;
>Phải chăng đang có một âm mưu thâm hiểm chống phá Phật giáo Việt Nam ?
Luân Đôn, Anh Quốc. Một vài hảng dược phẩm ở phương Tây đã tốn nhiều triệu đô (USD) để bào chế và mang ra thị trường một thuốc mới để rồi bị các cơ quan y tế khám phá loại thuốc này có nhiều phản ứng nguy hiểm và bị cấm bán.
Cần thu hồi số tiền đã đầu tư và vì không bán được thuốc ở phương Tây nên một vài hãng thuốc đã đem các thuốc nguy hại này bán ở các nước thuộc Thế giới Thứ Ba, nơi mà quần chúng ít hiểu biết về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và các chính quyền có thể mua chuộc được. Có thể nói rằng Thiên Chúa Giáo cũng giống như vậy.
Vì đã mất nhiều tín đồ ở phương Tây, nhiều giáo phái Thiên Chúa Giáo bắt đầu tìm cơ hội ở các nơi khác. Dĩ nhiên thế giới Hồi giáo là bất khả xâm phạm. Ngay chính nhà truyền đạo lạc quan nhất cũng cho rằng cơ hội truyền bá Phúc Âm đến tín đồ Hồi giáo là con số không. Những đối tượng hiển nhiên là Phi châu, Ần Độ và các nước Phật Giáo ở châu Á.
Hiện nay có nhiều tổ chức truyền giáo Phúc âm chuyên cải đạo các Phật tử. Viện Á Châu Thái Bình Dương Học Phật (Asia Pacific Institute of Buddhist Studies) ở Phi luật Tân đang giảng dạy cho các nhà truyền giáo các lớp học thâm sâu về giáo lý Phật Giáo, ngôn ngữ ở các nước Phật Giáo và tổ chức xã hội ở các cộng đồng Phật Giáo - để hiểu biết rõ kẻ thù.
Hội Liên Hữu Trung Á (Central Asia Fellowship) đặc biệt nhắm tới người Tây tạng. Hội Liên Hữu Truyền Giáo Hải Ngoại (Overseas Missionary Fellowship) gồm những chuyên gia về Phật Giáo và sẵn sàng mở các lớp huấn luyện, trình bày cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo cách làm việc có hiệu quả trong thế giới Phật Giáo. Trung Tâm Phật Học Bình Minh (Sunrise Centre for Buddhist Studies) và Mạng Lưới Nam Á (South Asia Network) là những cộng đồng trên mạng cung cấp cho các nhà truyền giáo các tin tức đầy đủ chi tiết, chính xác và mới nhất để cải đạo các người theo đạo Phật. Đừng hiểu lầm rằng đây chỉ là những nhóm nhỏ, lẻ tẻ. Các tổ chức này rất lớn, có nhiều tiền, được quản trị tốt, và có nhiều nhân viên tận tụy và hăng say với công việc.
Cuốn sách có tựa đề “Các Dân Tộc trong Thế Giới Phật Giáo” (Peoples of the Buddhist World, Piquant Editions, Carlisle, 2004) được xuất bản bởi Paul Hattaway là một trong những người lảnh đạo cuộc tấn công Phật Giáo mới này. Cuốn sách dày 453 trang, cung cấp đầy đủ cho các nhà truyền giáo hồ sơ về 316 nhóm sắc tộc và thổ ngữ theo Phật Giáo ở châu Á, từ nhóm người Nyenpa ở miền Trung Bhutan đến người Kui ở miền Bắc Campuchia, từ nhóm Buriats ở miền cực Đông nước Nga đến người Sinhalese ở Tích Lan.
Cuốn sách cho biết chi tiết từng nhóm, số lượng người trong nhóm, có bao nhiêu người theo Phật Giáo, có bao nhiêu người thực sự hiểu biết và thực hành đạo Phật, nói tiếng gì, sức mạnh của họ và cách vượt qua, các điểm yếu của họ và cách lợi dụng họ, tổng quan về lịch sử, văn hoá và những cách cải đạo tốt nhất.
Cuốn sách có đầy các hình màu đẹp về các dân tộc này, mà đa số ít người biết đến. Điều làm chúng ta rất buồn khi nghĩ đến các người hiền lành, vui cười và vô tội này đang ở trong tầm nhắm của các người truyền đạo xảo quyệt đang nhất quyết phá hoại niềm tin và văn hoá cổ truyền của họ. Tuy nhiên, cuốn sách của Hattaway cũng hấp dẫn vì cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua cái tâm tính kỳ quặc và gíáo lý không kém kỳ quái của các người truyền đạo Chúa. Trong lời tựa, Hattaway hỏi “Có làm Chúa thất vọng không khi ngày nay có hàng trăm triệu Phật tử đang đi vào địa ngục mà không được Phúc âm chứng nhận? Có làm Đấng Cứu Thế thất vọng không khi hàng triệu người đang thờ cúng các thần tượng chết cứng thay vì Đức Chúa Cha vẻ vang trên trời?”
