;
1. Dẫn vào tư liệu giới thiệu
Bạn đọc Sáng Văn có gởi cho tôi đường dẫn để xem bài viết của một linh mục có nội dung đề cập đến Phật giáo Việt Nam đăng trên trang conggiao.info.
Cảm ơn bạn đọc đã lưu ý cung cấp thông tin cho tôi. Tôi xin có một số ý kiến bình luận về bài viết của linh mục Đa Minh Hương Quất
Bài viết của Linh mục Đa Minh Hương Quất cho thấy chức sắc và giáo dân đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam rất quan tâm đến cục diện tôn giáo, những tác động của những tôn giáo khác đối với đạo của họ và luôn ra sức gìn giữ niềm tin tôn giáo của họ, kể cả việc nhận xét bóp méo, thiếu khách quan, không trung thực. Họ rất khôn ngoan, sâu sắc, nhạy bén, lắm mưu nhiều kế. Tư duy của họ khác hẳn với phía Phật giáo, vốn vô tư, nông cạn, hời hợt, thiếu suy nghĩ, không quan tâm đến cục diện tôn giáo, đến việc cải đạo.
Bài viết của vị linh mục có nhiều điểm không trung thực, nhưng ở đây, trước mắt, tôi chỉ bàn luận đến một điểm, đó là việc xây dựng cơ sở tôn giáo có diện tích rộng lớn, mà vị linh mục cho rằng nhà nước ưu đãi Phật giáo, để rồi so bì, công kích Phật giáo.
Không rõ “ngôi chùa lớn X, rộng cả trăm héc ta ở ở ngoài LT” là chùa nào, nhưng nếu phía Phật giáo có được chùa lớn như thế, thì cũng chỉ làm vườn cảnh, dựng tượng, xây dựng am, cốc, thất để tu học, chứ không lập quảng trường để tụ họp hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn tín đồ như đạo Ca tô La Mã, với các trung tâm Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Bãi Dâu…
Ở mức độ rộng lớn hàng trăm héc ta, phía đạo Ca tô La Mã gần đây đã xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi ở Gia Tân, Thống Nhất, Đồng Nai. Thông tin về diện tích khu hành hương này không thống nhất, từ mười mấy héc ta đến hơn một trăm héc ta. Nhưng điều này không quan trọng, vì cho dù nếu Tòa giám mục Xuân Lộc sở hữu vài trăm héc ta, nhưng chỉ sử dụng cho trung tâm hành hương một phần, thì quan sát thực tế quảng trường dưới chân núi thì nếu có mặt vài trăm ngàn người, thì vẫn còn thừa chỗ để tập họp, đậu xe, phất cờ, giương biểu ngữ…
Khác với trung tâm hành hương của Phật giáo, tượng Phật có to lớn cách mấy thì chỉ cần diện tích nhỏ cho việc luân phiên lễ lạy, mục tiêu Trung tâm hành hương Ca tô La Mã là quảng trường tu tập cùng lúc hàng trăm ngàn người. Có được đám đông hàng trăm ngàn người, thì trước hết, quyền lực tôn giáo của giới chức sắc mới được thể hiện, các yêu sách, đòi hỏi mới có trọng lượng bảo đảm, và khi cần thì đám đông hàng trăm ngàn người đó có thể chuyển hướng theo các mục tiêu khác, theo sự chỉ đạo của người cầm đầu, như kiểu đọc kinh Lạy cha rồi gương cao thánh giá, phất cờ vàng trắng xông lên chiếm cổng Formosa chẳng hạn.
Do vậy, trung tâm hành hương của đạo Ca tô La Mã cần phải gần thành phố lớn, trục giao thông huyết mạch. Vị linh mục đem ngôi chùa nào đó cả trăm héc ta ra để gọi là so bì thì quả là chuyện kỳ cục. Phía Phật giáo không so bì với đạo Ca tô La Mã thì thôi, chứ trớ trêu chi mà có chuyện ngược đời?
