;
Giải đáp thắc mắc tu pháp môn Tịnh độ (7)
Giải đáp thắc mắc tu pháp môn Tịnh độ (5)
Hỏi số 62:
Hôm nay là thứ hai, Diệu
Nhàn thấy mẹ trở tánh ít chịu niệm Phật và thường lặp đi lặp lại rằng bà không
làm gì tội lỗi đến nỗi phải bị bịnh khổ như thế; vậy phải gỡ như thế nào?
Trả lời:
Diệu Nhàn,
Đó chính là bệnh khổ hiện hành. Ai cũng có những trường hợp tương tự. Bệnh khổ
này thực ra do chính mình gây ra Nhân rồi chịu Quả chứ không ai khác. Trước
những ngày giờ cuối cùng, tất cả nghiệp khổ hiện về làm cho tâm hồn khủng
hoảng, đau đớn, không còn bình tĩnh được nữa.
- Thành tâm khuyên Cụ quyết lòng thành tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì sớm được
ngày vãng sanh.
- Hãy khuyến khích cụ quyết lòng chấp nhận quả báo này, vì nó chính là do từ
những cái Nhân mà mình đã vô ý tạo ra như : sát sanh hại vật, tham sân si,
v.v.. Đừng nên than trách, đừng nên oán trời, trách đất mà tạo thêm nghiệp mới.
- Hãy xác định cho Cụ biết, thành tâm sám hối thì tất cả nghiệp chướng, dù lớn
cho mấy cũng được Phật gia trì mà mình vượt qua hết và chắc chắn mình được an
nhiên vãng sanh.
- Sau khi sám hối rồi, khuyên Cụ nhất định không được nhớ đến nghiệp chướng
nữa, không được nhớ đến những điều sai lầm nữa (Vì A-di-đà Phật đã thề cho mình
đới nghiệp vãng sanh rồi). Phải chú ý nhiếp tâm vào việc niệm Phật cầu vãng
sanh.
- Nhắc lại, không được nhớ đến nghiệp chướng, nhớ đến tội lỗi nữa. Phải quên
hết để nhiếp tâm niệm Phật. Nếu Cụ nhớ đến tội lỗi thì mất vãng sanh.
- Nhắc nhở mạnh mẽ, nếu không chú tâm niệm Phật thì bị chết, bị đọa lạc, bị khổ
đau hơn đến hàng ngàn, hàng vạn lần như vậy, chứ không phải chí có bấy nhiêu đó
đâu. Mau mau niệm Phật.
- Khuyên phải có tâm lý chút ít, không được làm cho Cụ buồn phiền, tức bực. Ví
dụ, lời nói của mình cộc cằn, trách móc sẽ làm Cụ giận. Chăm sóc, cho uống
nước, nóng thì mở máy lạnh, lạnh thì đắp chăn mền, đau nhức thì xoa bóp cho Cụ
thoải mái, v.v…
- Đừng hỏi Cụ nhiều quá, bắt Cụ phải trả lời hoài cũng không tốt. Người bệnh họ
mệt lắm.
- Nhiều lúc Cụ mệt quá, Cụ muốn mình ngưng niệm Phật để cho Cụ nghỉ thì mình
cũng phải ngưng. Thời gian để chăm sóc, cho uống nước, nếu muốn niệm Phật thì
niệm nhỏ lại, v.v… chứ không phải bắt buộc Cụ phải niệm Phật hòai được.
- Hãy vỗ tay khen tặng khi Cụ phát tâm tốt, phát nguyện vãng sanh tốt, niệm
Phật tốt. Cố gắn khen tất cả điều tốt để Cụ vui vẻ. Hãy tuyên dương khi Cụ làm
bất cứ điều gì hay. Tập thành tâm khen thưởng, cần tâm lý, không nên quá lộ
liễu.
- Hãy vui vẻ, nét mặt của mình phải luôn luôn tươi cười, lòng tin của mình vững
vàng, thì lời nói của mình cũng tin tưởng vững vàng…
- Thấy Cụ đau đớn mình không nên xoa xít việc đau, mà khuyến tấn Cụ cố gắng
vươn lên để niệm Phật, quyết lòng xả bỏ vạn duyên. Mau mau xác định với Cụ là
sắp sửa bỏ báo thân rồi, mau mau niệm Phật, quyết lòng niệm Phật, tranh thủ
từng giây phút để niệm Phật, thì Phật lực gia trì chắc chắn vượt qua ách nạn để
vãng sanh.
- Tuyệt đối không được nhăn mày, nhăn mặt khó chịu với Cụ, không được khóc lóc
hay than thở với Cụ. Không được buồn bã trước mặt Cụ …Có vậy Cụ mới bùng lên
niệm Phật được.
- Chú ý người thân vào thăm nom, nói điều bậy bạ, làm chao đảo tinh thần Cụ.
- Tất cả người hộ niệm nên thành tâm cảm ơn Cụ, vì chính nhờ Cụ mà mình được
niệm Phật, tạo công đức. Cho nên, Cụ nằm một ngày mình có công đức một ngày, Cụ
nằm nhiều ngày mình tạo công đức nhiều ngày. Đừng chán nản, thối tâm.
(Nếu trước đây mà nghiên cứu kỹ sự hộ niệm, thì những việc này bây giờ chắc
chắn đã thực hiện được dễ dàng. Rất nhiều người khinh thường việc hộ niệm nên
cuối cùng bị lung tung, rối ren. Bây giờ Diệu Nhàn hãy cố gắng lên để quyết cứu
độ Cụ vậy).
Về việc Sám hối, hãy khuyên Cụ thành tâm sám hối tất cả những lỗi lầm mà mình
đã sơ ý làm ra trong đời này và nhiều đời khác. Hãy xác nhận rõ rằng chính Cụ,
dù có hiền lành cho mấy, cũng có lúc mê muội làm sai mà gây tội lỗi. Phải có
tinh thành này để được sám nghiệp vãng sanh, đừng nên nghĩ rằng mình là người
không có tội lỗi mà bị sám nghiệp không được.
Hãy khuyến khích Cụ, hãy nghĩ rằng, đúng lý ra với nghiệp chướng này, Cụ phải
chịu đau đớn nhiêu fhơn, bị khổ sở hơn, chứ không phải chỉ bấy nhiêu đó đâu.
Nghĩa là hãy chuẩn bị chịu khổ 100 lần hơn nữa, chứ mới có đau một chút ít này
không thấm thía vào đâu. Cho nên, chỉ còn một cách là, phải mau mau niệm Phật
để kịp thời để được hóa giải. Đừng nghĩ, đừng lo lắng, đừng sợ đến chuyện
chuyện đỏ nữa. Vô ích, mà bị nạn. Hãy lo niệm Phật liền, niệm Phật gấp đi.