Không có gì lạ khi thấy các người truyền đạo luôn luôn giận dữ và tự vệ, rất tự kỹ và đầy lo lắng. Hàng ngày họ phải sống với niềm tin đầy mâu thuẩn, Chúa của họ đầy tình thương nhưng cũng ném người vào lửa địa ngục bất tận, ngay cả những người chưa bao giờ nghe đến Chúa. Đây là một sự căng thẳng có thật. Giống như một người cứ bơm mãi không khí vào một trái banh bị xì hơi để làm nó tiếp tục căng, họ phải tiếp tục cho rằng đạo Phật chỉ là thờ cúng trống không và không có gíá trị trong khi họ biết rõ điều này không đúng với sự thật. Đây cũng là một căng thẳng có thật. Trong suốt cuốn sách, Hattaway đã lập lại những điều dối trá cũ mèm, những xuyên tạc và sự thật nữa chừng mà các người truyền đạo đã dùng trong thế kỷ 19 và các người theo đạo Chúa chân chánh đã gạt bỏ hơn trăm năm nay.
Hattaway cho rằng các Phật tử, cũng như các ngoại đạo khác, đang sống một cuộc đời trống rỗng và không có ý nghĩa, và họ đang mong chờ để được nghe Phúc âm của Chúa Jesus Christ. Chẳng ngạc nhiên gì khi các thống kê mà tác giả trình bày cho người đọc không luôn luôn chứng minh được điều này. Ông ta cho biết có vài nhóm Phật tử đã bị trãi qua nhiều cố gắng cải đạo trong nhiều năm nhưng họ vẫn giữ đạo của họ. Thí dụ, 32 phần trăm dân Kyerung ở Nepal đã được nghe Phúc âm nhưng chỉ vài người “thấu hiểu” được thông điệp của nó. Hattaway nói rằng các người Mỹ theo Baptists đã làm việc trong vùng Tovyan ở Miến Điện qua nhiều thập kỷ, nhưng đa số người theo đạo là người Karen. Họ nhận thấy người dân Tovyan hưởng ứng chậm đối với Phúc âm và tình trạng này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Các người truyền đạo đã tận tụy làm việc và hy sinh nhiều ở Thái Lan trong vòng 140 năm qua nhưng số người theo đạo Chúa rất ít. Theo Hattaway, có chừng 2000 người truyền đạo ngoại quốc ở Chiangmai - nhiều hơn số người theo đạo Chúa ở thành phố này.
Thật yên tâm khi biết Thái Lan được các người truyền đạo mệnh danh là “mồ chôn” của họ. 21 phần trăm dân Lao Ga đã được truyền đạo nhưng đạo Chúa chưa đạt được kết quả gì. 42 phần trăm dân Lemo đã được nghe về Jesus nhưng niềm tin vững chãi theo Phật giáo và nền văn hoá cô lập của họ đã ngăn chận việc chấp nhận Phúc âm. Dĩ nhiên nền văn hoá cô lập của Hattaway đã không cho ông ta nhận biết rằng các người Lemo này đã không theo đạo Chúa vì đạo Phật cho họ những món bổ dưỡng tinh thần và trí tuệ mà họ đang cần. Do đó ông ta phải giải thích một cách khác vì sao nhiều Phật tử vẫn còn trong thành phần mà ông gọi là “các người chống đối”. Theo ông ta, đó là vì lo sợ (trang 217), biếng nhác trí thức (trang 149), tham lam và mù quáng (trang 172) và dĩ nhiên chống đối của ma quỷ (trang 190). Một nguyên nhân khác là mê lầm như trường hợp người Palaung ở miền Bắc Miến Điện đã hoàn toàn sai lầm khi tin rằng họ đã tìm được chân lý nơi đạo Phật (trang 217).
Dĩ nhiên Hattaway cũng đủ xảo quyệt để biết rằng sự bền vững và văn hoá tinh nguyên của các xã hội Phật giáo cổ truyền là những chướng ngại lớn cho công cuộc truyền đạo. Những nội chiến như ở Tích Lan và Campuchia là những món quà của Chúa dành cho các người truyền đạo. Hattaway gọi sự phá hoại và di đời của dân Loba ở Nepal do các cơn lũ to là một cơ hội mà Chúa ban (trang 168). Như đám ruồi nhặng bu quanh một con vật sắp chết, các người truyền đạo bám lấy các cộng đồng đang bị nguy khốn để kiếm cách cải đạo trong khi ngụy trang công việc của họ dưới hình thức cứu gíúp và viện trợ nhân đạo.
