;
1. Lợi: Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đở phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy...
2. Suy: Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nãn.
3. Vui: Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.
4. Khổ: Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v.v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.
5. Vinh: Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao
6. Nhục: Tâm hành giả không bị chao đão trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.
7. Khen: Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác
8. Chê: Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác.
Bảy Hạng Người Ví Dụ Như Nước
1. Thế nào là hạng người nằm mãi? |
Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
2. Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại? |
Đó là người đã làm trỗi lên tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, không kiên cố. Đó là hạng người ra rồi chìm lại. Như người chìm trong nước, đã ra được rồi lại chìm. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ hai của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
3. Thế nào là hạng người ra rồi đứng? |
Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn kiên cố, chắc chắn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ đều kiên cố, không mất. Đó là hạng người ra khỏi nước rồi đứng. Như người chìm trong nước, ra khỏi nước rồi đứng. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ ba của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
4. Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh? |
Đó là người làm trỗi dậy tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, quyết định thẳng đến chánh giác, đời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gian, thiên thượng; rồi chứng đắc biên tế của sự khổ. Đó là hạng người ra rồi lại đứng, đứng rồi nhìn quanh. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ tư của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
5. Thế nào là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn quanh rồi lội qua? |
Đó là người trỗi được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều đã kiên cố không mất, trú trong thiện pháp. Biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch. Đó là, thân kiến, giới thủ, nghi; ba kiết đã dứt sạch. Dâm, nộ, vơi mỏng. Còn phải một lần vãng lai trong nhân gian, thiên thượng. Sau khi qua lại một lần đó rồi liền chứng đắc Khổ đế. Đó là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua. Như người chìm trong nước, ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ năm của ví dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
6. Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia? |
Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn, không mất. Trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều vẫn kiên cố, không mất, trụ trong thiện pháp. Biết như thế, thấy như thế, năm hạ phần kiết dứt sạch. Đó là tham dục, sân nhuế, thân kiến, giới thủ, nghi. Năm hạ phần kiết dứt sạch rồi, sanh vào cõi ấy, rồi nhập Niết-bàn, chứng pháp bất thối, không trở lại thế gian này nữa. Đó là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. Như người chìm trong nước ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi đi qua, đi qua rồi đến bờ bên kia; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ sáu của ví dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
7. Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia Đến bờ bên kia rồi được gọi là người Phạm chí đứng trên bờ? |
Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp, biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy. Tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát và biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa. Đó là người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kia, đến bờ bên kia rồi được gọi là vị Phạm chí đứng trên bờ. Như người chìm trong nước, ra rồi đứng lên, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kia, đến bờ bên kia rồi gọi là người đứng trên bờ; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ bảy của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy. |
Bảy Điều Khuyên Nhắc Người Thế Gian
Một khuyên người đời siêng làm thiện, tích đức kết duyên phước vẹn toàn
Hai khuyên người đời luôn ghi nhớ, xưa nay trăm thiện hiếu đầu tiên
Ba khuyên người đời chớ tham tiền, mưu tính không bằng trời tính đâu
Bốn khuyên người đời đừng trộm cướp, vi phạm luật pháp khổ tù lao
Năm khuyên người đời chớ dâm loạn, bại hoại gia phong lắm não phiền
Sáu khuyên người đời đừng gian dối, nhân quả trả vay sẽ có ngày
Bảy khuyên người đời đừng sát sanh, ta sống, vật sống dù khác thân
Mười Công Đức Của Việc Ấn Tống Kinh
1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…
3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.
6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
9. Xa lìa các đường dữ ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ), được sanh vào các cõi thiện ( người, trời ) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ ( văn, tư, tu ) mở rộng, chứng được sáu thần thông ( thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông) . Ấn tống Kinh, Tượng được nhiều công đức thù thắng như thế. Cho nên, gặp khi chúc thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống.
1.- Được sắc thân tốt đẹp.
2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3.- Không sợ sệt giữa đông người.
4.- Được chư Phật giúp đỡ.
5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6.- Mọi người đều nương theo mình.
7.- Chư Thiên cung kính.
