nguoiphattu.com Tôi, vô danh, hiệu đính bài viết, xin tự sửa Đức Phật nhập Niết bàn năm 80 tuổi thay vì 84 như thuyết minh, và không cho rằng tín đồ Phật Giáo hôm nay với con số 350 triệu như Sử gia nói. Ngoài ra, theo tôi, Sử gia Bettany chưa tìm hiểu thấu đáo và sâu sắc về chữ VẠN của Phật Giáo nên giải thích có tính mơ hồ, lại đem so sánh với dấu hiệu của Phát xít Hitler - Đức.
Phim rất ý nghĩa sâu sắc do sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng 7 kỳ quan:
1. Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ
2. Bảo Tháp Boudhanath,Kathmand,Nepal
3. Chùa Răng (TempleOf The Tooth),Kandy, Tích Lan
4.WatPhoTemple, Bankok, Thái Lan
5.AngkorWat, Campuchia
6. Giant Buddha,PoLin, Hồng Kông
7. Hsi Lai Temple, Los Angeles, Hoa Kỳ
Thuyết minh, tườngthuật, diễn giải sâu sắc về cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay …
Phụ họa với sử gia Bettany Hughes, có giáo sư Robert Thurman dạy triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến Sĩ Ulrich Pagal về ngôn ngữ tôn giáo, và ông Richard Coombrich, đại học Oxford.
Đạo Phật là một trong những hệ thống niềm tin cổ xưa nhất trên thế giới, Phật Giáo vừa là một nền triết học vừa là một tôn giáo, chúng ta chỉ có thể thoát khỏi khổ đau bằng trí tuệ của riêng mình. Ngày nay hơn 350 (1) triệu người thực hành theo Phật Giáo, có rất nhiều người cảm thấy bị thu hút vào một tôn giáo, mà quyền quyết định là ở mỗi cá nhân con người.
Tôi sẽ du lịch đến 7 kỳ quan của Phật Giáo trên thế giới, 7 kỳ quan cho ta thấy một cái nhìn sâu sắc về lịch sử phong phú và lâu dài của Đạo Phật ở mỗi nơi, tôi sẽ nhờ những người theo Đạo Phật giúp ta hiểu về những quan niệm đặc trưng mà nó tạo nên niềm tin Phật Giáo ở địa phương đó. Tôi sẽ tìm hiểu nó, nó bắt đầu như thế nào? Nơi nào mà nó đi qua, và một số các di tích ngoạn mục nhất được xây dựng trên toàn thế giới bởi người Phật tử, và cố gắng khám phá một cách ngắn gọn, sự hấp dẫn của nền triết học mà nó đã cống hiến cho nhân loại trong gần 2500 năm qua những con số liên quan đến Phật Giáo tăng lên hằng năm và tôi sẽ giải thích lý do tại sao khi tôi thưởng ngoạn qua 7 kỳ quan hiện đại và cổ kính Phật Giáo thế giới.
Đây là miền Đông Bắc Ấn Độ, nơi đây Phật Giáo đã bắt đầu khoảng 500 năm trước Chúa Kitô. Hàng triệu người hành hương đến đất nước này, thành phố thiêng liêng với Bồ Đề Đạo Tràng, để viếng thăm nơi mà vị Thái tử trẻ Ấn Độ đã trải qua một cuộc đời chuyển hóa tự thân vĩ đại và sau này được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi đã nghiên cứu các giai đoạn lịch sử khi Đức Phật sống trong hơn 20 năm đầu và tôi rất thích thú vì nó đang ở độ tuổi trưởng thành. Đó là thời gian khi một con người như Đức Phật hay như Socrates Hy Lạp cổ đại đã đảo lộn niềm tin của thế giới thay vì chuyên tâm vào truyền thống quy ước những nghi lễ. Họ đã giải quyết bằng đạo đức và năng lực tâm trí của con người, và tôi đặc biệt cuốn hút theo các dấu vết của Phật Giáo. Bởi vì như nền triết học đã trải qua 25 thế kỷ, nó đánh dấu một con đường cao thượng thẳng tắp, từ xã hội cổ đại đến thế giới ngày nay.