Đáng tiếc có nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo chân chính ở phương Tây đã không biết những công tác bí mật này, đã cho tiền World Vision và các hội tương tự dầu các hội này dùng cứu giúp để cải đạo. Trong khi nhiều Phật tử đã gạt bỏ lời các người truyền đạo, có những người khác lại nghe theo. 31 phần trăm dân Tamangs ở Nepal giờ đây đã theo đạo Chúa. Những người truyền đạo Phúc âm đầu tiên đến Mông Cổ vào năm 1990 và trong vài năm họ đã có hàng ngàn người cải đạo, phần chính là giới trẻ. Sự tăng trưởng kỳ lạ này hiện nay đã chậm lại nhưng số cơ quan truyền đạo đang hoạt động trong nước đã gia tăng rất nhiều và cho đến nay hầu như vẫn chưa có sách Phật Giáo bằng tiếng Mông Cổ.
Ở Trung Quốc hiện nay Thiên Chúa Giáo gia tăng mau chóng đến độ không kịp xây các nhà thờ để chứa các người mới cải đạo. Các dân tộc hiền hoà ở miền núi Thái Lan và Lào đang trở thành con mồi, từng nhóm từng nhóm, cho các người truyền đạo. Các thành công này cũng như nhiều thành công khác đã không phải vì các người truyền đạo không có lương tâm và ngoan cố nhưng vì các Phật tử đã không quan tâm, chậm thấy nguy cơ và lại còn chậm hơn nữa để đối kháng lại một cách có hiệu quả.
Ở Thái Lan, hàng triệu đồng được chi tiêu cho những buổi lễ hoành tráng, những tượng Phật to lớn và vàng lá để che đắp các tháp nhưng hầu như không có ngân khoản gì cho văn hoá Phật Giáo, giảng dạy giáo lý và dịch vụ xã hội cho các sắc tộc miền núi. Một cơ hội mà Chúa ban cho các nhà truyền đạo là thái độ yếu đuối trong đa phần Tăng đoàn. Một trong những phần cuốn sách có nhiều hé lộ (về trí lực của các người truyền giáo và các tu sĩ Phật Giáo) và đáng lo nhất là đoạn Bryan Lurry kể chuyện ông ta đã từng ở bốn tháng tại một Thiền viện của người Shan ở miền Đông Bắc Miến Điện. Ông ta đã ở đấy để thăm dò cách cải đạo các tu sĩ và đã rời Thiền viện với hy vọng tràn trề. Tôi lo sợ là sự lạc quan của ông ta không phải là hoàn toàn sai. Vị Trú trì nơi Lurry ở đã cho phép ông ta dạy tiếng Anh cho các tu sĩ (dĩ nhiên là dùng Kinh Thánh làm tài liệu học tập), chiếu một cuốn phim về đời Christ và sau đó có những lớp giảng thường xuyên về Thánh Kinh cho các tu sĩ. Các tu sĩ ở Tây phương có thể cho đó là một thí dụ của lòng khoan dung của Phật giáo, tuy không đúng chổ. Tôi nghi là do sự thiếu hiểu biết và thờ ơ đối với mọi sự việc không gây xáo trộn hay trái ngược với các cách hành xử cổ truyền thường thấy trong đa phần Tăng đoàn.
Một phần trong chiến thuật dùng để tìm hiểu suy tư của các tu sĩ, Lurry đã hỏi “những người bạn” một số câu hỏi. Với câu hỏi “Giáo điều Phật giáo nào khó tuân theo nhất?”, vài tu sĩ đã trả lời là không được ăn sau 12 giờ trưa, không được uống rượu và một tu sĩ đã trả lời là khó đạt được Niết bàn. Với câu hỏi “Nếu có thể thay đổi một điều ngay chính bản thân, đó là điều gì?” Các câu trả lời gồm có mạnh hơn, cao hơn, thay hình dáng lỗ mủi và có da trắng hơn. Khi hỏi tại sao đi tu, không một tu sĩ nói là vì thích Phật Pháp, ngồi thiền hay đời sống tu sĩ nói chung. Thường xảy ra trong thế giới Phật giáo, có thể họ đi tu vì đó là truyền thống buộc họ làm vậy. Khi Lurry hỏi các tu sĩ có bao giở muốn bỏ tu không thì họ cho biết muốn rời Thiền viện để làm lính trong quân đội dành độc lập cho người Shan … Họ không thấy một mâu thuẫn nào khi biết rằng một tu sĩ không được giết một con muỗi, huồng gì là một người khác. Lurry thú nhận là đã rất ngạc nhiên vì rất ít câu trả lời mà ông ta đã nhận được cho thấy sự hiểu biết thâm sâu về Phật Giáo hay một lòng mộ đạo chân thành.
Sau tám năm sống ở các tu viện tại Thái Lan, tôi buồn mà nói rằng các câu trả lời của các tu sĩ kia đã không làm tôi ngạc nhiên chút nào. Hiện nay thường thường trong đời sống của một vị tu sĩ Phật Giáo chỉ cần học đóng trò, chấp nhận không suy nghĩ các niềm tin truyền thống, những nghi lễ dài bất tận và làm tê đầu óc, dự các buổi phát chẩn và ngủ những giấc dài. Rất may có nhiều cọng đồng Phật giáo đã chống lại công tác của các nguời truyền đạo nhưng với trình độ giáo dục tôn giáo thấp và thiếu hướng dẫn từ một Tăng đoàn thụ động, thử hỏi họ sẽ còn có thể chống bao lâu nữa? Phải làm một cái gì và phải làm gấp.
