;
Bát Kỉnh Pháp - giấy rách phải giữ lấy lề
Tính bình đẳng của bát kỉnh pháp
Vài suy nghĩ về ý nghĩa Đức Phật chế Bát kính pháp
Qua theo dõi các buổi sinh hoạt của các cấp Giáo hội hoặc giới đàn, tôi có một thắc mắc chưa được rõ, xin hỏi quý Báo như sau: Khi hành lễ hoặc tham dự chứng minh các buổi sinh hoạt của Giáo hội hoặc Giới đàn, chư Tăng đều được ngồi trên cao hơn chư Ni, mặc dù ở nhiều nơi tôi thấy có những vị Ni trưởng (tuổi hạ rất cao) nhưng vẫn ngồi hàng dưới của bàn chứng minh, trong khi các vị Thượng tọa, Đại đức có tuổi hạ thấp hơn nhưng lại ngồi phía trên? Tôi muốn biết những quy định trên ở đâu, do Đức Phật dạy trong Kinh - Luật hay do Giáo hội chế định như vậy?
(VĂN LONG, longquydat@gmail.com)
Chư Tăng ngồi trên và trước chư Ni. Trong ảnh: Chư tôn đức chứng minh lễ khai giảng
khóa An cư kiết hạ cho chư Ni tại chùa Từ Nghiêm, PL.2556 - DL.2012 - Ảnh minh họa: H.D
ĐÁP: Bạn Văn Long thân mến!
Việc chư Tăng ngồi trên, trước và được chư Ni cung kính (dù cho đó là những bậc Ni trưởng tôn túc cao hạ) là do Đức Phật Thích Ca chế định khi Ngài còn tại thế, xuất phát từ Bát kỉnh pháp (Tám pháp cung kính, Tám kính pháp, Tám trọng pháp). Giáo lý Bát kỉnh pháp được ghi lại khá nhiều trong Tam tạng (Nam truyền và Bắc truyền), ở đây chúng tôi chỉ trích lục trong hai tác phẩm Kinh-Luật tiêu biểu thuộc Tam tạng Pàli.
Theo Tạng Luật (Vinaya Pitaka), Tiểu phẩm (Cullavagga), chương X, Tỳ-khưu-ni: “Này Ānanda, nếu bà Mahāpajāpati Gotamī thọ nhận Tám trọng pháp, hãy xem chính điều ấy là sự tu lên bậc trên đối với bà:
- Tỳ-khưu-ni đã tu lên bậc trên được một trăm năm nên thực hiện sự đảnh lễ, sự đứng dậy chào, sự chắp tay, (và) hành động thích hợp đến vị Tỳ-khưu vừa tu lên bậc trên vào ngày hôm ấy. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời (…).
- Này Ānanda, nếu bà Mahāpajāpati Gotamī thọ nhận Tám trọng pháp, hãy xem chính điều ấy là sự tu lên bậc trên đối với bà” (Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch).
Kinh Tăng chi bộ (I -51, Mahàpajàpatì Gotamì), Phật dạy về Tám kính pháp: “Dầu cho thọ Đại giới một trăm năm, một Tỳ-khưu-ni đối với một Tỳ-khưu mới thọ Đại giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua (…).
Ví như, này Ananda, một người vì nghĩ đến tương lai xây dựng bờ đê cho một hồ nước lớn để nước không thể chảy qua, cũng vậy, này Ananda, vì nghĩ đến tương lai, Ta mới ban hành Tám kính pháp này, cho các Tỳ-khưu-ni cho đến trọn đời không vượt qua” (HT.Thích Minh Châu dịch).
Như thế, việc cung kính chư Tăng, thỉnh chư Tăng ngồi trên là do chư Ni tuân thủ lời Phật dạy luôn “hành động thích hợp” hay “xử sự đúng pháp”. Giáo hội hiện nay chỉ tuân thủ những lời dạy của Đức Phật về Bát kỉnh pháp trong sinh hoạt Tăng Ni nhị bộ chứ không có những chế định mới về vấn đề này.
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)
Nguồn: https://giacngo.vn/tuvantamlinh/tuvan/2018/12/30/52F68A/