1. Đây là Bồ Đề Đạo Tràng
(MahabodhiTemple,Bodhgaya,India)
Ngôi tháp "Đại Giác Ngộ" tại Bồ Đề Đạo Tràng ở miền Đông Bắc Ấn Độ là kỳ quan Phật Giáo thế giới đầu tiên của chúng ta. Tất cả những lý do Bồ Đề Đạo Tràng ở đây là vì 2500 năm trước, một con người đã trải qua một sự giác ngộ nội tại, bằng tự thân khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Đó là tất cả những gì với sự bắt đầu hết sức tĩnh lặng và bình dị.
Người đàn ông đó chính là Sidhatha Gautama, và chúng ta được kể rằng Ngài đã từ bỏ quyền thế và gia đình để dấn thân vào một cuộc tìm kiếm khắc khổ. Một cuộc hành trình tìm hiểu những khó khăn vốn dĩ của con người, tạo nên bởi sự thất vọng, đau khổ và bất toàn mà Ngài đã chứng kiến qua mình. Đó là một cuộc hành trình lâu dài và khó khăn. Tất Đạt Đa từ bỏ những tiện nghi của thế giới vật chất, Ngài thiền định vào những tuần cuối cùng. Ngài phá bỏ những hiện trạng tôn giáo mà nó đã được thống trị bởi nhiều vị thần cổ xưa từ ngàn năm trước. Cuối cùng Ngài đạt được Niết Bàn, là những gì mà chúng ta miễn cưỡng dịch là "Giác Ngộ", và đã trở thành Phật hay "Một bậc giác ngộ".
Đức Phật, theo kinh điển Phật Giáo đã đi theo con đường riêng của mình với một sự kiên định, cho đến khi Ngài tìm ra câu trả lời cho sự đau khổ của thế giới. Vì vậy, nơi đây, 2500 năm trước, vào một đêm mùa Xuân ấm áp, Đức Phật đã đến đây và ngồi xuống, chúng ta được biết rằng Ngài bị quấy phá suốt đêm bởi nhiều thế lực xấu ác, nhưng sau đó khi mặt trời vừa mọc ở hướng Đông, Ngài đã bừng ngộ. Tháp Bồ Đề Đạo Tràng là Thánh địa của Phật Giáo. Đó là nơi Đức Phật đã giác ngộ, nhiều Phật tử tin rằng cây Bồ Đề và các thế hệ sau của nó vẫn còn phát triển nơi đây. Vì thế, nhiều Phật tử đã đến đây để nhớ lại sự giác ngộ vĩ đại, sự khám phá của Đức Phật về bản chất thật sự của vũ trụ bằng sự thành kính hình ảnh của Đức Phật, nhiều du khách ở đây đến từ khắp nơi trên thế giới, từ hơn 90 quốc gia, nơi mà Phật Giáo đang khởi sắc. Bồ Đề Đạo Tràng là một trong những địa điểm quan trọng đối với Phật tử khắp năm châu. Nó có công dụng như một nam châm hay một điểm trung tâm cho Phật tử từ khắp nơi bốn bể. Bạn có thể khẳng định đó là nơi Phật Giáo bắt đầu. Tôi không phải là Phật tử nhưng nếu bạn hỏi bất cứ ai biết đến Phật Giáo, họ sẽ cho bạn biết đó là một nền triết học hết sức phức tạp để chỉ dạy hay giải thích, mà cách tốt nhất để hiểu là thể nghiệm chính nó, và bằng sự trải nghiệm trong đạo Phật, tôi sẽ cố gắng giải thích những điểm trọng tâm của một nền triết học mà đôi khi dường như quá phức tạp, vượt ngoài tầm với. Tôi sẽ bắt đầu với ba ngôi báu quan trọng trong Đạo Phật như những gì chúng ta biết là "Tam Bảo".