Một lời vu khống khác cũ mèm của các người truyền đạo và được lập đi lập lại trong suốt cuốn sách của Hattaway là các Phật tử sống trong sự sợ hải ma quỷ triền miên. Lời buộc tội này hơi khôi hài vì các người truyền bá Thiên Chúa Giáo thường đổ tội hết cho Satan và bè lủ những gì mà họ không thích. Lurry nói về kinh nghiệm của chính mình, “Tôi phải thú nhận là các chùa làm tôi sợ hải. Tôi thấy có nhiều vật làm tôi không muốn vào. Ở một vài chùa có những tượng trông dữ tợn của những con thú có nanh dài và móng nhọn gác cổng chùa. Gác đại điện của nhiều chùa là hai tượng rồng lớn với nhiều đầu ở hai bên cầu thang … Nếu các hình tượng này còn ở ngoài chùa, tôi sẽ còn thấy gì ở trong chùa nữa? Tôi cứ tưởng là các con vật này sẽ sống lại và cố hại tôi “(trang 234).
Tôi có thể hiểu được các người giản dị và thường mù chữ ở các bộ lạc miền núi hoang dã ở Miến Điện có thể sợ các con ma ác độc. Nhưng ông Lurry đã tốt nghiệp trường Đại học Bắc Texas (University of North Texas) mà lại sợ một ít xi-măng và thạch cao được sơn phết để trang trí các chùa Phật Giáo. Thật là quá dễ hù dọa các người truyền đạo Chúa!
Chín trang trong cuốn sách “Các Dân Tộc trong Thế Giới Phật Giáo” (Peoples of the Buddhist World) đã dành cho dân Sinhalese là những thổ dân của Tích Lan và từ lâu một mục tiêu của các người truyền đạo. Dầu có gần 500 năm gần gũi với đạo Chúa, nhưng chỉ có 4 phần trăm theo đạo Chúa mặc dù có nhiều giai đoạn mà tôn giáo của họ đã gặp nhiều bất lợi và bị ngược đãi. Điều này làm các người truyền đạo bối rối và tức giận vì họ chỉ đạt được thành công nhỏ bé trên đảo trung thành với đạo Phật này.
Từ cuối thập niên 1950 Gíáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã ở Tích Lan đã ngầm chấp nhận địa vị thiểu số của mình và đa phần đã có thái độ sống chung với Phật Giáo. Giáo hội vẫn tiếp tục các nỗ lực cải đạo nhưng ít sôi nỗi và lễ phép hơn. Nhưng kể từ thập niên 1990, nhiều tổ chức truyền đạo Tin lành đã tràn ngập Tích Lan và họ có thái độ “không xin, không cho”. Cho đến nay các người cải đạo đa phần là tín đồ Giáo hội La Mã, làm Giáo hội kinh ngạc, nhưng mục tiêu chính vẫn là các Phật tử. Các tu sĩ Phật giáo đang kêu gọi chính quyền ban hành luật cấm cải đạo. Nhưng đây có phải là giải pháp tốt nhất không?
Ta có thể hiểu được việc dân Sinhalese không thích tôn giáo của họ được gọi là thờ cúng ma quỷ Satan, nhất là các người ngoại quốc kể cả các nhà truyển đạo trong nước. Cách đây vài năm, một cao tăng người Sinhalese rất được kính trọng qua đời và quần chúng Phật tử đã thật sự tiếc thương vị sư này. Chính trong thời gian tang lễ của vị sư này, người lảnh đạo một nhà thờ ở ngoại ô Colombo đã đốt pháo, một cách thường dùng để ăn mừng ở Tích Lan. Lẻ dĩ nhiên, các Phật tử ở quanh nhà thờ này đã rất bực mình, không có bạo động xảy ra nhưng có nhiều lời giận dữ đã được trao đổi. Tôi vô tình chứng kiến cảnh các người dân địa phương đối diện với người lảnh đạo nhà thờ này. Ông ta khẳng định là việc đốt pháo không liên quan đến tang lễ của vị sư nhưng ông đã không có một lý do thuyết phục vì sao ông lại đốt pháo. Trong suốt cuộc gặp với các láng giềng, ông đã tỏ ra trân tráo, không xin lỗi vì các hành động của mình, và xem thường các nổi đau của quần chúng. Tôi chỉ biết nói rằng ông ta cho tôi cảm tưởng rõ rệt là ông ta muốn bị cư xử thô bạo hay bị đánh đập để ông ta có quyền có một danh vị mà tất cả các người truyền đạo đều mong muốn – đó là thánh tử đạo đã hy sinh cho Chúa Trời.
