;
BÀI 7 CHÁNH TINH TẤN
Qúy Thiện Tri Thức thường xếp Chánh Tinh Tấn vào nhóm của Định. Tuy nhiên, theo cái nhìn của bút giả, thì Chánh Tinh Tấn là Chi Nhánh bắt cầu (lưỡng phân), vừa thuộc nhóm Giới, vừa thuộc nhóm Định. Nếu nhìn sâu hơn, thì Chánh Tinh Tấn tiềm ẩn trong tất cả chi phần của Bát Chánh Đạo.
Chánh Tinh Tấn là sự hân hoan tinh cần, kiên tâm tu các thiện Pháp, làm sinh khởi các Thiện Pháp, làm cho các thiện pháp tăng trưởng, sung mãn, tác thành căn cứ địa, chứng đạt và an trú; và ngược lại, luôn nhiệt tâm thẩm sát, tinh cần đoạn diệt các bất thiện pháp, khiến các bất thiện pháp không sinh khởi.
Nhờ hân hoan, tinh cần và kiên quyết tu các thiện pháp, và đoạn trừ ác pháp, nên trên nền tảng của Chánh Tri Kiến, và Chánh Tư Duy, hành giả thành tựu Giới Luật Trong Bậc Thánh đưa đến giải thoát, niết bàn.
Sự tinh tấn còn có nghĩa là sự không ngừng, liên tục và luôn luôn thực hiện những Thiện Pháp trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn, sự hộ Pháp, cúng dường của Đại Cư Sỹ Cấp Cô Độc (Anathapindika) cho Tam Bảo, cho Tăng Đoàn và Đức Phật luôn luôn không ngừng nghỉ cho đến khi tài sản khánh kiệt, chỉ còn lại cháo tấm và bột chua mà vẫn cứ cúng dường, đặc biệt ngay cả khi ác thần dạ xoa có oai lực lớn cố tình ngăn cản sự cúng dường, phụng sự chân khiết cao thượng của Đại Cư sỹ cho Tam Bảo, mà Cư sỹ vẫn cứ kiên quyết không lay động phụng hiến Tăng Đoàn và Thế Tôn.
Chuyện Tiền Thân số 40, Tiểu Bộ Kinh kể rằng khi thấy Cư sỹ khánh kiệt do bố thí, cúng dường, phụng sự Đức Phật và Tăng Đoàn, Nữ Thần dạ xoa có thần lực và hào quang sáng chói ngụ tại tầng thứ 4 của tòa nhà bảy tầng của Cư Sỹ hiện ra khuyên Ngài từ bỏ cúng dường Tam Bảo và lo làm ăn. Cư sỹ không những không nghe theo mà còn quở trách và đuổi nữ thần cùng con cái ra khỏi nhà. Cư sỹ chứng Thánh Dự Lưu nên với uy quyền và công đức của Ngài khiến cho nữ thần khóc lóc ôm con đi xin Thiên Đế Thích trợ giúp để được Cư sỹ tha lỗi...
Ngay cả bốn người thợ dệt cùng nhau làm ăn và chia hoa lợi thành 5 phần bằng nhau trong đó một phần luôn đem bố thí làm lợi cho đời, và tinh tấn mãi như thế cho đến khi mạng chung, bốn thợ dệt được tái sinh qua lại 6 tầng trời dục giới vô số kiếp như được đúc kết bằng những câu kệ cảm tác từ câu chuyện tiền thân số 509 Tiểu Bộ Kinh Nikàya:
Thợ dệt bốn người cùng buôn bán
Ở Thành Ba Nại khéo phân chia
Năm phần hoa lợi đều không khác
Mỗi phần mỗi vị không kém hơn
Còn lại phần kia dùng bố thí
Làm lợi cho đời bớt khổ đau
Thiên thần bốn vị được gọi tên
Tứ Thiên, Đao Lợi Dạ Ma Thiên
Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Tự Tại
Qua lại thiên dục vô số kiếp
Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!
Huống gì, việc tinh tấn bố thí (bằng tâm từ bi), tu các thiện Pháp trên nền tảng Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, hướng đến giải thoát, niết bàn thì quả đức không thể nghĩ bàn như đã được giải thích ở trên; và tuyệt vời hơn nữa để cầu Vô Thượng Bồ Đề, cầu Nhất Thiết Trí.
Thường Tinh Tấn tu các thiện pháp cầu Vô Thượng Bồ Đề, cầu Nhất Thiết Trí
Trong câu chuyện Tiền thân số 340, Tiểu Bộ Kinh, nhịn đói bảy ngày để bố thí của một đại phú gia (tiền thân của Đức Phật Thích Ca), là một minh chứng điển hình nữa về sự tinh tấn không ngừng nghỉ, quên mình vì lợi lạc cho tha nhân và cầu Vô Thượng Bồ Đề của Bồ Tát mà bố thí.
Đại ý chuyện kể rằng vợ chồng đại phú thích bố thí, cho xây sáu bố thí đường và hàng ngày bố thí sáu trăm ngàn người đến xin, làm rúng động nhân dân khắp nước Ấn Độ, khiến cho ngồi hoàng thạch của Thiên Đế Thích nóng lên vì kết quả phi thường do lòng bác ái trong việc bố thí không ngừng nghỉ của Ngài.
Thiên Đế Thích thử lòng Ngài, dùng thần thông làm cho tất cả kho báu, sáu bố thí đường cùng gia nô của Ngài biến mất, không còn một vật chi. Ngài không từ bỏ việc bố thí.
Ngài và hiền thê đi cắt cỏ và làm thành hai bó cỏ: một bó để bố thí và một bó để bán lấy tiền mua lương thực nuôi thân, nhưng trên đường đi, nhiều người xin, nên Ngài và hiền thê nhịn đói bố thí luôn bó cỏ thứ hai, liên tục cho đến ngày thứ bảy, sức lực cạn kiệt, [nhưng hỷ lạc do sức kiên định (Tinh Tấn kiên định) trong việc bố thì vì lợi lạc cho tha nhân và vì cầu Vô Thượng Bồ Đề [Pháp hỷ lạc do nhịn đói để bố thí vì hai ý nghiệp chân khiết này (lợi lạc cho tha nhân và cầu Vô Thượng Bồ Đề) được hiển bày trong Chuyện Tiền Thân Hiền Giả Akitta số 480, khi Ngài là một vị tu khổ hạnh nhịn đói ba bữa ăn đơn sơ: gạo, lá rừng ngay trước ngọ cho một vị Bà-la-môn nghèo đói do Thiên Đế Thích giả dạng thử ngài.
Thân quý chúc quý Pháp hữu, thiện hữu thường tinh tấn trong việc thực hành Tứ Chánh Cần mà Đức Phât dạy cho bốn chúng đệ tử trong Tương Ưng Đại Niệm Xứ như ở trên, đặc biệt vô luận ngày hay đêm đều an trú vào tâm từ, tâm bi, Tâm Đại Từ Đại Bi (là cội nguồn của mọi thiện pháp, là Phật tánh) trong việc đoạn trừ ác pháp, thành tựu thiện pháp…
Trong tâm từ