Đầu tiên là cuộc đời hình ảnh của Đức Phật. Tất cả Phật tử được khích lệ phương pháp tiếp cận cuộc sống theo kiểu của Ngài. Điểm quan trọng nhất trong giáo lý của Đạo Phật, và cũng là sự khác biệt rõ ràng với các tôn giáo khác là Đức Phật dạy rằng mỗi chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc sống của riêng mình và tự cứu độ lấy chính chúng ta. Không một ai khác có thể chịu trách nhiệm thay, Đức Phật không tự xưng là một vị thần nào cả cũng không phải một vị cứu tinh riêng biệt nào. Ngài tự xem mình là một người thầy hay một người dẫn đường. Thông điệp của Ngài áp dụng cho mọi người thuộc tất cả tầng lớp trong xã hội cổ đại Ấn Độ từ thương gia, nông dân, đến giai cấp nô lệ. Đức Phật trong quá trình thức tỉnh tâm linh của mình, đã từ chối một số phương pháp của Ấn Độ giáo. Ngài bác bỏ một số yếu tố triết lý của đức tin Hindu, Ngài phê phán cái địa vị của Bà La Môn hay thần thánh trong xã hội bấy giờ mà nó là một địa vị rất ưu đẳng, Ngài thuộc tầng lớp quan trọng trong hệ thống giai cấp nhưng Ngài tự đặt mình ngoài hệ thống ấy.
Đức Phật đã dùng những năm tháng về sau của mình qua lại trong các khu rừng sâu trong nhưng khu vườn xoài, từ làng này đến làng nọ những người hiểu đạo sẽ mang thức ăn và quần áo đến cho nhà minh triết và nhóm đệ tử của Ngài, và đổi lại, Ngài khuyến khích họ xét lại mục đích và lối sống, để xác định nền tảng đạo đức cho họ. Mặc dù Đức Phật đã không thiết lập một hệ thống thờ tự, hoặc chùa chiền, nhưng qua những thời gian, những địa điểm quan trọng trong cuộc đời Ngài dần dần biến thành những nơi thờ tự.
Nguyên Bồ Đề Đạo Tràng chỉ là một nơi tôn nghiêm được đánh dấu bằng một lan can đá, sau Phật nhập Niết Bàn 200 năm, một ngôi tháp vĩ đại, tháp Bồ Đề đã được dựng lên nơi này. Khoảng 400 năm sau, ngôi chùa đầu tiên xây dựng ở đây để tưởng niệm cây Bồ Đề được thay thế bởi kiểu chùa xây dựng để tôn thờ Xá Lợi và hình ảnh Đức Phật vốn rất phổ biến thời bấy giờ.
Các ngôi chùa và đặc biệt là Đại Tháp Bồ Đề, thể hiện tầm quan trọng của đền đài Phật Giáo, và theo đó bạn biết được ý tưởng xây dựng ngôi tháp này là để phụng thờ tôn tượng, bắt đầu từ đây. Vì Phật Giáo trải qua nhiều thế kỷ, có lẽ không thể tránh khỏi việc đồng hóa nhiều khía cạnh của một tôn giáo, với nhiều đền chùa, khách hành hương và sự phân cấp tín ngưỡng, có thể bạn được ban phước trong một Đạo Phật bị ngộ nhận như một trong những điều kỳ diệu hay những niềm tin vào thần thánh trên thế giới, nhưng có một sự khác biệt quan trọng bằng việc tập trung nhấn mạnh vào hệ thống đạo đức cá nhân và phá vỡ đi những truyền thống quy ước và nhiều nghi lễ cũ. Đức Phật là một trong những con người đã cho chúng ta một thế giới tiến bộ, và dù chưa bao giờ phủ nhận thần thánh mà chỉ đơn giản dạy rằng: bạn không cần nương tựa vào thần thánh để mọi thứ được tốt đẹp.
Theo nhiều nguồn Phật Giáo, một quan niệm mới cho rằng Đức Phật nhập Niết Bàn năm 80 tuổi, báo thân của Ngài đã được hỏa táng, nhưng Xá Lợi vẫn còn, chúng được phân phát cho nhiều bộ lạc, vương quốc, vua chúa khác nhau, những người đang theo đạo hiện nay muốn tôn vinh giáo chủ của mình bằng cách xây dựng nhiều tượng đài và bảo tháp, để bảo lưu những gì còn sót lại của Ngài.