Nếu có tinh thần sám hối mạnh mẽ như vậy thì tự nhiên những cơn đau biến mất.
Hãy phát tâm dũng mãnh mà niệm Phật, càng đau càng mừng, vì biết rằng càng đau
mình càng sớm về với A-di-đà Phật.
Tuyệt đối không cầu hết bệnh, tuyệt đối không cầu hết đau, tuyệt đối không oán
trời, trách đất nữa. Quyết lòng cầu sanh Tịnh độ.
Diệu Nhàn và gia đình thành tâm bái lạy Phật, cầu giải oan gia trái chủ cho Cụ.
Khi hộ niệm, mọi người chắp tay, một người đại diện thành tâm cầu xin oan gia
trái chủ buông tha, cầu xin họ hãy cùng với chúng ta hộ niệm cho Cụ (Xin xem
các bài giải oan gia trong sách qui tắc trợ niệm), hoặc nghe lại các băng hộ
niệm vãng sanh, Diệu Âm đã diễn giải rất nhiều, mọi trường hợp mới khác, tùy
theo hiện tượng mà tìm cách hóa giải.
Nói chung về hóa giải oan gia là:
- Xác nhận mẹ mình đã vì mê muội mà làm những điều sai lầm mới kết nên
chướngnạn này, đã là phàm phu thì không ai tránh khỏi.
- Nhưng bây giờ Cụ đã ăn năn, sám hối, đã niệm Phật cầu vãng sanh.
- Nguyện cầu, khấn cầu, thỉnh cầu… chư vị oan thần hãy buông xả thù hằn, không
nên kết thêm thù hằn, cùng với chúng ta niệm Phật hộ niệm cho Cụ vãng sanh viên
mãn. Nhàn này sẽ giúp chư vị siêu sanh. Khi cụ vãng sanh thành đạo sẽ có đủ
năng lực cứu độ chúng sanh, cứu độ tất cả chư vị oan thần.
- Gia đình, con cháu đều hứa ngày ngày tu hành, niệm Phật đều hồi hướng công
cho chư vị oan thần trái chủ. Hứa thì hãy làm.
- Phóng sanh, làm công đức, v.v… để hồi hướng cho cụ
Thành tâm hóa giải vài ba lần thì sẽ được
Chúc Diệu Nhàn thành công. Cầu chúc Cụ sớm vãng sanh Cực lạc.
Hỏi số 64:
...một bác trai này 70
tuổi, bác thường xuyên đưa đón vợ mình đi hộ niệm, ngay cái hôm hộ niệm cho một
bà cụ được vãng sanh vào ngày 12 tháng giêng, thì vợ bác trở về thấy bác đã bị
té trong nhà tắm, nhưng miệng thì cứ kêu "phật ơi cứu con, phật ơi cứu con
và niệm mười niệm", nhưng gia đình vẫn đưa bác vào bệnh viện cấp cứu,
nhưng bác sỹ từ chối và mang bác về nhưng vẫn được thở ô xy, nhưng đã mê man
bất tỉnh....
Nhưng khi khám xác thì xác cứng và ấm ngực, bác đã không được vãng sanh. Ban hộ
niệm buồn lắm chú ơi! Tại sao bác thành tâm như vậy mà không được vãng sanh vậy
chú? Có phải tại gia đình đưa bác vào cấp cứu trong bệnh viện nên thần thức đã
bị tán loạn không chú? Trong vòng 49 ngày mình có thể làm gì cho bác ấy được
vãng sanh không chú? Bác rất có tâm đạo, thường xuyên niệm Phật, và thường chở
vợ mình đi niệm Phật, đáng lý ra bác có rất nhiều công đức, phải có cơ hội vãng
sanh nhiều chứ chú, cháu buồn lắm!!
Trả lời:
Người được vãng sanh
không phải dễ dàng. Tất cả đếu phải có nhân có duyên đầy đủ mới được. Đừng thấy
mình hộ niệm được một số người ra đi với thoại tướng tốt đẹp thì tưỏng rằng với
ai cũng được phước phần này.
Người niệm Phật mà sau cùng không được vãng sanh chính vì nhân niệm Phật đời
này chưa thành tựu mà nhân trong nhiều đời trong quá khứ đã kết tựu về.
Nhân quả thông ba đời. Cận tử nghiệp rất dễ sợ! Người niệm Phật mà ỷ lại hay sơ
ý, thi dù có hộ niệm, người đó cũng khó tránh khỏi ách nạn của cận tử nghiệp.
Hộ niệm là trợ giúp người ra đi thêm Tín Nguyện Hạnh để vãng sanh, chứ Hộ niệm
đâu thể quyết định giùm cho người ra đi.
Chính người ra đi phải quyết định. Chính Tín-Nguyện-Hạnh của người ra đi phải
đầy đủ. Điều này chính người đi phải lo huân tu, phải ngày đêm tự mình cố gắng
mới được, chứ không phải hỗ trợ cho vợ con tu hành là đủ, không phải cúng dường
cho chùa chiền là xong, không phải giúp cho người khác tu hành là Phật thương
sẽ cứu mình đâu...
Tâm Phật tịch tĩnh, có cầu có ứng, cứu độ tùy duyên, không có phan duyên. Giống
như cái chuông, có đánh có tiếng. Liệu người tu hành có cầu đúng không. Nói rõ
hớn, tất cả do chính tâm mình quyết định vậy. Cho nên, phải nắm rõ đường thành
đạo.
Nghe kể lại sự việc, thì hình như ông bác này nặng về tu phước, chứ không nặng
tu vãng sanh. Tu như vậy chẳng qua là kiếm chút phước báu nào đó mà thôi.
Tu phước thì hưởng phước. Nhưng thưa thực rằng, hưởng được phước cũng không
phải dễ, vì phải đợi cái duyên phước đến mới hưởng được cái phước này. Giả như
có hưởng được phước đi nữa, thì cái phước này liệu có bao phủ được nghiệp
chướng trong nhiều đời nhiều kiếp không?
Thành tâm niệm Phật, cầu sanh Tây phương, khi bị hoạn nạn thì hãy niệm
"A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật,..", phải nhiếp tâm vào câu
Phật hiệu để cầu vãng sanh Cực Lạc, chứ sao lại kêu "Phật ơi cứu con, Phật
ơi cứu con,... ". Cứu gì đây? Người đó đang xin Phật cứu cái tai nạn của
mình hay cứu cho mình khỏi bị chết chăng?
