;
Đại đức Thích Pháp Bảo, chủ nhiệm diễn đàn Vẻ đẹp Phật pháp, đang tu học tại Thiền Viện Vạn Hạnh (TP.HCM) chia sẻ về cái hiếu của người xuất gia.
Đại đức có thể chia sẻ về người xuất gia thể hiện chữ hiếu của mình thế nào không?
Khi đã đi tu rồi thì mang ơn hay trả ơn, chúng tôi thường hướng tâm tới Tứ trọng ân (Ân cha mẹ - Ân tam bảo sư trưởng - Ân quốc gia xã hội - Ân chúng sanh vạn loại) tất nhiên là không chỉ lo lắng riêng gì đối với gia đình thân tộc huyết thống.
Thuận hiếu của người xuất gia được thể hiện ở việc trì tụng Tâm kinh, hằng ngày sám hối nghiệp chướng, thanh tịnh ba nghiệp (Thân, khẩu, ý), đó còn là bổn phận giữ gìn Đạo làm con, làm sao cho cha mẹ được yên tâm, hài lòng về nếp sống…
Lúc cha mẹ còn tại tiền thì người tu còn phải biết hướng dẫn cha mẹ cung kính các vị Tỳ kheo chân tu, thọ trì Giáo pháp của Đức Phật, tiếp nhận năm giới quý báu và quy y Tam bảo hay tạo duyên lành để cho cha mẹ làm nhiều việc phước thiện.
Hướng dẫn cha mẹ thực hành lời Phật dạy và đem tâm nguyện hồi hướng cho khắp cả chúng sanh, để cái phước duyên đó không chỉ có ý nghĩa với kiếp này mà còn những được nghiệp lành cho những kiếp sau.
Thầy có thể chia sẻ về gia đình thế tục của mình được không?
Năm thầy lên 3 tuổi thì ba thầy đã qua đời, từ đó mẹ và các anh chị em thầy phải sống mò mẫm, tựa nương nhau để khôn lớn trên vai của mẹ.
Quê hương thầy ở gần vùng ven biển, sớm chiều hai bữa cơm rau muối lạt lòng, cát phủ trắng, chẳng trồng trọt được loại hoa màu, cây cối gì.
Ngày ngày mẹ phải chạy gạo từng bữa một, sau đó phải gánh đôi gióng (quang gánh - PV) trên lưng đi buôn bán qua ngày, nuôi đàn con thơ dại.
Theo tháng năm, mẹ thầy cũng đã thuận duyên của tạo hóa, mất hơn hai năm nay rồi.
Mẹ luôn là động lực tiếp sức