2. Tháp Bodanath, Khathmandu, thủ đô củaNepal.
Kỳ quan Phật Giáo thế giới thứ hai của chúng ta là tháp đứng Bodanath, lần đầu tiên nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 hoặc đầu thứ 6 trước Công Nguyên, sau đó được trùng tu lại một vàilần, cuối cùng xây kèm theo ngôi mộ khổng lồ này vào thế kỷ thứ 14, nó lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ, một nơi linh thiêng cho hàng ngàn Phật tử khắp năm châu, tôi sẽ tìm hiểu thêm tại đây về Tam Bảo trong Đạo Phật, Phật Giáo, và những gì liên quan đến Đạo Phật, bao gồm trong ba điều mà họ gọi là Tam Bảo. Ba điều này liên quan mật thiết với nhau.
Đầu tiên là Phật: giáo chủ tôn giáo của họ. Thứ hai là Tăng: đó là đoàn thể của những vị xuất gia. Thứ ba là Pháp: pháp liên quan đến những lời dạy và giáo lý của Đức Phật. Nói cách khác, chính là những gì Đức Phật đã khám phá và cũng là chơn lý.
Ở đây bạn luôn luôn có cảm giác đang được dõi theo bởi cặp mắt chính biến tri của Đức Phật luôn thấy bạn ở mọi hướng. Một cách ngẫu nhiên, nét cong giữa gương mặt Ngài không phải mũi của Ngài, nó chính là ký tự số 1 trong tiếng Phạn để biểu trưng cho niềm tin hiệp nhất của Phật Giáo, bạn sẽ không thấy cái gì biểu hiện đôi tai của Đức Phật và có một lý do đặc biệt cho điều đó. Chúng được kể rằng không bao giờ muốn nghe mình được tôn thờ, và dĩ nhiên đó là những gì độc đáo về Đạo Phật. Đây là tôn giáo không có cơ quan thẩm quyền trung ương, thay vào đó chỉ có một tôn chỉ rằng con người là chủ nhân ông của chính mình, chính con người mới có khả năng điều khiển số phận của mình. Nó không phải là vô thần, bởi vì họ tin vào sự tồn tại của nhiều loại thánh, chỉ đơn giản là họ không tin rằng những vị đó tạo ra vũ trụ, và vì thế họ không thể cứu được khỏi khổ đau. Chính họ cũng cần sự cứu khổ vì tuơng lai của họ sẽ hết phước ở cõi Trời và trở thành những chúng sanh mẫn, cảm với khổ đau.
Tại tháp Bodanath, rất nhiều người đến để nhiễu tháp và tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Ani Choying là một sư cô nổi tiếng khắpNepalqua giọng hát ngọt ngào của mình. Thực tế, cô ấy được biết đến như một nữ tu ca sĩ, chúng tôi xem đây là một nơi hết sức tâm linh, là một nơi linh thiêng và chúng tôi tin rằng tất cả Xá Lợi quan trọng của Đức Phật đều ở trong tháp này và nó giữ một vị trí tín ngưỡng đặc biệt. Mọi người đến quanh đây luôn thầm niệm chú và chuyên tâm thiền định, họ hữu nhiễu, lễ lạy, giữ thân tâm an lạc và ý niệm trong sạch để trì tụng kinh chú cũng như cầu nguyện. Vậy nên hãy cố gắng đưa bạn vào chánh niệm và oai nghi. Đây là một nơi vô cùng phước lạc.
