thân” vậy.
(23) Ấn Thuận cho rằng như vậy là Huyền Trang chỉ dịch chữ Bandhu (Bàn Đầu) là “Thế Thân”, chứ không dịch chữ Vasu (Bà TẨu), có nghĩa là “Thiên”.
(24) Nghĩa là vị luận sư đã tạo ra cả ngàn bộ luận.
(25) Triều đại này được sáng lập vào năm 265 công nguyên bởi Tư Mã Viêm trải qua bốn đời vua, kéo dài 52 năm, đến năm 316 thì chấm dứt, lập đô tại Lạc Dương, một trung tâm văn hóa của Phật giáo, một thời hết sức thịnh hành. Như vậy Thế Thân sinh bình là khoảng cuối thế kỷ ba, đầu thế kỷ thứ tư.
(26) Tức Asanga, vị thủy tổ của Duy thức học, người khai sang một phong trào hoàn toàn mới mẻ, tạo nên một khúc quanh đặc biệt mới trong lịch sử Phật giáo Đại thừa. Ngài đã dùng “duy thức” để giải nghĩa về Đại thừa thay vì dùng “tính KHÔNG” như giai đoạn đầu (của Long Thụ Bồ Tát). Với lập trường duy thức làm căn bản, Đại thừa được hiển rõ nghĩa của chính mình, tách biệt hẳn ra khỏi Tiểu thừa, đồng thời cũng khác hẳn các loại Đại thừa khác, mà đại biểu là tính KHÔNG, ở chỗ kéo Đại thừa về với thế gian. Sự trở về này không hề bị ô nhiễm mà chỉ là để hiển rõ ý nghĩa viên dung viên mãn của Đại thừa. Nghĩa là Đại thừa vừa một lúc là thế gian, vừa là xuất thế gian (tức tiểu thừa), vừa là trung đạo (tức tính KHÔNG).
Ấn Thuận Đại sư không hài lòng mấy về quan điểm “viên dung” trong Đại thừa, mà ngài cho đó là tính chất của Trung Hoa (xin xem “Trung Quán Luận Tụng giảng ký” của Ấn Thuận). Thật ra quan điểm viên dung này không hề có tính chất Trung Hoa chút nào. Trái lại nó đã đầy dẫy sẵn trong các kinh điển Đại thừa hệ Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, cũng như Tịnh Độ… Và chính các lối giải thích duy thức về Đại thừa đã mở ra một lối thoát khoảng khoát (rộng rãi và thoáng mát) cho sự thông hiểu và giải thích về ý nghĩa viên dung ấy vậy. Và chính các nhà Đại thừa Trung Hoa đã đảm trách công tác này.
Cuối cùng hết, ý nghĩa viên dung thiết lập nên tự quan điểm Duy Thức này, sẽ thực sự mở ra một con đường Bồ Tát đạo đúng nghĩa (nghĩa là một sự nối kết bất phân từ chúng sinh đến Phật) cho hành giả Đại thừa thực hiện, cũng đồng thời làm sáng tỏ lên hoàn toàn cái lý do tại sao là một hữu tình hiện hữu thì phải là đạo Phật.
Nghĩa là đạo Phật là sự thật của toàn thể vũ trụ từ hữu tình đến vô tình, và đây mới đúng là đạo Phật, mà chỉ có Đại thừa mới nhìn ra, mới làm đúng mà thôi.
(27) Hữu bộ tức thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada), một trong các bộ phái của đạo Phật Tiểu thừa rất tinh tế và hoàn hảo trong sự trình bày về quan điểm của mình. Hữu bộ chủ trương pháp ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai) đều thật có. Thế Thân do học được bộ đại luận nỗi tiếng của phái này là Đại Tỳ Bà Sa (Mahavibhasa-sastra), rồi đúc kết lại mới thành bộ luận Câu Xá (Abhidharmakosa) của Ngài.
(28) Bodhiruci: chuyên dịch là hoằng hóa Đại thừa của Vô Trước và Thế Thân trên một bình diện khác hẳn với Huyền Trang sau này. Trong khi Huyền Trang giới thiệu về Vô Trước và Thế Thân như những “luận sư” lỗi lạc qua các dịch phẩm hầu hết thuộc luận trước, thì Bồ Đề Lưu Chi lại giới thiệu Vô trước và Thế Thân như những “kinh sư” trác tuyệt qua các dịch phẩm chuyên giải thích về Đại thừa kinh của hai ngài kia. Như thế qua Bồ Đề Lưu Chi thì Vô Trước và Thế Thân thuần túy là những tín đồ của Đại thừa, và giáo pháp chính yếu của Đại thừa chính là Kinh tạng. Trong khi truyền thống kia của Ấn Độ qua Huyền Trang và còn được lưu giữ đến ngày nay tại Tây Tạng lại coi tư tưởng của hai ngài như là một đại biểu chính đáng của giáo pháp Phật giáo, nghĩa là hoàn toàn thiên nặng các bộ luận do hai ngài tạo, và cho luận tạng mới thật sự là thắng nghĩa của Đại thừa. Truyền thống này đề cao luận tạng trên hết, và tách rời các luận sư ra khỏi hệ thống kinh tạng, tôn kính các ngài và tư tưởng của các ngài như là những hiện thân của trí huệ tối cao, đôi khi đến mức còn ngang hàng với cả đức Phật.