Cuốn sách của Hattaway nêu rõ các vụ xô xát bạo động chống lại người theo đạo Chúa ở Tích Lan và các nơi khác và các viêc này đã xảy ra thuờng xuyên hơn. Tuy nhiên, tác gíả đã không nói rõ là chỉ có những người truyền đạo Tin lành, chứ không phải Thiên Chúa Giáo La Mã hay các tín đồ đạo Chúa chân chánh, đã gây nên các phản ứng tiêu cực như vậy. Và lẽ dĩ nhiên ông ta cũng không nói lý do vì sao đôi lúc quần chúng nỗi giận với các người truyền giáo Phúc âm. Thật sự nguyên nhân các vụ bạo động là vì tính huênh hoang bất lịch sự của các người này và họ hoàn toàn không có ý thức gì về các niềm tin tôn giáo của người khác. Đây không phải biện hộ cho bạo động mà chỉ cố gắng giải thích vì sao bạo động xảy ra mà thôi.
Thật sự cũng có vài người truyền giáo quá khích đã cố ý gây ra những vụ chạm trán. Tôi có đọc hai bài luận văn về cách truyền giáo từ Tích Lan - một bài nhấn mạnh rằng các thôn làng phải trở thành “bãi chiến trường cho linh hồn” và bài kia nói rằng các tín đồ đạo Chúa “phải đối diện với những người không được cứu rỗi, nếu cần dùng cả vũ lực để bắt họ phải quyết định” . Không những chỉ có người Phật tử mới bị xúc phạm bởi các hành vi quá trớn của các người truyền giáo. Một người tín đồ tái sinh đạo Chúa gốc Trung Hoa- Thái đã có lần cho tôi biết là Giáo Hoàng là “người bán dâm cho kẻ Chống Chúa (prostitute of the Anti-Christ)” và chỉ cho tôi đoạn trong Thánh Kinh để chứng minh điều này. Tôi chỉ cười cái lối gỉải thích còn non nớt của ông ta. Nhưng một tín đồ đạo Chúa La-mã thuần thành sẽ nghĩ gì khi được nghe chuyện như vậy?
Đoạn về Tích Lan trong sách của Hattaway được viết bởi Tilak Rupasinghe và Vijaya Karunaratna, hai người truyền giáo nỗi tiếng. Họ rất vui nêu rõ các tai họa của Tích Lan - nội chiến, tỷ lệ tự tử cao, tham nhũng, nổi loạn – và dĩ nhiên cho rằng đây là thêm những bằng chứng Phật Giáo đã sai lầm. Rồi họ bạo dạn cho rằng “Ở Chúa mới chữa lành những vết thương do bất công, đàn áp và căm thù sắc tộc …Ở Chúa mới có hy vọng cứu nước, lảnh thổ, ngôn ngữ, văn hoá và dân tộc”. Đây là một hứa hẹn hấp dẩn mà vài người có thể muốn nghe. Nhưng dỉ nhiên đây là lời hứa cũ mèm rỗng tuếch mà các người truyền giáo luôn luôn hứa ở những nơi mà họ đang cố gắng cải đạo: “Đất nước của các người lộn xộn quá! Các thần linh của các người đã thất bại. Hãy chấp nhận Jesus Christ và mọi việc sẽ tốt đẹp”.
Nhưng có thật đạo Chúa có thể giải quyết các vấn đề xã hội tốt hơn không? Bằng chứng cho việc này rất mong manh. Đạo Chúa đã thất bại hoàn toàn trong việc đem lại hoà bình cho Bắc Aí Nhĩ Lan. Trên thực tế đạo Chúa là nguyên nhân chính của vấn đề. Truyền thống đạo Chúa La-mã và Tin lành lâu đời ở nước Đức đã không ngăn được chủ nghĩa Quốc xã bám trụ ở đó. Giáo hội Cải cách Hòa Lan (Dutch Reformed Church) ở Nam Phi đã ủng hộ mạnh mẽ chính sách kỳ thị chủng tộc với tất cả các vụ áp bức và tàn ác. Đạo Chúa Phúc Âm rất thịnh hành ở miền Nam nước Mỹ - vùng này được gọi là “Vành đai Thánh Kinh” – và việc này đã không ngăn được nó thành vùng nghèo nhất và kỳ thị da màu nhất nước Mỹ. Và sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam biểu lộ rõ ràng nhất vào mỗi buổi sáng Chủ Nhật khi các người da trắng và da đen vẫn còn đi nhà thờ riêng biệt; “Ngợi khen Chúa nhưng thờ phụng Ngài ở trong nhà thờ riêng của các người!”
Cuốn sách của Hattaway ít nhất cũng là một cuộc đánh thức cho tất cả Phật tử chúng ta. Nếu chúng ta không cải tổ Tăng đoàn, không tổ chức tốt hơn và không cố gắng hơn để hiểu biết và áp dụng tôn giáo của chúng ta, thì Ánh Sáng của Á Châu sẽ bị dập tắt.
Planning the Demise of Buddhism
Book Review by Allen Carr, LankaWeb, July 1, 2008
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=10,6724,0,0,1,0
London, UK -- Some Western drug companies spend millions of dollars developing and marketing a new drug only to have the health authorities later discover that it has dangerous side-effects and then ban it.