Ani đến từ Tây Tạng, hàng nghìn Phật tử Tây Tạng hiện đang sống ở Nepal là những người tị nạn, các thương hiệu Phật Giáo theo kiểu Tây Tạng nhưng lại là của những người Nepal. Tính linh hoạt và đa dạng luôn là một trong những điểm mạnh của Phật Giáo. Chính Đức Phật đã nói không nên có một ngôn ngữ Phật Giáo duy nhất. Thay vào đó Phật tử được khuyến khích chú trọng vào tính tùy duyên dựa trên nền tảng tuệ giác của Đức Phật. Vài người ở đây sẽ kể cho bạn nghe về việc một mảnh xương Xá lợi Phật được chôn sâu trong bảo tháp. Bây giờ tôi không chắc chúng ta có thể chứng minh điều đó, nhưng chắc chắn đây là ngôi tháp lớn nhất của Nepal, đồng thời là một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới, và nó vô cùng ấn tượng, nhưng ý nghĩa thực sự của nó, không phải vẻ bên ngoài vì nó được xây dựng để tượng trưng những điều đặc biệt gì đó. Vì người ta tạo ra nó muốn thực hiện hóa trí huệ của Đức Phật, biểu tượng của bảo tháp rất thú vị vì nó có các yếu tố đất, nước, gió, lửa và không gian, nhiều hình dạng khác nhau, để diễn tả chúng, họ đặt chúng trong một hình thức thẩm mỹ cao, mà lấy ý niệm là tâm thức giác ngộ của Đức Phật cho rằng thế gian là môi trường lý tưởng cho con người để giải phóng khổ đau.
Đức Phật tập hợp quanh mình những ai chia sẻ cùng Ngài một nhận thức và mục đích, dần dần nhóm này trở thành một cộng đồng chính thức, mà cái tên của nó lấy từ những hội đồng quý tộc cổ xưa. Tăng già, Tăng đoàn Phật Giáo đã trở thành một truyền thống tu viện bao gồm những vị xuất gia nam và nữ và Tăng là một trong Tam Bảo của Đạo Phật.
Cảm giác đầu tiên của tôi về Tăng là tiếp cận một giờ hành lễ nghiêm trang. Mỗi buổi sáng ở Bodanath, bình minh vừa lên, các vị Tăng ở mọi lứa tuổi đều tập hợp để thực hiện nghi lễ đầu tiên của mình và nghi thức trong ngày. Tăng đoàn là một trong các tổ chức tâm linh hoạt động diễn tiến lâu đời nhất trên thế giới.
Tụng kinh: những gì đang được tụng ở đây là một bài Tarapuja (một buổi lễ cúng dường) nó là một bài chú có mục đích giải thoát đau khổ, nó thực sự thú vị vì "Tara" được cho là một nữ hóa thân từ trí huệ của Đức Phật, một điều gì đó cực kỳ linh nghiệm, ý tôi thì nó chỉ là một khái niệm trừu tượng của trí tuệ mà là một loại ý niệm trị liệu khổ đau, thực sự mạnh hơn cả chính thuốc uống.
TIẾNG CHUÔNG TRỐNG
Tăng đoàn bao gồm cả nữ giới được thiết lập cho phép những người nữ mong muốn học Phật trong một môi trường kỷ luật và thời gian khép kín để tập trung vào giáo pháp, nhằm thoát khỏi những phiền não của lối sống thế tục. Một vài dặm bên ngoàiKathmandu. Ani, Sư cô ca sĩ đang làm việc cho tu viện của mình. Đó là buổi quy y cho các bé gái, nhiều em nhỏ chỉ mới 10 tuổi, độ tuổi mà chúng có thể bắt đầu cuộc sống của một chú tiểu.
Những cô gái ở đây hầu hết đến từ những gia đình khó khăn, rất nghèo khổ và một điều nữa là cha của chúng thường là những người thất học, và chúng thường bị đối xử một cách tệ hại, và họ không cho rằng đứa con mình đi học là một việc tốt, nên tôi cố gắng cưu mang chúng, và giúp chúng những gì tôi có thể. Đã từng xảy ra việc tranh luận cho phụ nữ có mặt trong hàng ngũ Tăng già. Đức Phật đã cho phép phụ nữ trở thành Tỳ kheo ni, để sống một cuộc đời cống hiến cho sự phát triển tâm linh. Giống như chư Tăng, chư Ni cũng phải sống đời sống phạm hạnh thanh tịnh, vì theo họ là một trong ba báu vật của Đạo Phật, họ không chỉ là những người "lính" theo chân Đức Phật mà còn là một hiện thân cho niềm tin của chính mình.