Hãy tha thiết cầu sanh Cực lạc thì mới có cảm ứng, mới hợp với đại nguyện của
Phật. Nếu sơ ý cầu lệch ra khỏi quỹ đạo này thì chính mình bị lạc đường. Tất cả
đều do tâm mình tạo ra. Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Tâm nguyện cuối
cùng là điểm giải quyết tương lai.
Cho nên, chính người trong cuộc đang hướng về đâu trong lúc này. Nếu chuyển đổi
tâm ý, thay vì :"mười niệm tất sanh", thì công đức niệm Phật (nếu có)
đã biến thành phước báu nhân thiên, hoặc bất thành tựu.
Ông bác thường chở vợ đi hộ niệm, tại sao ông không chịu tham gia hộ niệm với
vợ vậy? Có lẽ chính ông bác này cũng ỷ lại vào vợ chăng?
Người nào ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Không ai tu giùm cho ai được!
Vậy người niệm Phật hãy nhiếp tâm niệm Phật, đừng quá ỷ lại. Mình ưng thuận cho
người niệm Phật, mà chính mình không niệm Phật, thì chủng tử Phật trong tâm của
mình yếu, hoặc không có. Vì thế nên lúc hữu sự không cất nổi tiếng Phật hiệu.
Muốn nhân chủng Phật mạnh trong tâm thì làm sao?
Ngày đêm niệm Phật, huân tu câu Phật hiệu, niệm thành thứ phản xạ tự nhiên mới
được.
Niệm Phật có Phật, niệm ma có ma. Người không niệm Phật thì ma, niệm cạnh tranh
ganh tỵ, niệm lý hay luận giỏi, niệm lục đạo vô thường. Niệm lục đạo thì đành
phai chịu sanh tử luân hồi.
Đừng lý luận, triết lý, nói huyền, nói diệu nữa. Đừng nên tham gia vào các cuộc
hội đàm, tranh cãi, thị phi, hơn thua nữa. Những thứ này nó làm mình phải mê
muội, tâm hồn không thanh tịnh. Tâm loạn thì đường giải thoát bị che kín. Những
cái tâm hăng sùng, cạnh tranh, hơn thua, lý lẽ... chính là những chiếc lưỡi hái
do chính mình tạo ra, nó sẽ chờ ngày đoạn mất cơ hội thoát nạn của chính mình.
Uổng lắm!
Vậy tốt nhất hãy thành tâm niệm Phật, chí thành niệm Phật. Thành tất linh, một
ngày nào đó mình được thành đạo. Đừng để quá trễ mà ân hận.
Cho nên, cố công niệm Phật, phải tự mình làm lấy chứ không thể làm một chú ít
việc thiện là đủ đâu. Nên nhớ căn nghiệp của mỗi người chúng ta lớn lắm, không
thể sơ ý được.
Người khi chết, trong vòng 8 giờ mà bị đụng chạm, bị cắt mổ, bị đưa vào ướp
xác, v.v... rất khó thoát nạn. Người biết hộ niệm phải hiểu rõ chuyện này. Nếu
khinh thường thì khó có thể tránh khỏi ách nạn.
Trong vòng 49 ngày, thần thức còn có cơ hội siêu sanh. Gia đình nên chí thành
cầu siêu, lam thiện làm phước, phóng sanh để hồi hướng. Hằng ngày tụng kinh
niệm Phật và khai thị cho hương linh sớm giác ngộ ma phát tâm niệm Phật cầu
vãng sanh. Việc hiếu nghĩa thì người sống phải cố gắng làm, thành tâm làm, đây
là điều cần thiết, chớ nên sơ suất vậy.
Hỏi: Nếu hộ niệm cho một
người được 8 tiếng, sau khi khám xác thì đỉnh đầu ấm, chân tay mềm mại, sắc mặt
tươi hồng, môi lại mĩm cười, nhưng khám ở vùng bụng thì hương linh cũng ấm ở
vùng bụng luôn. Như vậy hương linh có được vãng sanh không vậy chú?
Trả lời: Trường hợp
này, trong quyển quy tắc trợ niệm lâm chung cần biết có nói, nên tiếp tục niệm
Phật trợ niệm cho người đó thêm một thời gian nữa, 4, hoặc 8 tiếng nữa chứ
không nên ngưng. Thường sau khi 8 giờ niệm Phật thân xác người ra đi sẽ lạnh
toát, đó là bảo đảm thần thức đã hoàn toàn thoát ly khỏi xác. Nếu còn nóng
nhiều chỗ, đôi khi thần thức chưa ra khỏi thân. Vì vậy chớ nên vội vã nhập quan
thì làm cho thần thức đau buồn, bức xúc... không tốt!
Thường muốn thăm thân phải thực hiện sau 8 giờ hộ niệm, nên cẩn thận, nhẹ
nhàng, và thành kính đối với nhục thân. Nhiều người sau khi thăm thân hay
"bắt cái xác tập thể dục" lâu quá, đây là điều nên tránh, chỉ làm để
sắp xếp lại tư thế nằm cho trang nghiêm, và chắc chắn biết không còn chướng
ngại gì là được. Nên thăm từ dưới chân thăm lên.
A-di-đà Phật
Hỏi số 65:
Người được hộ niệm là
một bệnh nhân bị bệnh Ung Thư ở giai đoạn cuối . Khi được hộ niệm người này đã
phát tâm tha thiết cầu VÃNG SANH . Nhưng khi lâm chung người nhà đã đụng đến
thân thể rồi mới gọi BHN. Sau khi được hộ niệm 12 giờ đồng hồ thì phải LIỆM .
BHN thăm hơi nóng có kết quả như sau:
- Ở ngực Ấm nhất.
- Ở đỉnh đầu không lạnh như những chỗ khác .
Như kết quả trên THẦN THỨC của người được HN đã xuất ra khỏi thân chưa?
Trả lời:
Sau 12 giờ mà thấy hơi
ấm ở ngực chứng tỏ người đó không được vãng sanh về Cực lạc. Nếu gia đình thành
tâm nên hộ niệm thêm, cố gắng khai thị hướng dẫn giúp cho thần thức hiểu đạo mà
nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì cũng có thể chuyển đổi hoàn cảnh.
Trong vòng mới tắt hơi, chưa đủ 8 giờ mà người nhà đụng chạm vào thân xác là
điều không tốt, có thể gây chướng ngại lớn cho thần thức không được an ổn ra
đi. Hơn nữa, người bệnh dù có phát tâm tha thiết nhưng trong đời ít tu hoặc gần
chết mới được hộ niệm thì cũng khó xoá được nghiệp thì lúc lâm chung chưa chắc
đã chịu đựng nổi nghiệp khổ báo đời, oan gia hãm hại, thành ra tinh thần chưa
chắc đã vững vàng thoát khỏi các ách nạn.
