;
Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai...
những câu thơ ấy của Tản Ðà bỗng nhiên xuất hiện vào giữa nhạc phẩm. Vũ
trụ chỉ là một; chúng ta không phải tìm chân lý vì chân lý chính là
chúng ta. Và trong một đoạn rất tương phản, nhạc Phạm Duy sẽ nhấn mạnh
sự xác thực của nhất nguyên tính ấy. Do đó, giọng Sol trưởng vừa rồi
càng lững lờ và bấp bênh bao nhiêu thì giọng Mi giảm lúc này càng chắc
chắn và quả quyết bấy nhiêu, trong sự diễn tả niềm hạnh phúc trĩu nặng
mà nghệ sĩ đang cảm thấy. Tôi yêu nét hân hoan trong vinh quang của
giọng Mi giảm, nó hoàn toàn điển hình cho nhạc Phạm Duy.nguoiphattu.com
Thương người là thương mình; cứu người là cứu mình: đó là một chủ đề mà Ðạo Ca Hai sẽ
nhấn mạnh. Và trên những câu thơ tinh vi của thi phẩm thanh tịnh đó,
giai điệu của Phạm Duy lướt qua như đám mây xanh giữa bầu trời bao la và
trong sáng của giọng Do trưởng. Nhưng phải chăng chính ngọn gió ban mai
đó đã gợi hứng cho nghệ sĩ một giai điệu dịu dàng và như là phai biến
này, một bản luân vũ mềm mại và không cần dấu diếm sự nồng nhiệt? Phạm
Duy ở trong tình yêu!
Trên
bài thơ của những bài thơ này giai điệu của Phạm Duy vút lên đơn giản
và thanh khiết trong những nẻo đường nhẹ nhàng thanh thoát của giọng La
giảm trưởng. Ở đây, mến thương, nồng nàn, xúc cảm cùng nhau hoà hợp tinh
vi trong một bức thủy họa bằng âm thanh có nét quyến rũ độc nhất và lưu
giữ. Nghệ thuật là hạnh phúc, bởi vì khoảnh khắc của nghệ thuật lại là
vĩnh cửu.
''Chúng ta, những sinh vật hữu hạn mang tinh thần vô hạn, chúng ta chỉ sinh ra cho nỗi khổ hay niềm vui, và ta có thể nói rằng những kẻ siêu việt chụp lấy niềm vui qua đau khổ''. Ðó là lời của Beethoven, một người đã từng biết khổ đau trong thể chất cũng như tinh thần. Và đối với đa số người Việt Nam, sự ''đau khổ'' không phải là một chữ vô nghĩa. Nhưng Phạm Thiên Thư và Phạm Duy đã bất chấp tất cả để đón mời chúng ta lên đường về niềm vui qua nhạc tuyển này. Chúng ta có thể là những con người sáng suốt lên đường đi gặp một thứ ánh sáng khác là chân lý. Mỗi người trong chúng ta đều được kêu gọi vượt thoát khỏi cuộc đời vật chất này để đạt tới một thế giới vô sắc, đạt tới nguồn gốc của ánh sáng. Bởi vì chỉ có những cái gì không thể nhìn thấy mới thực là đẹp vậy.
Thơ: Phạm Thiên Thư - Nhạc: Phạm Duy - Ca sĩ: Thái Thanh Sài Gòn, 1972
Georges Etienne Gauthier
Montréal, Avril 71