8.- Đủ phước đức lớn
9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.
10.- Mau chứng quả Niết Bàn
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng.
Đây là mười phương-pháp dạy trong kinh Hoa-Nghiêm, nơi phần Trị-Địa-Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương-pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ-Tát Hạnh, tại gia và xuất gia. Song nói rằng dành cho chư Tăng Ni là bởi chư Tăng Ni có điều kiện, nhân duyên thù thắng để thực hiện phương-pháp này. Đồng thời, sinh-hoạt của tăng chúng là sinh-hoạt hướng về sự giác-ngộ, phù-hợp hoàn-toàn với mười phương-pháp của kinh nêu ra. Phương-pháp ấy như sau:
1. Tụng tập đa văn
Tức là học hỏi sâu rộng Phật-Pháp. Học để biết rõ Phật-lý, chân lý. Học để tài bồi đức-hạnh. Do đó đối tượng của việc học là chân lý, đưa tới sự giải-thoát phiền-não, phá tan sự mê hoặc của bản ngã.
2. Hư nhàn tịch tịnh
Đây là thái-độ tự tại với đời. Nếu "đa văn" có nghĩa là chất chứa những tri-kiến, chuyện thị-phi của thế-gian, thì mình chắc chắn chiêu-cảm lấy đủ chuyện thị-phi, phiền-não ở đời; do đó mình sẽ kẹt trong vòng luẩn quẩn của "việc đời". Nếu "đa văn" có nghĩa là huân-tập chân lý trong kinh-điển, tiêu-hóa (internalize) đạo lý giải-thoát, thì mình sẽ trở nên tự tại. Bởi thế, hư nhàn tịch-tịnh là thái-độ vứt bỏ chuyện đời, chuyện hơn thua, tranh chấp, chuyện lợi lộc cho mình. Mọi thứ tính toán cho mình đều không phải là nhàn, là tịch.
3. Cận thiện tri thức
Nghĩa là gần gũi những bậc thầy có kiến-địa, giác-ngộ hay giải-thoát. Hoặc gần gũi những bậc thầy có trí-huệ và đạo-đức để dắt dẫn mình tu hành. Bậc thiện-tri-thức phải là bậc đi trước mình nhiều bước trên đường tu, do đó có thể khiến mình phát bồ-đề tâm, dạy mình trương dưỡng và thành-thục bồ-đề tâm; cứu giúp lúc mình gặp bế-tắc; chỉ bảo lúc mình còn đầy khuyết điểm. Do gần gũi thiện-tri-thức mình mới thành-tựu được đa văn, tức là nghe nhiều những lời chỉ dạy của bậc thầy.
4. Pháp ngôn hòa duyệt
Nghĩa là nói năng ôn-hoà vui-vẻ. Lời nói chỉ có thể ôn-hoà, duyệt-lạc khi mà tâm mình thật sự ôn-hoà. Do đó mình phải tập thái-độ không tranh: không tranh-chấp với ai; bất kỳ việc gì, hãy sẵn sàng nhận lỗi, chịu thua. Không đấu lý, không tự bào chữa. Khi tâm mình không thấy ai là kẻ thù, không có thành-kiến về ai cả, cũng không cho rằng mình hay mình giỏi, cách mình làm việc là độc nhất đúng đắn thì mình rất dễ tự tại, ôn-hoà.
Nếu chú ý kỹ mình sẽ thấy có những lúc nhất định nào đó, mình hay thích lên giọng, cọc cằn. Những lúc ấy, trí-huệ hay tâm mình không còn khống-chế làm chủ lời nói nữa, bấy giờ thói quen hư xấu khống chế cái lưỡi mình. Bởi vậy, phải tập lắng nghe lời mình nói, quán-sát và chú ý từng lời, khiến lời không ngược lại với tinh-thần "Bất tranh".