Thần thức còn vướng trong thân xác khi có nhiều điểm nóng trên thân. Nếu thấy
điểm nóng ở một vùng lớn hay nhiều chỗ thì đừng nên nhập quan vội. Không tốt.
Trong lịch sử người chết một vaì ngày rồi sống lại không phải ít.
Khổng giáo khuyên ít ra 3 ngày mới chôn cất. Phật giáo chư Tổ khuyên nên để 7
ngày mới thiêu hoặc chôn là sợ sự hồi dương.
Người tình chấp sâu nặng thường cứ bám vào cái xác rất dễ bị haị.
Hỏi : Người được HN cũng
bị bệnh Ung Thư ở giai đoạn cuối đang HẤP HỐI. Là một Phật Tử nên đã thực hiện
đầy đủ TÍN NGUYỆN HẠNH. Khi Lâm Chung vẫn còn niệm Phật và ra đi trong tiếng
Niệm Phật cuả BHN .
- Sau 7 giờ HN thì bị xen tạp vì người nhà không thông suốt đã để một BHN khác
đến HN bằng micro, QUAY PHIM, RỌI ĐÈN v.v.. hoàn cảnh lúc đó rất hỗn tạp.
Trong trường hợp này BHN phải Xử Lý Như thế nào? HN tiếp tục hay đình chỉ việc
HN để ra về .
Trả lời: Trước khi hộ niệm
cho một người cần phải làm việc cụ thể với gia đình. Nếu gia đình không chịu
những điều kiện của BHN thì xin đừng phan duyên.
Trường hợp này là do BHN chưa làm việc cẩn thận, rõ ràng mới đưa đến tình trạng
lỡ cỡ khó xử về sau. Thôi rút kinh nghiệm, mất lòng trước được lòng sau. Phải
ra điều kiện trước để khỏi bị phiền sau vậy.
Hiện có nhiều nhóm hộ niệm không biết học theo cách nào, đã thực hiện nhiều
cách không đúng pháp đúng lý, như dùng dao búa, dùng đèn, dùng chú, làm phép
này nọ v.v... Có nhiều người dùng cách cầu siêu để hộ niệm. Tất cả những điều
này gây trở ngại cho người chết bị mất phần vãng sanh.
Phải dặn dò trước, hễ người nhà không làm đúng cách thì mình nên lặng lẽ ra về,
chứ không có cách nào khác hơn.
Chụp hình, lóe đèn, quay phim chiếu đèn vào người chết, ồn ào, náo loạn... đều
không tốt. Muốn quay phim thì phải thật yên lặng, không được chen qua chen lại
để quay phim, không được làm động tâm người hộ niệm và nhất là động tâm người
bệnh.
Quyết định cấm chỉ chuyện chụp hình là hay nhất. Không được dùng đèn pha vào
mặt người bệnh hay thân xác để quay phim... Không được kéo dây điện làm vướng
bận người hộ niệm, v.v...
Hộ niệm không phải hát cải lương, đâu phải diễn kịch, đâu cần phải la lớn tiếng
đến nỗi phải dùng micro, hệ thống âm thanh? Nhất định không tốt.
Nếu người nhà không tuân chỉ, không chịu tạo khung cảnh trang nghiêm, nghĩa là
họ không tha thiết muốn người thân của họ được phước phần giải thoát, thì người
HN cũng đành chịu thua. Vui vẻ bái chào ra về, chớ nên phiền lòng hoặc miễn
cưỡng hộ niệm.
Nhiều người cũng muốn mình hộ niệm mà cũng muốn tìm cách hô hấp, ép ngực, đụng
chạm vào thân xác thì có hộ niệm cũng không thâu được kết quả tốt đâu.
A-di-đà Phật
Hỏi số 66: người KHAI THỊ ĐANG DÙNG HAI NGÓN TAY ĐỂ
KÉO MÍ MẮT TRÊN của người được HN và nói CON GIÚP BÀ MỞ MẮT ĐỂ NHÌN PHẬT NHA !
(lúc đó Bà đang bị mê không biết gì hết ) .Qua hành động trên Diệu Trúc không
biết người KHAI THỊ này làm có ĐÚNG PHÁP KHÔNG?
Trả lời:
Khi người bệnh mệt mỏi,
đau lưng, mỏi cổ, chóng mặt... người hộ niệm có thể phương tiện xoa bóp chút ít
giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái một chút cũng được. Những việc này người
thân trong gia đình nên thường làm trong khi chăm sóc bệnh nhân.
Những khi bệnh nhân nằm ác mộng, thấy những cảnh giới xấu, khiến cho họ phải
hoảng hốt, lo sợ, đổ mồ hôi, thần sắc bất an, không thể nhiếp tâm niệm Phật
được... người hộ niệm nên đánh thức bọ dậy, dùng lời an ủi, vỗ về, ủy lạo, có
thể cầm tay, nắm chặt tay họ để niệm Phật giúp người bệnh mau chóng thoát cảnh
sợ hãi, lấy lại bình tĩnh mà an lòng niệm Phật.
Còn trong trường hợp mê man bất tỉnh thì nên khuyên con cháu trong nhà lạy Phật
cầu Phật gia trì, cầu giải oan gia trái chủ, cầu sám hối cho người bệnh thì hay
hơn. Có thể khai thị lớn tiếng một chút để may ra người bệnh nghe được mà giác
ngộ, sực nhớ lại câu Phật hiệu để niệm theo.
Vạch mắt người bệnh có vẻ mạnh bạo quá, ép buộc quá, có thể làm họ bực mình,
nên tránh là tốt hơn.
Khi đang hấp hối, đang lâm chung, nên tránh đụng chạm. Cần khai thị nhắc nhở
niệm Phật. Cần thêm nhân sự để niệm Phật. Đừng nên ồn ào, kéo ghế kéo bàn,
không được khóc lóc, kêu réo, cầm bình tĩnh và thành tâm niệm A-di-đà Phật cầu
Ngài tiếp dẫn.
Hỏi số 67:
Người được HN là một em
bé hơn 10 tuổi bị bệnh Ung Thư chờ chết . Em chịu niệm Phật và phát nguyện Vãng
Sanh nhưng lại đòi mua đồ chơi. Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?.