Như vậy, tôi đã nói về hai trong ba ngôi báu của Phật Giáo, Đoàn thể Tăng già và cuộc đời Đức Phật, nhưng còn yếu tố thứ ba là Pháp hay những lời dạy thì sao?
Cô có thể giúp tôi hiểu đôi chút về Pháp, Pháp được mô tả như thế nào? Cô hiểu thế nào về Pháp?
Theo tôi hiểu Pháp là những gì bạn làm, rất thực tế, tiện nghi, vì lợi ích của tất cả chúng sanh, không phương hại và vì phúc lợi của mọi người, cho bạn, chính là Pháp.
Dharma is not Hindu or Buddhist
Not Sikh, Muslim or Jain
Dharma is purity of heart
Peace, happiness, serenity.
Pháp có nghĩa là sự thanh tịnh tâm, Pháp là sự yên tĩnh, và Pháp là niềm an lạc của tất cả mọi người.
Có thể đạt Pháp bằng nhiều cách đặc biệt không? Có phải nhiều nguyên tắc hướng dẫn những điều cô làm?
Chúng tôi được dạy những gì có thể gây ra đau khổ, và làm thế nào để tránh gây ra đau khổ trong cuộc sống của riêng mỗi người, và khi bạn thực hiện những lời dạy này tôi nghĩ rằng đó là những gì thực sự có thể cống hiến cho mình và tha nhân, và tôi nghĩ đó là Pháp. Trong kinh điển Phật Giáo, đề cập đến giáo lý của Đức Phật như những gì Ngài đã khám phá trong tiến trình đưa đến giác ngộ của Ngài.
Thực tại của pháp giúp bạn thoát khỏi khổ đau, đó là nghĩa gốc từ pháp có nghĩa là để giữ lấy, và Phật dạy pháp giúp chúng sanh khỏi đau khổ. ĐếnNepaltương đối dễ dàng nhận ra hai bảo trong Tam Bảo của Phật Giáo. Chính ý nìệm về Đức Phật và hình ảnh của Ngài ở khắp mọi nơi, còn chư Tăng tại Kathmandu có khắp các góc phố, nhưng điều khó là xác định được Pháp, là hệ thống niềm tin, triết học hay tôn giáo, hoặc bất kỳ cái gì bạn muốn gọi nó trong Phật Giáo. Có lẽ thiếu thực tế để tôi hy vọng có được một định nghĩa độc lập cho khái niệm rộng lớn như vậy?
Chính Đức Phật nói pháp giống như muối trong đại dương, chỉ thuần một vị mặn duy nhất, vì vậy, Đức Phật ngụ ý pháp có thể được nếm ở bất cứ nơi nào, bởi bất cứ ai, nhưng cũng như một sử gia, vấn đề của tôi là làm thế nào để pháp "vị" đó trở nên phổ biến, đặc biệt cách thức Phật Giáo tự thiết lập như là một hệ thống niềm tin toàn cầu. Pháp Phật rất phù hợp trong thời đại của chúng ta, nhưng với tất cả những ý tưởng lớn tân thời, họ cần một làn sóng hỗ trợ phổ biến, một sự bảo trợ, hoặc cả hai để có được một chỗ đứng vững chắc và thật sự linh động. Bằng sự quan tâm đúng mức những gì Ngài dạy, Phật Giáo phát triển mạnh sau Phật nhập diệt khoảng 200. Năm 250 trước Tây lịch, vị hoàng đế bá quyền, cường bạo Asoka đã thống nhất hầu hết Ấn Độ cổ đại, triển khai một đồng minh lớn nhất của Phật Giáo. Asoka bị ám ảnh bởi những ký ức mà ông đã gây ra do kết quả của việc tranh giành quyền lực và ông quyết định hoàn thiện để sám hối sai lầm đó, ông mạnh mẽ phát huy tư tưởng Phật Giáo trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Theo hệ thống Phật Giáo trong nhiều thế kỷ sau sự bảo trợ của Asoka, tư tưởng và triết học Phật Giáo phát triển thành ít nhất là 18 trường phái. Một trong chúng ta là Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại đến ngày nay và còn chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam Châu Á.Một nhánh khác được gọi là Đại Thừa, nghĩa là "Con đường lớn" hay "Bánh xe lớn", hầu hết ngày nay nó được thấy ở phía Bắc và phía Đông châu Á qua việc ứng dụng Phật Giáo, ông đặc biệt chú trọng kết quả của những gì mình làm cũng như suy nghĩ và lối sống của ông nói chúng là nghiệp của ông. Nghiệp là từ phổ biến ở phương Tây ngày nay, nguồn gốc của nó có từ hệ thống niềm tin cơ sở Ấn Độ, nhưng giá trị của nó trở nên một cơ sở quan trọng trong khái niệm Phật Giáo, tôi sẽ tìm hiểu điều đó.