(29) Nguyên Ngụy tức là triều đại Bắc Ngụy. Trước là Đại Quốc do dòng tộc Tiễn Ti thuộc bộ lạc Thác Bạt dựng nên, sau bị Phù Kiên của triều Tiền Tần diệt. Đến năm 386 công nguyên Thát Bạt Khuê gầy dựng lại Đại Quốc, rồi xưng vương, đổi tên nước là Ngụy. Ở địa vực bắc bộ tỉnh Sơn Tây, nên gọi là Bắc Ngụy, hoặc gọi là Hậu Ngụy, Thác Bạt Ngụy, hay Nguyên Ngụy do vì Hiếu Văn Đế, sau khi dời đô từ Bình Thành (nay là Đại Đồng) sang Lạc
Dương vào năm 493, đã đổi họ lại là Nguyên. Đến năm 534 phân thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, rồi sau đó diệt vong vào năm 557. Tổng cộng 17 đời hoàng đế, 171 năm.
(30) Địa Luận Tông chỉ cho các vị chuyên hoằng hóa Thập Địa Kinh Luận. Bắt nguồn từ Bồ Đề Lưu Chi hợp tác với Lặc Na Ma Đề (Ratnamati) và Phật Đà Phiến Đa (Buddhasanta) dịch ra Thập Địa Kinh Luận vào năm 508 tại Lạc Dương trào Bắc Ngụy Tuyên Đế. Sau hết sức thịnh hành vào thời Lương (502-557). Đến thời Trung Đường, Hoa Nghiêm Tông hưng thịnh thì Địa Luận Tông bị lấn át dần và mất hẳn.
(31) Hoa Nghiêm Tông do Pháp Thuận hay Đỗ Thuận (557-640) xướng thuyết, và cho đến Pháp Tạng (643-742) mới thật sự hình thành và đại thịnh. Tông này mới thật sự là chủ trương viên dung vô ngại. Tất cả các giáo pháp mà đức Phật nói ra đều không phải là thật tế cứu cánh mà chỉ là những khai mở (đối trị bệnh của chúng sinh) để chuẩn bị một thứ huệ nhãn viên mãn có thể thấy được trọn vẹn cảnh giới siêu tuyệt thù thắng và cứu cánh viên mãn. Đó chính là cảnh giới “sự sự vô ngại pháp giới”. Đó là một cảnh giới hoàn toàn viên dung, nên là tất cả những gì hiện hữu trong mọi nơi và mọi thời. Đi từ vô ngã qua tính không đến Duy thức rồi đốn giáo, Hoa Nghiêm Tông cho rằng viên giáo của “sự sự vô ngại pháp giới” mới hoàn toàn là pháp chân thật, là chỗ trụ, chỗ thấy chỗ hành của mười phương chư Phật. Viên giáo của Hoa Nghiêm Tông không trở lại với thật tế qua sự đốn dứt tất cả các pháp (như chỉ là suy tưởng và ngôn từ) của đốn giáo, mà trở về với một thật tế hoàn toàn viên dung “một là tất cả, tất cả là một”. Như vậy chân lý đối với Hoa Nghiêm Tông không hề phải là cái gì đặc biệt, mà chân lý là ngay tại đây và tức thời, và chỉ trong một vẩn bụi thôi cũng hoàn toàn viên mãn và cứu cánh. Ý nghĩa này mở ra cảnh giới viên dung của chư Phật và con đường viên dung vô ngại đi đến cảnh giới ấy, chính là con đường hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát vậy. Bồ Đề tâm ở đây là tất cả, và Bồ Tát đạo thâm nhập vào mọi nơi và mọi thời. Hành giả cần phải phát hạnh nguyện tất cả viên dung vô ngại viên mãn của Phổ Hiền thì mới tương ương với Phật đạo chân thật này mà chỉ có Hoa Nghiêm Tông mới phát kiến ra được và khai triển mà thôi.
(32) Huệ Viễn (336-416), tức Lô Sơn Huệ Viễn, đượ
Từ khoá :
TIN LIÊN QUAN