Trả lời:
Hộ niệm cho một người,
luôn luôn tìm cách thỏa mãn những yêu cầu của họ. Một đứa bs 10 tuổi thích đồ
chơi là chuyện bình thường, trước lúc chết các em còn thích được chiều chuộng,
thích người chăm lo, thích người thương yêu bảo vệ... tất cả đều là chuyện bình
thường, Người lớn mà đôi khi còn thích như vậy, huống chi là trẻ em.
Cho nên, hãy mua đồ chơi cho nó và nói rằng về Tây phương muốn có đồ chơi gì
thì có liền, không cần đi tìm mua như ở đây. Thần thông đạo lực ở Tây phương vi
diệu, bay lựon khắp không trung, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, muốn cái nhà
bay lên không thì cái nhà bay lên không... muốn cái gì được cái đó. Còn ở đây,
mấy thứ đó chơi làm de chơi tạm vài bữa thì hư, đâu có gì hay,... Lợi dụng sở
thích của em mà khuyên tấn thêm, chứ không phải ngăn các em nhé. Đây không phải
là chấp trước, mà lợi dụng sở thích để hướng dẫn, khuyến khích.
Một em bé mà biết niệm Phật, biết cầu VS thật sự là tốt lắm rồi. Hãy tận dụng
tâm lý để thuyết phục và uyển chuyển khuyên nhắc mới thành công được.
Hỏi số 68:
Khi Hộ Niệm người KHAI
THỊ có cần thiết ngồi KHAI THỊ LIÊN TỤC ( ngồi gần nói nhỏ và các thành viên
vẫn niệm Phật) hay chỉ KHAI THỊ như Anh hướng dẫn trong các đĩa HN cho cô Kim
Phượng , Cụ Hồ Thi Lan v v...
Trả lời:
Câu hỏi này hay lắm! Hãy
chuyển câu trả lời của Diệu Âm đến rất nhiều người đang hộ niệm nhé.
Nhiều ban hộ niệm, Diệu Âm thấy người khai thị nói liên tục bên tai người bệnh.
Đây là điều không tốt, dễ làm người bệnh loạn tâm, tức bực, hoặc khó chịu. Có
nhiều khi vì mình nói hoài, bắt họ phải chú tâm nghe hoài, làm họ bực mình, tự
ái, phiền não... mà không muốn mình Hộ Niệm nữa đó.
Khoảng 1 giờ hoặc 30 phút nhắc nhở một lần là đủ rồi. Nếu người có tín tâm
vững, có phát nguyện tha thiết, thường ngày biết niệm Phật tu hanh nhiều,
v.v... thì nhiều khi khỏi cần khai thị nữa. Xin mọi người hãy nhiếp tâm niệm
Phật để người bệnh cũng nhiếp tâm niệm theo thì tốt hơn.
Cụ Hồ Thị Lan, khi Diệu Âm tới thì cụ đã bị mê man nằm im thiêm thiếp. Hỏi gia
đình thì biết Cụ không niệm Phật tốt mấy, con cháu trong gia đình chưa vững lắm
về pháp Phật,... chính vì vậy mà Diệu Âm khuyên giải khá nhiều, nhưng ít ra cũng
30 phút mới nói một lời ngắn. Coi trong video thấy nhiều là do họ niệm nhiều
lần, và người quay phim quay nhap lại, không có chia ra mà thoi.
Sau khi cụ tắt hơi, thấy thoái tướng không được tốt, nên trong 4 giờ đầu Diệu
Âm nói thêm. Khi thấy tướng đã chuyển đổi thì Diệu Âm an lòng ra về... Trước
khi ra về có dặn mấy dòng tự tiếp tục niệm Phật là đủ, không cần nói thêm gì
nữa.
Riêng Cô KIM PHUONG, như mọi người đều biết, cô bị chướng nạn rất nặng nên Diệu
Âm phải cố gắng hết sức để điềuu giải oan gia trái chủ, (chắc VT đã biết chứ?).
Điều giải xong việc oan gia nhập thân thì cô mới ra đi được. Khi cô ra đi rồi,
trong vòng 2 giờ đầu,vẫn cần sự hướng dẫn để ngừa các chướng nạn vẫn đeo theo
cô. Đây là điều tốt. Đến khi thấy rõ sự chuyển tướng khá rõ rệt, đây là điều
cảm ứng tốt, nên Diệu Âm an tâm ra về.
- Có nhiều cuộc hộ niệm, người khai thị nói nhanh quá, nói cứng quá, nói cao
ngạo quá, hoặc sơ ý không giữ sự thành kính với Tam Bảo, hoặc nói quá cứng khi
hoà giải oan gia trái chủ... đây cũng là điều không tốt lắm, cần nên chú ý sửa
chữa lại.
- Có nhiều khi người HN nhắc nhở mà có tình cảnh bắt buộc người bệnh phải niệm
theo, cứ lật đầu người bệnh, bắt họ phải mở miệng niệm theo, ép buộc họ phải mở
mắt ra nhìn tượng phật,... đây cũng là điều không tốt. Nếu thấy người bệnh cứ
ngủ hoài, thì lâu lâu cũng nên nhắc nhở họ cố gắng vùng lên kiên cường niệm
Phật, vui vẻ khích tấn là điều tốt. Tuy nhiên, nhiều khi người bệnh quá mệt mỏi
thì cũng phải cho họ nghỉ một chút, hoặc khuyên họ thầm niệm theo. Chu ý giúp họ
giữ vững ý nguyện niệm Phật, chứ không thể bắt buộc họ được.
- Nhiều người hướng dẫn người bệnh mà cứ hỏi nhiều quá, bắt bệnh nhân phải trả
lời liên tục. Không tốt. Hãy nên nói ngắn, vui vẻ một vài phút là đủ, rồi niệm
Phật là được. Hỏi người bệnh nhiều quà làm họ dễ loạn tâm.
- Khi hướng dẫn, khai thị, không nên mở ra những vấn đề gì lạ, hoặc làm cho
bệnh nhân khó trả lời. Nếu lỡ mở ra một câu hỏi nào, người bệnh chưa kịp trả
lời hoặc suy nghĩ, thì chính người khai thị phải nhanh chóng trả lời giùm cho
người bệnh liền, đừng để họ suy nghĩ hoặc phiền não. Ví dụ: mình lỡ hỏi:
Cụ muốn nằm đây hay muốn về Tây Phương? Gặp người vui vẻ thì họ trả lời được,
có người họ cảm thấy khó chịu vì họ nghĩ rằng mình khinh thường họ. Thấy vậy,
đã lỡ hỏi, thì phải nhanh chóng tự giải quyết liền:
Ở đây khổ quá Cụ ạ, đau đớn, nhức mỏi, hãy mau về Tây phương với A-Di-Đà Phật
tận hưởng sự sung sướng, thành Bồ-tát, thành Phật nghen, v.v... va v.v.....