3.Templeof The Tooth,Kandy,Sri Lanka.
Tại ngôi Chùa Răng ởKandy,Sri Lankacũng là kỳ quan Phật Giáo kế tiếp của chúng ta. Phật tửSri Lankatin rằng Xá lợi Răng Phật được đất nước họ mua vào khoảng năm 300 trước TL. Việc giữ gìn Xá lợi đã trở nên thành trách nhiệm của các vị vua trong nhiều năm qua, những người giám hộ Xá lợi đã trở thành biểu trưng cho quyền cai trị. Đức Phật được cho là đã có hai gia tài cho các thế hệ tương lai là lời dạy từ bản thân Ngài là Giáo pháp, và cũng chính từ thân thể vật lý của Ngài là Xá lợi. Và ngày nay nó được phân tán trong nhiều đền thờ khắp toàn cầu và một trong những cái quý nhất được giữ ở đây, trong Chùa Răng này, Xá lợi làm sinh động hình ảnh Đức Phật với mọi người, nó tiếp thêm nguồn năng lượng cho họ. Thực tế thì Xá lợi có khắp nơi trong nhiều chùa chiền trên thế giới, một mảnh xương hay một cái gì đó, cũng giống như ở Châu Âu, bạn có nhiều Xá lợi của các vị Thánh, đó là một cách làm cho sự hiện diện của một người trở nên gần gũi hơn, tô tạo ra nhiều năng lượng hơn, như một nam châm thu hút những ai tín ngưỡng.
Đền thờ đứng ngay trong tâm của một khoảng sân lát đá, trần nhà được trang trí với đá hình mặt trăng và nhiều thiết kế hoa văn, có nhiều phù điêu hình mặt trăng và hình ngà voi trên các cửa ra vào. Phòng bên trong có chứa xe răng và nhiều vật thiêng liêng khác bao quanh là một dãy hành lang rực sáng màu sơn, các Tăng sĩ thực hiện việc thờ cúng hằng ngày ở bên trong tháp bảo vì nghi lễ được tiến hành vào lúc bình minh, giữa trưa và buổi tối, Xá lợi Răng ở tầng trên của một tháp vàng, và chỉ được hé một phần nhỏ. Xá lợi linh thiêng được tắm biểu trưng bằng "nước thơm" từ nhiều loại hương hoa thảo dược, nước thiêng này được tin là có đặc tính chữa bệnh, nó được chia cho những người có mặt ở đó. Mỗi tuần một lần, nhiều người mẹ cùng với con của họ tập trung tại chùa, tất cả những bé thơ này đang đợi các vị Tăng sĩ chúc phúc để được sự tiếp nhận, sự hộ trì của Đức Phật cho đời sống sau này của chúng.
Chúng được quấn quanh cổ tay một xâu chuỗi màu trắng, điều này có nghĩa là từ đây Đức Phật sẽ bên chúng cho đến hết cuộc đời. Nhận được phước lành ở độ tuổi thơ bé này là hết sực quan trọng với bọn trẻ, vì mọi thứ mà chúng làm từ đây, những hành động tác ý của chúng, từ suy nghĩ, lời nói đến việc làm, nói chung là nghiệp của chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tái sinh của chúng ở đời sau. Nghiệp là một trong những khái niệm chính yếu của Phật Giáo. Đó chính là niềm tin về bất kỳ một hành động tác ý nào của chúng ta, dù suy nghĩ hay việc làm sẽ được phản ảnh lại bởi một cái đó tương tự xảy ra trong tương lai của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn hại một ai đó, bạn sẽ bị hại lại. Luật nhân quả này có thể mang đến hiệu quả hoặc tốt xấu trong tương lai tùy thuộc những gì chúng ta đã làm. Bởi vì nhiều Phật tử tin chúng ta có nhiều kiếp sống nên kết quả có thể ảnh hưởng hết kiếp này đến kiếp sau.