5. Ngữ tất tri thời
Tức là nói cho đúng lúc. Cổ-nhân dạy rằng khi nói chuyện, hãy xem mặt đối phương. Nếu người ta tỏ thái-độ khó chịu, không muốn nghe, buồn-bực thì chớ nói nữa. Gặp lúc đối phương không chú ý, đang bận rộn, đang nói, thì chớ ngắt lời, chớ nói. Biết đối phương không thích, không muốn nghe một đề tài gì đó thì chớ đem nó ra nói, bàn luận. Biết đối phương không có thì giờ đàm luận, thì chớ giông dài. Việc vô-ích, vô nghiã, việc thế-tục thì người tu không nên nói.
Người xuất gia nếu thích đàm luận chuyện thế-tục, chuyện tranh-chấp, lợi lộc riêng tư thì chỉ khiến người tại gia khinh thường và chỉ-trích. Chỉ nên nói những việc khiến người nghe phát khởi lòng tin, phát bồ-đề-tâm, hoặc giải-trừ được bế-tắc và phiền-não trong đời sống. Nên tập quán-sát thời-cơ, nhân-duyên rồi hãy phát biểu.
6. Tâm vô khiếp bố
Tức là tâm không sợ hãi, bố-úy. Không sợ hãi rằng pháp quá thâm sâu, mình không thể thọ nhận. Không bố-úy rằng pháp quá khó tu, mình không thể thực-hành. Khi tâm có hy-vọng, có mong cầu thì tâm ấy lúc nào cũng có bố-úy sợ hãi. Bởi vậy tập luyện tâm thái không khiếp-bố là tập luyện tính không cầu. Hễ được dạy pháp nào thì tu pháp ấy, không mong cầu quả báo, không nghĩ tới mình sẽ được lợi-ích gì.
7. Liễu đạt ư nghĩa
Tức là dùng trí-huệ tư-duy, giải đạt thâm nghiã. Đây không phải là hiểu bề ngoài, hay học thuộc làu. Liễu đạt nghiã-lý tức là thấy được sự thể hiện của nghiã-lý ấy trong cuộc sống. Ví như khi nghiên-cứu đoạn: "Thế-gian vô-thường, quốc độ nguy thuý..." mình cần phải thấy sự vô-thường ấy, không phải chỉ qua mặt chữ, lời văn, mà là qua trực-giác và sự cảm nhận thực tại cảnh vô-thường ở trần-gian.
8. Như pháp tu hành
Trong quá trình liễu đạt thâm nghiã, sẽ có những lúc mình không dùng suy nghĩ để hiểu rõ, cũng không thể dùng cảnh-giới bên ngoài để minh chứng, những lúc ấy, đòi hỏi mình phải dùng cảnh-giới thiền-định để giải đáp. Bởi vậy người tu cần phải "Như pháp tu hành" để phát triển năng-lực thấu hiểu chân-lý bén nhạy hơn khả-năng của đầu óc suy tư này. Như pháp có nghiã là làm đúng theo sự chỉ dẫn, đúng với chân-lý, đúng với giới-luật, hợp với đạo đức nhân nghiã.
Khi tu không như pháp thì tức là tu không đúng theo lời thiện-tri-thức chỉ dạy, hoặc giả không phù hợp với tinh thần của kinh Phật, hoặc là tự mình sáng tác ra phương-pháp cách thức hoàn-toàn không theo một tiền-đề, hệ-thống hay quy củ, giới-luật nào cả. Có kẻ ở trong chúng nhưng tự mình làm ra vẻ khác biệt, lập dị; Khi không cùng tu, không hoà-đồng với đại-chúng, mình phải quan-sát, xem mình có tu như pháp hay chăng. Hễ như pháp tu hành thì không bao giờ có "cái mình", "cái tôi" đặc biệt "nổi" hơn kẻ khác cả.
9. Viễn ly ngu mê
Gốc ngu mê là ở lòng dục-vọng, phiền-não, chấp-trước. Khi tu mình hãy nhớ mục tiêu là dứt trừ những thứ ấy. Càng tu phải càng bớt phiền-não, bớt nóng giận, bớt cống cao, bớt dục-vọng. Do đó sẽ thêm sáng-suốt, nên Phật dạy phải "siêng tu giới, định, huệ để dứt trừ tham, sân. si".