- Tập nói cho thật tự nhiên, cũng đừng quá vội, quá nhanh, cũng đừng quá nhừa nhựa,
tấn, khích lệ... Những khả năng này sé phát triển dần theo kinh nghiệm. Thường
những lần đầu thường nói vấp víu, nhưng không sao đâu, từ từ sẽ tốt dần...
Hỏi số 69:
Sau khi tụi em niệm được
vài tiếng, 3-4 hours gì đó thì gia đình đó có mời 1 vị tới ... vị đó tới thì
bắt đầu đụng vào thân thể của người quá cố, tìm hơi ấm, vẽ chữ lên tay chân
v.v... Khi em thấy vậy thì nhóm tụi em liền rút lui ra về vì cảm thấy không hợp
với phương pháp trợ niệm của Tịnh Tông Học Hội. Sau đó em có nghe các đồng tu
khác kể lại là vị đó dùng tay ấn vô trán của người quá cố suốt buổi, và lúc đó
.... CD lên mọi người niệm Phật theo, niệm rất nhanh.... Vì em cảm thấy phương
pháp làm như vậy có thể ảnh hưởng tới việc vãng sanh......
Trả lời:
Trên thế gian này có rất
nhiều cách hộ niệm khác nhau. Diệu Âm chỉ biết cách hộ niệm cho người lâm chung
vãng sanh vế Tây phương cực lạc của Tịnh tông học hội, đây cũng Phương pháp của
chư Tổ Tịnh Tông ứng dụng xưa nay cứu gười vãng sanh Tây phương cực lạc. Phươg
pháp này là sự ứng dụng kinh Phật một cách cụ thể, chính xác và rất đúng theo
các kinh A-di-đà, Vô lượng thọ, quán vô lượng thọ và các kinh đại thừa khác.
Còn những cách hộ niệm khác thì vì không biết cho nên không dám bàn tới!
Trước đây Diệu Âm có đọc qua những cách gọi là trợ niệm rất lạ lùng, ví dụ như
người hộ niệm lấy tay chận động mạch máu chính ở cổ của người bệnh, chỉ cho máu
chạy lên đầu, không cho máu chạy xuống dưới (?). Phải tạo một vết thương cho
chảy máu để thần thức theo đó mà xuất ra, v.v... những phương cách này nghe qua
quá nguy hiểm! Mất tự nhiên! cũng không biết bắt nguồn từ đâu? Nên Diệu Âm
quyết định không dám theo!
Có một sách khác trình bày cho người bệnh nghe đến những cảnh giới rất ghê sợ!
Những người bình thường nghe đến nhiều khi cũng phải sợ rợn tóc gáy huống chi
là người sắp chết. Điều này trái với cách hộ niệm của Tịnh độ tông. Tịnh độ
tông thì làm cho người ra đi an lành, vui vẻ, ứng theo kinh gọi là tâm bất điên
đảo, còn ở đây thì ngược lại. Thấy vậy Diệu Âm không dám theo.
Có nhiều cách gọi là "Hộ niệm", nhưng thực ra hình thức giống là pháp
chiêu hồn, lên đồng, pháp cầu siêu sau khi chết, v.v... chứ không phải hộ niệm
vãng sanh.
Có những pháp hộ niệm người chết, nhưng không phải giúp cho người sắp bỏ báo
thân vãng sanh Cực lạc quốc của Phật Adiđà, mà họ giúp cho ngưòi chết thoát
được cảnh giới xấu nào hay cảnh đó, nhất là ba đường ác, và cầu cho người đó
tái sanh trở lại làm người, hoặc cũng có thể thành các vị Thần (A-tu-la), chứ
không phải về nước cực lạc, v.v....
Tất cả những cách hộ niệm khác lạ này Diệu Âm không biết rõ, nên không dám phê
bình đến. Chư vị muốn biết phải tự tìm hiểu lấy và nếu đem áp dụng thì đúng hay
sai quí vị phải tự chịu trách nhiệm lấy về vấn đề nhân quả. Trong đời Diệu Âm
đã chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật vãng sanh, thoại tường tốt bất
khả tư nghì, người ra đi theo Adiđà Phật về tây phương, thật đúng như kinh Phật
dạy. Thấy vậy Diệu Âm quyết lòng tin theo pháp hộ niệm của Tịnh tông và nhiệt
lòng tuyên dương pháp này để cứu người vãng sanh. Quyết lòng không dám thay
đổi, cũng không dám hiếu kỳ, hay bắt chước người khác thí nghiệm những phương
pháp lạ.
Nhắc lại, Phưong pháp hộ niệm của Tịnh Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo
thân niệm câu Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Nếu người đi làm được ba điều
Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn nữa được trợ niệm cẩn thận thì hình như người nào
cũng ra đi an nhiên, nhiều tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh ấn
chứng ta tin tưởng người đó được vãng sanh Cực lạc. Hiện tại ỏ VN hiện tượng
này đã xảy ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người VN.
Những điều cấm kỵ căn bản là:
* trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở,
- Không được đụng chạm vào thân xác người chết.
- Không được hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi nóng
- Người thân kiên cữ khóc lóc
Trường hợp nêu ra trong câu hỏi này thì thân xác đã bị đụng chạm, bị vẽ vời, bị
ấn vào trán để làm phép gì đó, v.v... nghĩa là bị đụng chạm quá sớm sau khi tắt
thở. Đây là điều không hợp với cách hộ niệm của Tịnh tông.
Hỏi rằng, đó là phưong pháp gì? Có đúng không? Thần thức được vãng sanh không?
Có bị nạn gì không? Sẽ đi về cảnh giới nào? ... Xin thưa rằng, Diệu Âm không
biết. Chỉ biết chư Tổ Tịnh độ cấm làm như vậy!
Hỏi số 70:
Thầy tôi cũng tu theo
pháp môn TỊNH ĐỘ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lý lại không sâu rộng như
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG và chư vị, phần lớn phật tử trong chùa bây giờ đều đi lạc
đường hết vì không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết, nếu thầy TỊNH KHÔNG
mà có thể đến VIỆT NAM khai thị thì phước đức vô lượng vô biên cho phật tử tại
Việt Nam.
Trả lời:
Xin đạo hữu không nên
phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi người có mỗi hạnh, mỗi người có mỗi vị trí khác
nhau.