Phật giáo Việt Nam không bao giờ có mục tiêu tập trung cả trăm ngàn người, mà nếu muốn cũng không tập trung được đến số người như thế. Nơi Phật giáo còn đa số và ở khu trung tâm như TPHCM thì cao lắm, Ban Trị sự chỉ tập trung vài ngàn người vào Đại lễ Phật đản, mà toàn là người già phụ nữ, đứng một vài giờ là có ngay vấn đề sức khỏe, thì lấy đâu ra người để cần đến quảng trường mênh mông cả trăm héc ta như đạo Ca tô La Mã?
Còn lập điểm hành hương, thì Phật giáo chỉ hướng về nơi non cao núi cả, xe ô tô yếu máy thì không thể lên được! Trong khi đó, thì đạo Ca tô La Mã chỉ hướng đến khu dân cư, đường lộ chính.
Dù đến cả trăm héc ta, nhưng một bên ở vùng sâu vùng xa, giao thông cách trở, còn một bên ở ngay đường giao thông chính, sát bên khu dân cư, thì khác nhau rất lớn giá trị, nhất là về mặt tôn giáo, về mặt quyền lực bề trên, về ảnh hưởng đới với xã hội, cũng như đối với những mục tiêu chính trị gián tiếp và trực tiếp.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi với hàng trăm héc ta, thoạt đầu, vì nghe nói bên hồ Trị An, nên vẫn tưởng chính quyền chỉ cấp phép tập trung hàng mấy trăm ngàn người Ca tô La Mã ở một nơi hẻo lánh nào đó.
Nhưng không phải, với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, xe từ Sài Gòn chỉ hơn 1 giờ là tới, dễ hơn đi Cần Giờ thuộc về TPHCM.
Ghi chú Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi cách quốc lộ 20 300 mét, nhưng đó là tính tới đỉnh Núi Cúi, nơi đặt tượng Đức Mẹ, còn quảng trường dưới chân núi thì ngay sát quốc lộ, cách một quãng ngắn vài phút đi bộ.
Như vậy, vài trăm ngàn người trên quảng trường mênh mông đó, chẳng những hết sức thuận lợi trong việc tập họp, mà đã tập họp được rồi thì dễ dàng tràn ngập quốc lộ 20, cô lập Đà Lạt với TPHCM.
Thiết kế đặt các khu định cư người miền Bắc theo đạo Ca tô La Mã di cư dọc theo Quốc lộ 20 ôm sát quốc lộ, là thiết kế của Ngô Đình Diệm. Áp lực của số tín đồ Đạo Ca tô La Mã di cư ngoan đạo lên quốc lộ 20 là rất lớn. Để thấy được điều này, chúng ta chỉ cần ghi nhận số lượng nhà thờ dày đặc ở 50 km đầu tiên của Quốc lộ 20 từ Dầu Giây.
Thiết kế này được tiếp nối bằng tính toán của các giám mục bằng trung tâm hành hương với quảng trường có sức chứa vài trăm ngàn người ở Núi Cúi, sát Quốc lộ 20, ngay sau khu dân cư Gia Kiệm nổi tiếng ngoan đạo Ca tô, lấy khu giáo dân Hố Nai – Gia Kiệm – Biên Hòa – Tân Phú tức là vùng trung tâm đông dân của tỉnh Đồng Nai làm chỗ dựa.
Nay, việc chấp thuận Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, với khả năng linh hoạt, mở rộng từ mưới mấy héc ta lên hàng trăm héc ta, sức chứa vài trăm ngàn người, là việc vô tình triển khai tiếp nói, mở rộng thiết kế mang nặng nếu tố tôn giáo chính trị của Ngô Đình Diệm. Điều này mang lại cho Đạo Ca tô La Mã một khả năng mới, khả năng tập họp tại một cơ sở tôn giáo của họ đến vài trăm ngàn người ngay cạnh Quốc lộ 20, ngay vùng có mật độ giáo dân rất cao. Đây là khả năng từ trước đến nay chưa từng có.