Phải để ý năm thứ mà dục-vọng thèm khát nhất:
a/ Tiền tài, vật chất, tivi, video.nguoiphattu.com
b/ Sắc đẹp trai gái: cửa sắc dục mà không thoát được thì tu pháp môn cao siêu tới đâu cũng vô-ích, không thể giải-thoát. Kinh Lăng-Nghiêm dạy: "Dâm tâm không trừ, không thể thoát trần".
c/ Danh vọng, địa vị, tên tuổi: Mong được kẻ khác cung kính, trọng vọng cũng là hình-thức mê-muội vô cùng.
d/ Ăn uống: Thích ăn ngon, ăn sang cũng là một dục vọng đáng sợ; bởi vì thực dục chỉ là biến hoá từ sắc dục mà ra.
e/ Ngủ nghỉ: Hay nói đúng hơn là lòng ưa thích hưởng thụ, sung-sướng, làm biếng, ngồi không cho qua ngày. Khi lòng ưa thích này biến thành nghiện thì càng nguy hại hơn nữa, ví dụ như ngày nay nhiều người nghiền thuốc, rượu, bài bạc, chơi computer hay xem phim bộ, v.v.. Năm thứ trên đều cần phải lánh xa.nguoiphattu.com
Nói về duyên của sự ngu mê thì có lẽ nên nói thêm về những thứ khiến mình nẩy sinh tà-kiến:
Tivi, video với những chương-trình đầy dẫy bạo lực, dâm-dục, ô-nhiễm. Bạn xấu hay kẻ thiếu tri-kiến về chân-lý; Nếu người bạn có quá nhiều thói hư tật xấu thì khó thể giúp đỡ, gây ảnh hưởng tốt cho mình, mà mình nếu không đủ trí huệ và phương tiện, cũng không giúp đỡ gì y được.
10. An trụ bất động
Tâm chỉ bất động khi nào tâm an-trụ hay thấy được sự thật, chân-lý bất biến. Bởi vậy trong mọi chuyện, mọi việc, mình phải phát-triển con mắt biết thẩm-thấu sự thật hay chân-lý, gọi là Trạch-Pháp-Nhãn. Phải biết nhìn xuyên thủng hiện-tượng hay hình-tướng để biết đặng chân-lý. Khi ấy tâm mình lúc nào cũng an-định, dù ở bất cứ hoàn-cảnh trắc-trở, xáo-động nào đi chăng nữa. Khi tâm không còn bị tình-dục, phiền-não, vọng tưởng quấy nhiễu, thì lúc ấy tâm mới thật sự an-trụ bất động. Mười phương-pháp trên, đa số đều dùng trí-huệ để dẫn dắt, từ đó khởi thêm lòng đại bi thì mới tới được chỗ viên mãn. Song những phương-pháp trên, có thể nói, vô cùng thực tiễn cho những ai sống trong tùng lâm: cứ tu tập theo chúng thì đường đạo ắt phải tiến-bộ.
01.- Được thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh được những kẻ đang đi trên con đường sa đọa.
02.- Được sống trong một môi trường thuận tiện cho sự tu học và sự tạo tác những nhân lành.
03.- Được có cơ hội thêm về giáo pháp, về giới luật, về công nghệ và về ngôn ngữ văn chương.
04.- Được phụng dưỡng mẹ cha và có thời giờ để ý săn sóc vợ chồng con cái của mình.
05.- Được chia xẻ thì giờ, tài vật và hạnh phúc với kẻ khác.nguoiphattu.com
06.- Được có cơ hội vun trồng đạo đức, xa lánh hẳn rượu chè cờ bạc.
07.- Được thực tập un đúc các đức khiêm nhượng, biết ơn và tri túc của đạo giác ngộ.
08.- Được thân cận với các vị khất sĩ mà học hỏi đạo lý.
09.- Được sống một cuộc sống trong sạch theo nguyên tắc Bốn Sự Thật.
10.- Được học cách thiền quán để tháo bỏ những phiền não và ưu sầu trong cuộc sống.
01.Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
02. Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
03.Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
04. Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
05.Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
06.Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
07. Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
08.Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ
09.Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
10.Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:
01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
02. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
04. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
05. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
06. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
07. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
08.Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
09. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.