Ngài Tịnh Không có cái hạnh giảng pháp (Giảng Pháp Tam Muội). Ngài giảng rất rõ
ràng chi tiết cho tất cả chúng sanh hiểu đạo mà tu hành. Ngài không bao giờ
giảng nửa vời, vừa giảng vừa dấu, úp úp, mở mở. Nghĩa là trong lòng có bao
nhiêu nói ra hết để mong chúng sanh hiểu thấu đáo mà tu hành.
Diệu Âm nghĩ rằng, nếu Ngài về Việt Nam được thì tốt. Nhưng tốt hơn là người
nghe pháp để tu, chứ không cần gì Ngài phải về Việt Nam. Băng pháp của Ngài
nhiều lắm, hãy sưu tầm mà nghe và làm theo là được. Gặp Ngài chưa chắc mình hỏi
được gì, vì Ngài nói tiếng Tàu.
Còn việc Phật tử đi lạc đường, đây là chuyện rất phổ thông trong thời nay.
Chính là vì người giảng pháp không giảng thấu đáo cho đệ tử tu hành. Rất nhiều
người suốt một đời công phu, đến trước giờ tắt hơi cũng không biết đi về đâu,
không biết lời nguyện nào để thành đạo, lời nguyện nào phải bị trầm luân trong
luân hồi lục đạo. Nhiều người tu hành rất giỏi nhưng tu càng giỏi thì tâm càng
ngạo mạn, không chịu theo kinh Phật phụng hành, tự nghĩ ra cách tu riêng của
mình, dẫn chúng sanh đi lạc đường, mất phần giải thoát. Nhiều lắm.
Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vọng tưởng thì theo cảnh vọng. Tâm cống cao thì dù
tu hành có giỏi cho mấy, nhiều lắm là theo loài A-tu-la (quỉ thẩn) là cùng. Tâm
mơ hồ chắc chắn phải bị cảnh mơ hồ trói buộc. Tu hành dù có giỏi cho mấy, mà
không rõ đường đi vãng sanh thành Phật, cũng chỉ hưởng chút phước nhân thiên là
cùng, mà thực ra, chưa chắc đã hưởng được phước báu nhân thiên. Vì sao vậy? Vì
một niệm cuối cùng nó xác định tương lai. Một ý niệm sân giận con cháu, sân
giận đệ tử, sân giận người khác làm xấu, v.v… thì chính ta đi tuột xuống địa
ngục. Tham lam đi theo Ngạ quỉ, ngu si lọt vào hàng bành sanh. Đạo hữu cố gắng
nhớ kỹ lời này cố gắng bỏ lan tạp khi sân giận, tham dâm, mê muội, cạnh tranh,
ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có vậy tâm của mình mới thanh tịnh, thoải
mái.
Người tu hành mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai, gặp gì cũng bài xích, chống
hết người này đến người khác … thì dù hình tướng có là gì đi nữa cũng không
phải là bậc chân tu hạnh đâu. “ Nhược chơn tự đáo nhơn. bất kiến thế gian quả”
(nếu là người chơn chánh tu hành, không được nhìn lỗi của người khác). Ấy thế
mà có nhiều người cứ tìm lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều
khi, họ không có lỗi mình cũng tìm cho ra lỗi để chửi bới, bài xích… Đây là
điều rất phổ biến của người thường tục. Tệ hại lắm.
Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp thì nhất định không phải là bậc
chân tu hạnh.
Ta tu hành phải tránh xa
điều này. Muốn vãng sanh, Đạo hữu nên cố gắng chú ý những điểm này. Cứ thế chứ
không cao xa đâu (và xin nói rõ, đây là nói chung để biết, chứ không phải dạy
đạo hữu đâu nhé)…
Nói thêm, trước khi chết mà không biết hộ niệm, cứ cầu xin bác sỹ chữa trị, cứ
nói “còn nước còn tát”, v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!
Vừa chết xong thì bị đưa xác vào nhà xác, ướp lạnh, chích thuốc chống rã thân
xác, cố gắng giữ các xác được lâu khỏi bị thúi cho con cháu tựu về nhìn, khóc
lóc v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.
Chết xong thì đụng chạm vào xác thịt, ôm nắm, níu kéo, bị con cháu tắm rửa,
thay quần áo, đụng chạm vào thân xác, v.v… khóc lóc, than thở, gào thét… tất cả
đều gây đau đớn, khốn khổ, buồn bã, luyến tiếc, khủng hoảng… cho người bệnh.
Tạo ra cơ duyên bị đọa lạc. Chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.
Nhiều người tu hành suốt đời mà không hiểu được đạo lý này. Thật đáng thương.
Cho nên, biết “Đạo” mới giải thoát, không biết “Đạo” bị đọa lạc. Đạo này chính
là đường niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ, rồi chuẩn bị hộ niệm cho nhau để cứu
nhau vãng sanh, chứ “Đạo” không phải là tụng kinh gõ mõ đâu.
Hỏi số 71:
Người được HN là một Ông
Cụ 89 tuổi đã được HN niệm gần một năm, mỗi tuần hai lần, mỗi lần 1giờ. Ông vẫn
còn tỉnh táo chỉ không đi được thôi và phát âm khó nên thường niệm thầm theo
BHN. Ông và gia đình đều rất thành tâm,nhưng gần đây Ông hay bị HÔN TRẦM trong
giờ HN.
Bên cạnh ông luôn luôn có một con chó đi theo, bất cứ ai lại gần nó đều không
bằng lòng. Vì BHN quen thuộc rồi nên nó không cắn. Như anh đã hướng dẫn trong
các buổi nói chuyện về HN. VT sợ chú chó sẽ là chướng ngại khi Ông LÂM CHUNG.
Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?(BHN và gia đình của Ông cần làm
những gì ?)
Trả lời:
Cảm ơn Văn Tập, em đã
hỏi 1 câu hỏi rất hay, rất đặc biệt, rất cần cho người đi HN và gia đình người
bệnh, nhất là ở thôn quê VN.
Câu hỏi có mấy vấn đề riêng rẽ.
1) Ông cụ lâu nay tỉnh táo, nhưng gần đây lại hôn trầm trong giờ HN.
- Có thể là gần đến giai đoạn cuối cùng nên ông thường rơi vào trạng thái hôn
mê chứ chưa chắc là hôn trầm lúc HN đâu. Ngườì nghiệp chướng nặng, trước lúc
lâm chung khó tránh khoỉ cảnh này. Không những hôn trầm, mà coi chừng nhiều khi
bị oan gia traí chủ tấn công đến thất điên bát đảo trong tâm mà mình không hay
đó! Đây là chuyện thường tình chứ không có gì đặc biệt.