Needing to recover their investment and unable to sell their drug in the West some of these companies try to market their dangerous products in the Third World where public awareness of health issues is low and indifferent governments can be brought off. Some might say that Christianity is a bit like this.
Having lost much of their following in the West, churches are now beginning to look for opportunities elsewhere. Of course the Islamic world is out of the question. Even the most optimistic evangelist knows that the chance of spreading the Gospel amongst Muslims is nil. The obvious targets are Africa, India and the Buddhist countries of Asia.
There are now several evangelical organizations dedicated just too evangelizing Buddhists. The Asia Pacific Institute of Buddhist Studies in the Philippines offers missionaries in-depth courses in Buddhist doctrine, the languages of Buddhist countries and the sociology of various Buddhist communities – the better to know the enemy.
The Central Asia Fellowship is geared specifically to spreading the Gospel amongst Tibetans. The Overseas Missionary Fellowship is 'an acknowledged authority on Buddhism' and 'is available to conduct training sessions and seminars, give presentations and speak on how Christians can work effectively in the Buddhist world.' The Sonrise Centre for Buddhist Studies and the South Asia Network are both on-line communities providing missionaries with detailed, accurate and up-to-date information useful for evangelizing Buddhists. Make no mistake, these are not small ad-hock groups. They are large, well-financed, superbly run organizations staffed by highly motivated and totally dedicated people and they are in it for the long haul.
A book called Peoples of the Buddhist World has recently been published by one of the leaders of this new evangelical assault on Buddhism. The book's 453 pages offer missionaries and interested Christians a complete profile of 316 Buddhist ethnic and linguistic groups in Asia, from the Nyenpa of central Bhutan to the Kui of northern Cambodia, from the Buriats of the Russian Far East to the Sinhalese of Sri Lanka.
There is a detailed breakdown of the size of each group, how many call themselves Buddhists and how many actually know and practice it, which languages they speak, their strengths and how to overcome them, their weaknesses and how to take advantage of them, an overview of their history, their culture and the best ways to evangelize them.
The book is filled with fascinating and beautiful color photos of all of these peoples, many of them little-known. It makes one very sad to think that these gentle, smiling, innocent folk are in now in the sights of worldly-wise missionaries determined to undermine their faith and destroy their ancient cultures. However, Hattaway book is also interesting for the lurid glimpse it gives into the bizarre mentality and the equally bizarre theology of the evangelical Christians. In the preface Hattaway asks, "Does it break God's heart today that hundreds of millions of Buddhists are marching to hell with little or no gospel witness? Does it break the Savior's heart that millions worship lifeless idols instead of the true, glorious Heavenly Father?"
No wonder the evangelicals are always so angry and defensive, so self-conscious and full of nervous energy. Every day they live with the contradictory belief that their God is full of love and yet throws people into eternal hell-fire, even people who have never heard of him. That must be a real strain. Like a man who has to continually pump air into a leaking balloon to keep it inflated, they have to keep insisting that Buddhism is just an empty worthless idolatry when they know very well that this is not true. That must be a real strain too. Throughout his book Hattaway repeats all the old lies, slanders and half-truths that missionaries peddled in the 19th century but which mainline Christians gave up on a hundred years ago.
Hattaway claims that Buddhists, like other non-Christians, are leading empty meaningless lives and are actually just waiting to hear the Gospel of Jesus Christ. Not surprisingly, the statistics he presents to his readers do not always bare this out. He shows that some Buddhist groups have been subjected to quite intense evangelization for years and yet have chosen to keep their faith. For example 32% of Kyerung of Nepal have heard the Gospel but 'few have understood the heart of the message.' Hattaway tells us that 'the American Baptists worked in the Tovyan area (of Burma) for many decades, but most of the converts they made were among the Karen people. They found the Tovyan people 'slow to respond to the gospel – a pattern that continues to this day.'
Dedicated and self-sacrificing missionaries have labored in Thailand for over 140 years but have made only miniscule numbers of converts. According to Hattaway there are 2000 foreign missionaries operating in Chiangmai - more than the actual number of Christians in the city.
It is hearting to know that amongst evangelicals Thailand has been dubbed 'the graveyard of missionaries.' Twenty one percent of Lao Ga people have been evangelized but 'Christianity has yet to make any impact on this people group.' Forty two percent of the Lemo have been told about Jesus but their 'strong belief in Buddhism and their isolated cultural mindset have prevented them from accepting the Gospel.' Of course Hattaway's 'isolated cultural mindset' prevents him from even considering that these people might have decided not to become Christians because Buddhism gives them the emotional, intellectual and spiritual sustenance they need. So he has to explain why so many Buddhists remain what he calls 'resistant peoples' some other way. To him it is because of fear (p.217), intellectual laziness (p.149), greed and blindness (p.172) and or course 'demonic opposition' (p.190). Another cause is delusion, as for example amongst the Palaung of northern Burma, who are so completely deluded that 'they believe they have the truth in Buddhism'(p.217).