Một chục ngôi chùa Phật giáo, mỗi chùa diện tích cả trăm héc ta, cũng không so sánh được với thiết kế trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, nữa chi là chỉ nói khơi khơi như linh mục Đa Minh Hương Quất, dấu đi vờ như không có Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi!
Người Phật giáo xây chùa diện tích rộng là cốt cho người đi tu lánh đời, không có những toan tính quyền lực sâu xa như những ai đó.
Giữa thế kỷ XX, giám mục Ngô Đình Thục xây dựng Trung tâm Đức Mẹ La Vang là thiết kế một tiền đồn tâm linh chống cộng ở gần vĩ tuyến 17. Ngày nay, đất nước thống nhất, vai trò trong thiết kế đó mất đi, nhưng đó vẫn là thành lũy của đạo Ca tô La Mã vùng hiểm yếu của Việt Nam, nơi mật độ giáo dân dày đặc trên diện tích chiều ngang nhỏ hẹp, có thể cắt đôi đất nước.
Nhưng Đức Mẹ La Vang quá xa TPHCM và Hà Nội. Phía Nam, trung tâm Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận), Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tàu) có quảng trường nhỏ hẹp sức chứa vài chục ngàn người, nên nói Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi sẽ mở ra cho Đạo Ca tô La Mã ở Việt Nam khả năng mới rất mạnh mẽ, hiệu quả là vì vậy.
Đạo Ca tô La Mã có đủ sức tập trung vài trăm ngàn người ở Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi không? Chỉ cần huy động trong Giáo phận Xuân Lộc, hay trong tỉnh Đồng Nai, tỉnh có Đạo Ca tô La Mã là tôn giáo đa số, là đủ.
Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi lợi hại ở chỗ nó cung cấp một địa điểm tôn giáo, tức là cơ sở pháp lý cho việc tụ tập. Về luật pháp, tập họp hàng trăm ngàn tín đồ ngoài cơ sở tôn giáo khó khăn hơn việc cũng tập họp chừng ấy số người đó, nhưng bên trong, xin nhấn mạnh, BÊN TRONG cơ sở tôn giáo.
Lợi hại ở chỗ diện tích dự trữ tập họp có thể tăng lên gần gấp 10 lần và cơ sở dân cư hậu cần ở ngay sát bên, đi bộ vài phút là tới.
Lợi hại còn là ở chỗ, cũng chỉ cần vài phút đi bộ đám đông có thể trở thành biển người trên quốc lộ, theo kiểu mà mọi người đã thấy ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Do đó, không có cớ gì để đi so bì với một ngôi chùa nào đó được cho là đến cả trăm héc ta của Phật giáo.
Chùa cả trăm héc ta thì cũng chẳng bao giờ tạo nên áp lực tôn giáo lên một địa phương nào đó. Còn khu Hố Nai – Gia Kiệm thì, như ai cũng biết nhiều lần là điểm nóng tôn giáo, áp lực của nó không chỉ ở địa phương, khu vực miền Đông, Quốc lộ 20, mà có lúc đã xuống tới Sài Gòn.
2. Xuất xứ tư liệu:
2.1. Tên tư liệu: ““Phong bì”… của nợ hay hồng phúc!”
2.2. Tác giả: Linh mục Đa Minh Hương Quất
2.3. Thông tin xuất bản: Trang Conggiao.info, cập nhật 25/2/2017, địa chỉ: http://conggiao.info/phong-bi-cua-no-hay-hong-phuc-d-40469.
3. Toàn văn tư liệu:
“'Phong bì'... của nợ hay hồng phúc!
Vụn Vặt Suy Tư
1. Chị hỏi tớ có biết ngôi Chùa lớn X, rộng cả trăm hét ta ở ngoài LT không? Tớ nói có nghe, có ngang qua mấy bận, nhưng chưa có dịp ghé thăm.
Chị cho biết, có người ‘rất thân’ là ca sĩ nhà Đạo mới được Nhà chùa mời hát trong đại lễ nhà Phật, dịp tết vừa qua. Chị cùng đi…
Chị khen khuôn viên chùa rộng quá… Giá mà bên Đạo mình !…
Tớ nói Phật giáo do Nhà nước thiết lập rất được Nhà nước ưu đãi, thường bị chính trị lợi dụng (bằng chứng có một học viện Phật giáo mới đây ra thông báo tuyển sinh thạc sĩ, buộc thi cả môn triết học Mác - Lê. Chưa nói ‘triết thuyết’ này từ ‘trực quan sinh động’ đã minh chứng sự lạc hậu, phi nhân…bị thế giới văn minh ném vào sọt rác từ thế kỷ trước, chứ đừng nói chẳng ăn nhập gì với Phật học). Còn nhánh Phật giáo độc lập, không chịu ‘quản lý’ nhà Nước vẫn chịu cảnh o ép, hắt hủi…
Riêng Đạo mình không chịu lệ thuộc quản lý nhà nước nên vẫn thuộc hàng nhạy cảm, còn bị gây khó dễ….
Chị khen ngồi nghe Sư thầy thuyết giảng hay rất người, gần gũi với đời sống dân sinh, nghe thấm lòng người…
Tớ nói, giáo lý Phật giáo khởi đầu và bắt nguồn từ những đau khổ nhân sinh, giải quyết vấn đề nhân sinh, trên bình diện nhân sinh… chỉ có chiều ngang giữa người với người. Còn giáo lý Đạo mạc khải không chỉ có chiều ngang mà còn có chiều dọc nối kết với Chúa, khám phá ơn Chúa, nâng con người lên cao thêm, cao mãi…
Chiều ngang chỉ có giá trị khi có chiều dọc nối kết. Con người chỉ tìm được ý nghĩa đích thực cuộc đời tại thế của mình khi khám phá mình là con Chúa, thuộc về Gia đình Thiên Chúa, được dựng nên giống Hình Ảnh của Chúa. Điều này cho thấy rõ phẩm giá thiên liêng, cao quý của tạo vật nhân linh, không chỉ tà tà hàng ngang; tệ hơn với ý thức hệ ‘duy vật- vô thần’ còn …hạ cấp con người dưới hàng ngang, không khác gì con vật thuần túy.
Giáo lý Phật giáo có nhiều điều hay, giá trị rất đáng trân trọng, song Đức Phật chỉ là con người bình thường như ai, không phải là Đấng Cứu Thế. Việc ‘giác ngộ’ thành Phật, Đức Phật không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người cuối cùng.
Có vẻ tớ đang…lan man.
Chốt lại. Đơn giản thế này, nhà Phật coi đau khổ có phần bi quan…bế tắc, muốn hết khổ phải diệt khổ (tất cả do ‘dục’; muốn diệt khổ thì diệt…dục); còn ta nhờ ơn Chúa, ta khám phá chính ngay trong đau khổ ấy có giá trị Tin Mừng, do đó Kitô hữu đạo đức, cụ thể là các thánh không những không loại trừ đau khổ và còn mong muốn được nhiều đau khổ… Vì đấy là con đường Chúa Giêsu đã đi để Cứu độ nhân loại, và đó là con đường duy nhất để người môn đệ theo Chúa, muốn nên giống Chúa… Có thế ta mới cảm hiểu được thánh Phaolo nói: ‘Vinh dự của tôi là Thập giá Chúa Giêsu Kitô’ (Gla 6,14) .
Nói cách khác, do quan niệm ‘đời là khổ’, để tránh đau khổ, diệt đau khổ nhà Phật có chiều hướng tu xuất thế, xa lánh trần thế, đến cõi tịnh tâm, biệt lập; còn ta ngược lại tu là nhập thế, phục vụ con người. Nói như Chúa Giêsu, ta như ‘muối ướp, như ánh sáng’ giữa trần thế góp phần nâng cao- nhân rộng quyền làm người, giúp cho đời đáng sống hơn, tươi đẹp hơn, hy vọng hơn.
2. Vấn đề Chị kể không phải ở quy mô tổ chức, về lượng Phật tử tham dự, về Sư thầy giảng hay mà là ở việc: Ăn cơm chay thoải mãi, mỗi người tham dự đều được cặp bánh téc để xe làm quà… Tốn biết bao nhiêu tiền, thế mà tất cả đều phi (miễn phí)… ‘Còn mình mỗi lần đi ăn là phải có… phong bì’.
‘Còn mình mỗi lần đi ăn là phải có phong bì’, tớ…chột dạ về điều này.
‘Phong bì’ như cách để chia sẻ tinh thần trách nhiệm chung, tùy khả năng… Trên bình diện nhân bản, đấy là việc hết sức bình thường; với người có ‘tự trọng’ còn là niềm vui, niềm tự hào vì được góp phần công việc chung (người có tự trọng, cho ‘ăn phi’ đôi khi bị…xúc phạm).
Việc làm bình thường nhân bản ấy, nếu được liên kết hàng dọc (Đạo) càng được ‘nâng tầm’ giá trị: Đang góp phần xây dựng Giáo hội phát triền, góp phần cho ‘Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến’ (kinh nguyện đầu môi người môn đệ theo Chúa thường cầu nguyện)…
Nói về làm hoạt động Bác ái không cần đền đáp, giúp người nghèo, có thể nói chưa có tôn giáo nào… qua mặt Công giáo. Công giáo có những nhà Dòng, tổ chức chuyên để chăm sóc người nghèo khổ, bất hạnh (vd Thừa Sai Bác Ái…), và tự chất một người Công giáo đích thực đồng thời là sứ giả Bác ái yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu, bởi Bác ái thuộc bản chất của Đạo.
Chúa Giêsu khi tại thế quả quyết: ‘"Ai cho các con (uống) một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, thật Thầy bảo các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu’. (Mc, 9, 41).
‘Vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô’, tớ cảm động câu này quá! Điều đó có nghĩa, Kitô hữu, việc tốt, sự hy sinh… dù có nhỏ nhoi thế nào, dù dưới con mắt trần thế ‘kể như rêro’ (không có giá trị) song tự chất vẫn được Chúa trân trọng, đều có giá trị.
Như thế, ‘Phong bì’ trên bình diện nhân bản -liên kết thêm trên bình diện Đạo- thì việc chia sẻ không chỉ là điều bình thường, quan trọng hơn còn là niềm vui, điều hạnh phúc của con cái Chúa, như cách thức để phần nào Tạ ơn Chúa với biết bao ân tình Chúa dành cho mình.
Thế sao ‘phong bì’ lại trở nên gánh nặng ?!
3. Phong bì trở thành…của nợ, gánh nặng, cái gốc không hẳn ‘cái sự’ nghèo đói… (Tớ nhớ đến ¼ xu ít ỏi của Bà góa nghèo khổ dâng Đền Thờ, thế mà được Chúa Giêsu tuyên bố công khai là người dâng cho Chúa nhiều nhất)
Hình như người Việt ta đang có xu hướng … ươn lười đầy ích kỷ: Chỉ muốn hưởng thụ, hay đòi hỏi song ngại hy sinh, không muốn hy sinh…
Hưởng thụ mà không có hy sinh, không chịu cố gắng… Qúa trình tiến hóa này, điểm đích chắc chắn sẽ đưa ta đến…chuồng heo, thành ‘đồng chí’ với …con heo mất (!).
Và nếu không phản tỉnh, xu thế này phát triển mức… phổ quát, chắc chắn xã hội con người sẽ biến thành… ‘trại súc vật’ mất.
Lm.Đa minh Hương Quất