Hãy khuyên gia đình ăn chay, phóng sanh, làm thiện, bố thí, cúng dường, niệm
Phật, v.v... hồi hướng công đúc cầu giaỉ oan gia trái chủ, giaỉ nghiệp cho ông.
Thường lạy Phật, cầu tam bảo gia bị, và thành tâm thay cho ông sám hối nghiệp
chướng. Tuyệt đối không sát sanh hại vật.
Nếu ông cụ nằm lâu năm quá, hãy chăm sóc kỹ một chút, có thể ông mệt mỏi quá mà
sanh ra như vậy. Hãy xoa bóp các khớp xương, xoa lưng, các huyệt ở thái dương,
sau ót, vai, bóp tay chân để maú huyết lưu thông tốt hơn. Xoa bóp trên đầu
nhiều một chút để tránh chóng mặt nhứt đầu, tránh hôn trầm. Nên cho uống nước
nhiều một chút để khỏi bị thiếu nuớc mà kiệt sức. Ăn uống hỏi cần kiên cữ nữa
làm chi (hẳn nhiên là ăn chay mới tốt nhé).
Khuyên ông cụ mau mau sám hối nghiệp chướng, ngày đêm niệm Phật cầu vãng sanh.
Mau mau buông xả, đừng lưu luyến gì khác, vì ngày giờ ra đi không còn xa nữa
đâu. Con cháu trong nhà phải tích cực hỗ trợ đuờng vãng sanh cho ông cụ, nếu
con cháu không hỗ trợ thi coi chừng bị trở ngại lớn đó.
Và, đây cũng là một bài học rất hay, người tu hành chớ nên ỷ lại. Bây giờ thì
lý luận trên mây xanh, chứ lúc cuối đời thì coi chừng mê man bất tỉnh. Triệu
triệu người tu hành, khó tìm ra 1 người thoát sanh tử là do chuyện này đây.
Vậy thì mau mau buông xả, đừng chấp, đừng chê, đừng luyến lưu, đừng tham sân si
nữa. Hãy mạnh dạn buông tất cả xuống để tìm đường V/S về với Phật A-di-đà. Tất
cả yêu thương, giận hờn, ganh ghét, v.v... trên đời này đều có duyên nợ cả.
Người biết tu hãy biến tình yêu thành tri kỷ, biến thù hận thành bạn hiền. Hãy
quyết lòng chuyển tất cả những duyên nợ này về Tịnh độ hết đi, để chúng ta cùng
nhau về Tây phương thành Phật độ chúng sanh thì hay hơn. Đây chính là vì chúng
ta yêu thương nhau đó.
Đời là khổ, người tu hành biết khổ thì hãy mạnh dạn lià khổ ra để đi về cõi Cực
lạc, đây gọi là "cát ái", có cát aí mới thoát ly Ta-bà, mới thoát
được nghiệp, mới tránh được cảnh hôn mê ở giây phút cuối cùng.
2)Bên cạnh ông luôn luôn có một con chó đi theo, bất cứ ai gần nó đều không
bằng lòng. Đây là điểm chính của vấn đề, nêu lên câu hỏi này rất hay.
Nếu VT đọc kỹ trong Khuyên Người Niệm Phật, thì có chỗ Diệu Âm đã nói đến vấn
đề này rồi. Nhưng mấy ai đọc hết được bộ Khuyên Người Niệm Phât, mà có đọc rồi
cũng nên nêu chuyện này ra. Biết mà cũng hỏi là chủ yếu giúp cho nhiều người
cùng biết, thì câu hỏi này thuộc về loại "Vì lợi ích chúng mà hỏi",
công đức vô lượng.
Nhiều người hộ niệm mà không chú ý đến chuyện này, nhiều khi công phu hộ niệm
cả năm trường bị phá hỏng bởi 1 con chó, 1 con mèo trong nhà. Thật đáng tiếc,
và nhất là, rất tội nghiệp cho người chết!
Ông cụ thương con chó, con chó thương ông cụ, nó cứ bám sát theo ông cụ để bảo
vệ cho ông cụ, thì đây thật sự là một chướng ngại rất lớn cho đường V/S của ông
cụ. Thương là "ÁI",
nhớ là "LUYẾN".
Luyến ái con chó thì thật sự là hiểm họa cho kiếp số trong tương lai!
Trước khi hộ niệm, những lời dặn dò gia đình, có điều yêu cầu gia đình, nếu có
nuôi chó, mèo, nói chung là gia súc, thì phải nhốt chúng lại, không được để
chúng đi tự do, nhất là chó, mèo.
Nếu không làm nhốt được thì phải đặc biệt lưu ý coi chừng chúng, đừng để chúng
lại gần, nhất là lúc lâm chung, vừa tắt hơi.
Hơn nữa, không được để chúng lai vãng trong suốt thời gian hộ niệm sau khi tắt
thở cho đến khi thật sự an toàn vang sanh.
Lưu ý canh chừng không an toan bằng nhốt lại. Ở đây không những không nhốt mà
còn để con chó kèm theo sát bên người sắp chết thì thật là đại nguy hiểm!
Nên nhớ, lúc tắt hơi xong, ta thì không thấy gì cả, chứ coi chừng con chó nó
thấy rất rõ ông chủ nó đang làm gì, đang bị chướng ngại gì, đi đâu, có bị ai hà
hiếp không, nó có thể thấy những hình ảnh mà ta không thấy, v.v... Nó có thể
phản ứng rất mạnh, nhanh chóng, hung dữ... không ai có thể cản ngăn nó được
đâu. Ví dụ, nó nhảy vô vồ tới chụp cái xác, cấu xé cái xác người chết (thật ra
là nó có thể hiểu lầm, hoặc còn nhiều nguyên do khác nữa...), nếu vậy, thì chắc
chắn mất V/S, mà còn tạo cảm giác kinh hoàng cho người chết nữa, đưa đến chỗ
đọa lạc. Hậu quả chắc chắn không tốt!
Cho nên, phải khuyên người nhà nhốt nó lại, nếu không nhốt được thì nhờ thú y
họ cho thuốc mê trước để nhốt. Khuyên ông cụ phải biết xa con chó ra, không nhớ
nó nữa. Lúc chết mà nhớ thương con cháu còn bị trở ngaị thay, huống chi quyến
luyến con chó!
Xin đừng để quá trễ!
Câu hỏi này cũng là dịp nhắc nhở người HN, khi hộ niệm phải chú tâm coi chừng
mèo chó. Bên này xem chừng bên kia, nếu thâý có mèo chó tới thì đứng lên chận
chúng lại, hay đuổi chúng đi.