Of course, Hattaway is also crafty enough to know that the stability and cultural integrity of traditional Buddhist societies is a major hindrance to their evangelization. Civil wars such as in Sri Lanka and Cambodia are literally a god-send for the missionaries. Hatthaway calls the disruption and displacement of the Loba people of Nepal by several huge floods 'a God-given opportunity' (p.168). Like blowflies to a dying animal evangelical missionaries swarm around communities in need so they can win converts while disguising their efforts as 'aid work' and 'humanitarian relief.'
Unfortunately, many genuine and decent Christians in the West, unaware of this hidden agenda, give money to World Vision and similar organizations that use aid as a conversion technique. But while many Buddhists have rejected the missionaries' message others have succumbed to it. Thirty one percent of the Tamangs of Nepal have now become Christians. The first missionaries arrived in Mongolia in 1990 and within a few years they had made thousands of converts, mainly among the young. This phenomenal growth has now slowed considerably but the number of evangelical agencies operating within the country has grown enormously and there are still almost no books on Buddhism in Mongolian.
In China today Christianity is growing so fast that they can hardly build the churches quick enough to hold all the new converts. The gentle hill tribes people of Thailand and Laos are falling prey to the missionaries one by one. These and the numerous other successes are not just because the missionaries have been so unscrupulous and persistent but because Buddhists have been so indifferent, so slow to see the danger and even more slow to respond to it in any effective manner.
In Thailand millions are spent on glittering ceremonies, huge Buddha statues and gold leaf for covering stupas but almost nothing on Buddhist literature, religious education and social services for the hill tribes. Another 'God-given opportunity' for the missionaries is the general lackadaisical attitude within the much of the Sangha. In one of the most revealing (about the mentality of both missionaries and the bhikkhus) and troubling parts of this book is Bryan Lurry's account of the four months he stayed in a monastery in the Shan states in north-eastern Burma. He was there to assess the prospects of converting Buddhist bhikkhus and he went away full of optimism. I fear that his optimism was not entirely misplaced. The abbot where Lurry stayed allowed him to teach the bhikkhus English (using the Bible as a text of course), show a film on the life of Christ and later even conduct regular Bible classes for the bhikkhus. Uninformed Western Buddhists might laud this as yet another example of Buddhist tolerance, albeit misplaced tolerance. I suspect that it was actually due to ignorance and to that indifference to everything that does not rock the boat or contravene traditional patterns of behavior that is so prevalent in much of the Sangha.
As a part of his strategy to understand their thinking, Lurry asked his 'friends' a series of questions. To the question 'What is the most difficult Buddhist teaching to follow?' some bhikkhus answered not eating after noon, not being able to drink alcohol and one said to attain nirvana. To the question 'If you could change one thing about yourself what would it be?' The replies included to be stronger, taller, to change the shape of the nose and to have more pale skin. When asked why they had joined the monastery not one of the bhikkhus mentioned an interest in the Dhamma, in meditation or in the religious life in general. As is usual in much of the Buddhist world they had probably ordained simply because it is the tradition to do so. When Lurry asked the bhikkhus if they would ever disrobe for any reason 'my students expressed their desire to leave the temple in order to be soldiers in the Shan Independence army...They did not see a contradiction in the fact that, as monks, they are literally not supposed to kill a mosquito, much less another human being.' Lurry admits that he was really surprised that so few of the replies he got suggested any deep knowledge of Buddhism or an apparent genuine religiosity.
Having lived in Thai monasteries for eight years I am sad to say that none of the bhikkhus' replies surprised me in the least. All too often today the Buddhist monastic life consists of little more than rote learning, unthinking acceptance of traditional beliefs, an endless round of mind-numbing rituals, going to danas and having long naps. Fortunately, many Buddhist communities are holding out against missionary efforts but with poor religious education and little leadership from a sedate Sangha how long will they continue to be able to continue to do so? Something has to be done and it has to be done soon.
Another old missionary calumny repeated throughout Hattaway's book is that Buddhists live in constant terror of devils and demons. This accusation is rather amusing coming from the evangelical Christians who see almost everything they don't like as the machinations of Satan and his minions. Lurry says of his experience, 'I must admit that the temples intimidated me. I saw many items that discouraged me from entering. At some temples, fierce-looking statues of creatures with long fangs and sharp claws guard the entrance. Guarding the main hall of many temples are two large statues of dragons with multiple heads on either side of the staircase...If such images were on the outside of the temple, what would I find on the inside? I half imagined that these creatures would somehow come to life and attempt to harm me' (p..234).
I can understand how simple, often illiterate hill tribesmen in the backblocks of Burma could be frightened of malevolent spirits. But Mr. Lurry is a graduate of the University of North Texas and he is frightened of bits of painted cement and plaster used to decorate Buddhist temples. How easy it is to scare evangelical Christians!
Nine pages in Peoples of the Buddhist World are devoted to the Sinhalese, the native people of Sri Lanka, long a target of missionary endeavors. Despite nearly 500 years of close contact with Christianity only 4% of Sinhalese are Christian and this is despite periods when their religion was severely disadvantaged and even actively persecuted. It both perplexes and infuriates the evangelists that they have had so little success in this staunchly Buddhist island.
Since the late 1950's the Catholic Church in Sri Lanka has tacitly accepted its minority status and for the most part adapted a live and let live attitude towards Buddhism. It has continued its conversion efforts but in a low-key and respectful way. But starting in the 1990's evangelical organizations have literally swamped Sri Lanka and they have a 'no quarter asked for, none given' attitude. So far most of their converts have been amongst Catholics, to the consternation of the Catholic Church, but of course the real target is the Buddhists. Buddhist bhikkhus are calling on the government to enact laws against conversion. But is this really the best solution?
It is quite understandable that the Sinhalese do not like their religion being referred to as 'Satanic devil worship' especially by foreigners, which is what most of the missionaries in the country are. Some years ago a deeply respected Sinhalese bhikkhu died and there was a veritable outpouring of grief among the Buddhist public. At the very time of this bhikkhu's funeral the leader of a house church in an outer suburb of Colombo, let off fireworks, the usual way people express delight or celebration in Sri Lanka. Naturally, the Buddhists around this church were deeply offended and although no violence occurred some very angry words were exchanged. I happened to witness the locals' confrontation with this church leader. He insisted that his crackers had nothing to do with the bhikkhu's funeral but was unable to give a convincing reason why he had ignited them. Throughout his encounter with his neighbors he was brazen, unapologetic about his actions and dismissive of the peoples' hurt feelings. I can only say that he gave me the distinct impression that he would have welcomed being manhandled or beaten so that he could claim for himself the title that evangelicals so long to have – that of martyr for their Lord.
Hattaway's book highlights incidents of violence against Christians in Sri Lanka and elsewhere which have unfortunately started to become all too common. Of course, what he fails to mention is that it is only the evangelicals, not Catholics or mainline Christians, who attract such negative reactions.. And of course he fails to mention why people sometimes get so angry at the evangelicals. The fact is that it is their bad-mannered pushiness and their complete insensitivity to the religious feelings of others that is the cause of such violence. This is not to excuse the violence but only to explain why it happens.
It is also true that some of the more extreme evangelists even sometimes deliberately provoke confrontations. I have two evangelical tracts from Sri Lanka – one insists that villages must become 'a battlefield for souls' and the other says that Christians must 'confront the unsaved, yes even forcibly confront them, and compel them to make a decision.' And it is not just Buddhists who are offended by the evangelicals’ rude aggressive behavior. A Chinese Thai born-again Christian once informed me that the Pope is actually 'the prostitute of the Anti-Christ' and showed me the Bible passage that proved it. I could only laugh at his half-baked hermeneutics.. But how would a devout Catholic have felt being told such a thing?
The section on Sri Lanka in Hattaway's book is written by Tilak Rupasinghe and Vijaya Karunaratna, two well-known evangelical preachers. They gleefully highlight Sri Lanka's many woes – civil war, high suicide rate, corruption, insurrection – and of course present this as just more evidence that Buddhism is false. Then they make the bold claim, 'In Christ there can be healing from the wounds of injustice, oppression and ethnic hatred...In Christ there can be hope for the redemption of the nation, its land, its language, its culture and its people.' This is a seductive promise and one that some people might be willing to listen to. But of course it is the same old spurious and empty promise missionaries have always made in the lands they try to evangelize; 'What a mess your country is in! Your gods have failed. Accept Jesus Christ and everything will be wonderful.'
But does Christianity really do a better job of solving social problems? The evidence that it does is very thin. Christianity failed miserably to bring peace to northern Ireland, in fact, it was the main cause of the problem. Germany's long tradition of Catholicism and Protestantism did not prevent Nazism taking root there. South Africa's Dutch Reformed Church was an ardent supporter of apartheid and all its oppression and cruelty. The prevalence of evangelical Christianity in the southern United States, the so-called 'Bible Belt,' has not prevented it being the poorest and most raciest part of that country. And the racial segregation in the south is never more obvious than on Sunday morning when black and white people still go to separate churches; 'Hallelujha and praise the Lord but worship him in your own church!'
Hattaway's book is or at least should be a wake-up call for we Buddhists. Unless we reform the Sangha, better organize ourselves and make more of an effort to both know and apply our religion the Light of Asia may be snuffed out.
----------
Peoples of the Buddhist World by Paul Hattaway, Piquant Editions, Carlisle, 2004.
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=10,6724,0,0,1,0
lê hà thọ
Làm gì có xung đột tôn giáo ngoài trừ những kẻ truyền đạo kích động xung đột để tạo cơ hội. Người Phật tử từ bi nhưng cần có Trí tuệ và cũng cần thêm Dũng lực. Lúc nào mà Từ bi được đánh đồng như sự nhu nhược thì đạo Phật sẽ suy vong.
Thích Trả lời 10/24/2014 11:22:37 AM