Nghiệp có nghĩa là những gì bạn làm, nghĩa đen của nó là hành động. Phật dạy rằng: tất cả nghiệp bao gồm cả thiện trong bất thiện do bạn tự quyết định lấy. Bây giờ chúng ta nhớ rằng với Đạo Phật, cuộc đời của bạn sẽ tiếp tục nhiều hơn là những gì bạn thường nghĩ chỉ có trong đời này. Thực tế, bạn được tái sinh từ vô số lần cho đến khi bạn có khả năng kết thúc chúng.
Phật Giáo dùng một ẩn dụ để giải thích nghiệp, họ nói rằng nếu bạn gieo hạt giống cây kế (một loại cây gai), bạn không thể mong đợi cây táo lớn lên sau đó, và nó rất rõ ràng. Đó là luật nhân quả cơ bản và như là một sử gia, tôi biết rằng nguyên tắc đó hết sức hợp lý, chúng ta đều bị ảnh hưởng từ quá khứ và tương lai của chúng ta sẽ bị chi phối bởi quá khứ và hiện tại. Do đó Phật dạy rằng chúng ta nên chánh niệm với những hành động của mình và Ngài cũng làm sáng tỏ một điều gì đó về con người, tất nhiên, vấn đề là nghiệp có cả tốt và xấu.
ỞSri Lankanhững năm gần đây, luật nhân quả đã được kiểm chứng. Trong gần ba thập niên đất nước này bị tàn phá trong cuộc nội chiến đẫm máu gần 100,000 người đã thiệt mạng. Hiện naySri Lankađang phục hồi từ cuộc xung đột làm suy kiệt đất nước giữa nhóm nhỏ người Ấn Giáo Tamil và phần lớn người Phật giáo Singhalese. Ngôi chùa Răng hư hỏng nặng vì sự tàn phá suốt cuộc chiến tranh, ngày nay nó được trùng tu đầy đủ. Phật tử tin rằng họ có thể chấm dứt cái vòng quay của sự chết và hủy diệt này. Họ chắc chắn rằng thực hành một con đường sáng suốt nào đó có thể giải thoát sự sanh tử liên tục, mà trong Phật Giáo nó có cái tên là: Luân Hồi. Và bây giờ tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm luân hồi. Khi đến kỳ quan Phật Giáo thế giới tiếp theo, vì tư tưởng Phật Giáo đã phát triển mạnh ở Sri Lanka, quốc vương xứ này gởi nhiều vị sứ giả đến các quốc vương lân cận ở Đông Nam Á để truyền bá đạo Phật.
Vào thế kỷ thứ 11, Phật Giáo Nguyên Thủy đã được thiết lập rộng rãi ở Thái lan, và ở tại Bangkok này, gần 90% người Thái là Phật tử. Lý do mà Phật Giáo phát triển mạnh mẽ và bền bĩ ở đây là vì ngay từ buổi ban đầu của nó, đã có sự hỗ trợ của vua Thái. Một vị vua khao khát thành Phật. Ông đã là một vị tu sĩ thực thụ trong 25 năm trước khi lên ngôi. Mỗi khi những gia đình hoàng gia xây dựng một cung điện mới, họ cũng thiết lập bên cạnh một tu viện hay một quần thể thờ tự như một loại dấu hiệu biểu lộ sự công chính của mình và do vậy tạo ra một Phật Giáo đầy hứa hẹn, quần thể chùa tại Bangkok này chắc chắn dành cho một vị vua. Đây là Wat Pho, kỳ quan Phật Giáo thế giới tiếp theo: