;
Tượng Ngài Cưu Ma La Thập
trước Thiên Phật Động Kizil Trung Quốc
Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413, có thuyết cho là 350-409): âm dịch tiếng Phạn là Cứu Ma La Thập (究摩羅什), Cưu Ma La Thập Bà (鳩摩羅什婆), Câu Ma La Đổ Bà (拘摩羅耆婆), gọi tắt là La Thập (羅什), . dịch là Đồng Thọ (童 壽), người gốc nước Quy Tư (龜兹, thuộc vùng Sớ Lặc[疏勒], Tân Cương [新疆]), một trong 4 nhà dịch kinhvĩ đại của Trung Quốc. Cả cha
<
mẹ ông đều tin thờ Phật theo hạnh xuất gia; lúc nhỏ La Thập đã thông mẫn, năm lên 7 tuổi theo cha nhập đạo tu tập, rồi đi du học khắp xứ Thiên Trúc (天竺), tham cứu khắp các bậc tôn túc nổi tiếng đương thời, nghe rộng và ghi nhớ kỹ, nên tiếng tăm vang khắp. Sau đó ông trở về cố quốc, nhà vua trong nước tôn kính ông làm thầy. Vua Phù Kiên (扶堅) nhà Tiền Tần nghe đức độ của ông, bèn sai tướng Lữ Quang (呂光) đem binh đến rước ông.
Lữ Quang chinh phạt miền Tây giành thắng lợi, rồi đến nghênh đón La Thập về kinh, nhưng giữa đường nghe Phù Kiên qua đời, bèn tự xưng vương ở Hà Tây (河西), do đó La Thập phải lưu lại Lương Châu (涼州) 16, 17 năm. Mãi cho đến khi Diêu Dư (姚輿) nhà Hậu Tần tấn công dẹp tan nhà họ Lữ, La Thậpmới có thể đến Trường An (長安) được. Lúc bấy giờ là năm thứ 5 (401) niên hiệu Long An (隆安) nhà Đông Tấn. Diêu Dư bái ông làm Quốc Sư, thỉnh ông đến trú tại Tiêu Dao Viên (逍遙園), cùng với Tăng Triệu (僧肇), Tăng Nghiêm (僧嚴) tiến hành công tác dịch kinh. Từ đó về sau, vào tháng 4 năm thứ 5 (403) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) nhà Hậu Tần, La Thập bắt đầu dịch Trung Luận (中論), Bách Luận (百論), Thập Nhị Môn Luận (十二 門論), Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Đại Trí Độ Luận (大智度論), A Di Đà Kinh (阿彌陀經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Tụng Luật (十頌律), v.v. Có nhiều thuyết khác nhau về số lượng kinh luận do ông phiên dịch. Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) cho là 35 bộ, 294 quyển. Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋教錄) là 74 bộ, 384 quyển. Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Hoa, số lượng kinh điển Hán dịch ngày càng tăng nhiều, tuy nhiên lối dịch phần nhiều không thông suốt, văn chương khó hiểu, chẳng nhất trí với nguyên bản. Riêng La Thập thì vốn thông hiểunhiều ngôn ngữ ngoại quốc, cho nên nội dung phiên dịch của ông hoàn toàn khác xa với các dịch bản trước đây, văn thể tuy giản dị nhưng súc tích, rõ ràng. Suốt đời La Thập đã đem tất cả năng lực của mình để phiên dịch các kinh điển Đại Thừa thuộc hệ Bát Nhã, cùng với những luận thư của học pháiTrung Quán thuộc hệ Long Thọ (龍樹), Đề Bà (提婆). Những kinh điển Hán dịch của ông có ảnh hưởngvô cùng to lớn đối với sự phát triển Phật Giáo ở Trung Hoa.
Sau nầy Đạo Sanh truyền Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận về phương Nam, kinh qua Tăng Lãng (僧 朗), Tăng Thuyên (僧詮), Pháp Lãng (法朗), cho đến Cát Tạng (吉藏) nhà Tùy hình thành hệ thống Tam Luận Tông, và thêm vào Đại Trí Độ Luận (大智度論) để thành lập học phái Tứ Luận. Ngoài ra, Kinh Pháp Hoa (法華經) do ông phiên dịch đã tạo nhân duyên cho Thiên Thai Tông ra đời; Thành Thật Luận (成實論) là điển tịch trọng yếu của Thành Thật Tông; A Di Đà Kinh (阿彌陀經) cũng như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) là kinh luận sở y của Tịnh Độ Tông. Bên cạnh đó, Di LặcThành Phật Kinh (彌勒成佛經) giúp cho tín ngưỡng Di Lặc phát triển cao độ; Phạm Võng Kinh (梵綱經) ra đời làm cho toàn Trung Quốc được truyền Đại Thừa giới; Thập Tụng Luật (十頌律) trở thành tư liệu nghiên cứu quan trọng về Luật học. Môn hạ của La Thập có Tăng Triệu (僧肇), Đạo Sanh (道生), Đạo Dung (道融), Tăng Duệ (僧叡), Đàm Ảnh (曇影), Tăng Đạo (僧導), v.v. Ông được kính ngưỡng như là vị tổ của Tam Luận Tông. Vào năm thứ 9 (413, có thuyết cho là năm thứ 5 [409]) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi.
(Trích Tiểu Sử Chư Vị Cao Tăng)
Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva)
Cưu Ma La Thập tiếng Hán dịch là 'Đồng Thọ', có nghĩa là tuy tuổi nhỏ mà đức hạnh lão luyện. Danh Cưu Ma La Thập vốn là Cưu Ma La Kỳ Bà. Vì tên của người Tây Vực đa số thường dùng danh tự của cha mẹ. Cha của Ngài tên là Cưu Ma Đàm, và bà mẹ tên là Kỳ Bà, nên hợp lại hai tên, thành Cưu Ma La Kỳ Bà. Tổ tiên của Ngài vốn cư trú ở nước Thiên Trúc, gia tộc đời đời thường làm cao quan trong triều đình. Ông nội của Ngài làm tể tướng, tên là Đạt Đa, tánh tình hào phóng, lỗi lạc siêu quần, được quốc dân kính trọng. Cha của Ngài, Cưu Ma Đàm, thông minh mà lại có đức độ. Lúc sắp kế thừa ngôi Tể Tướng, ông bèn nhượng từ mà xuất gia, đi hướng về phía đông nam, vượt qua ngọn Thông Lãnh, để đến nước Quy Từ (Kuchar). Lúc Cưu Ma Đàm chưa vào biên cảnh nước Quy Từ, quốc vương đã nghe danh của ông là từ bỏ vinh hoa phú quý để xuất gia tu đạo, nên khởi tâm cung kính vô biên, bèn ra đến tận biên thùy nghinh tiếp, rồi tôn ngưỡng làm quốc sư. (Các vương quốc ở Tây Vực vì tôn kính chư sa môn, nên thường có phong tục là tôn làm quốc sư.)
Quốc vương có một người em gái, tên là Kỳ Bà, lứa tuổi đôi mươi, tài hoa sắc xảo, thông minh mẫn tiệp, đọc qua kinh thư một lần liền hiểu rõ, nghe qua một lần liền thuộc nhớ. Trên mặt bà có một nốt ruồi son, mà các ẩn sĩ thường bảo đó là tướng lành, sẽ sanh được quý tử. Thế nên, chư quốc vương tranh nhau mang lễ vật cầu hôn, mà bà không vừa ý. Song, vừa thấy Cưu Ma Đàm, bà ta bèn chịu làm vợ. Quốc vương biết ý của cô em, nên cưỡng ép Cưu Ma Đàm thành hôn với bà ta. Cưới nhau chẳng bao lâu, họ sanh ra được ngài Cưu Ma La Thập. Lúc ngài Cưu Ma La Thập còn nằm trong bào thai, bà Kỳ Bà có nhiều khả năng lạ thường. Từ lúc mang thai ngài Cưu Ma La Thập, trí huệ và thần ngộ liễu giảicủa bà ta vượt hơn người thường. Nghe đại tùng lâm Tước Lê có nhiều vị danh tăng đắc đạo, bà cùng với các phụ nữ dòng vương gia quý tộc, và các ni sư tu hành đắc đạo, đến nơi đó thiết lễ trai tăng, thỉnh pháp nghe kinh. Đại tùng Lâm Tước Lê vốn ở tại nước Kiền Đà La (Gandhara); nơi đó có một tháp tự nổi tiếng là Tước Ly Phù Đồ. Đang lúc nghe kinh, bà ta tự thông hiểu ngôn ngữ Thiên Trúc, và đối với bao vấn đề khó khăn, đều đối đáp không do dự. Người người đều lấy làm kỳ lạ. Một vị A La Hán tên là Đạt Ma Cù Sa, bảo:
- Đây là điềm báo ứng rằng bà ta nhất định đang mang thai một vị đại trí huệ. Xưa kia, khi tôn giả Xá Lợi Phất còn nằm trong bụng mẹ, đã từng khiến cho mẫu thân được biện tài vô ngại.
Ngài Cưu Ma La Thập xuất sanh vào khoảng năm 340; sau khi Ngài ra đời, mẫu thân không thể biết được tiếng Thiên Trúc. Thời gian sau, mẹ Ngài phát tâm xuất gia, nhưng cha Ngài không cho phép. Chẳng bao lâu, bà ta sanh thêm một người con trai, tên là Phất Sa Đề Bà. Lần nọ, nhân dịp ra ngoài thành du ngoạn, bà thấy nơi nghĩa địa xương cốt bày la liệt khắp nơi, bèn thâm cảm nhân sanh khổ, không, vô thường, nên quyết chí xuất gia. Bà nguyện rằng nếu không xuống tóc làm ni, thì đoạn tuyệt ăn uống cho đến chết. Cứ như thế trải qua sáu ngày, hơi thở bà dần dần kiệt quệ. Cha Ngài thấy tâm bà ta đã quyết chí, nên đáp ứng lòng mong cầu của bà ta, mà cho phép xuất gia, nhưng bà vẫn không tin; mãi đến khi được người khác cạo tóc cho, bà mới chịu ăn uống trở lại. Sau đó, bà liền vào chùa, thọ giới và học pháp thiền. Từ đó, bà tu hành tinh tấn không chút giải đãi, nên mau chóng chứng sơ quả Tu Đà Hoàn.
Lúc được bảy tuổi, ngài Cưu Ma La Thập cũng theo mẹ đi xuất gia, và lại theo thầy bổn sư, đọc tụngkinh thư. Mỗi ngày, Ngài đọc thuộc một ngàn câu kệ. Mỗi câu kệ có ba mươi hai chữ. Tổng cộng là ba mươi hai ngàn chữ. Thầy bổn sư của Ngài lại thường đưa cho kinh điển A Tỳ Đàm, và chỉ giải thích sơ qua thôi, mà Ngài liền thông đạt, không gặp trở ngại. Vì thế, thần đồng Cưu Ma La Thập học thuộc hết kinh luận Tỳ Đàm.
Vì mẹ Ngài xuất thân từ dòng vương gia, nên người nước Quy Từ cúng dường bà ta rất thâm hậu. E sợ việc này ảnh hưởng đến sự chuyên tâm tu hành, nên chẳng bao lâu bà ta dẫn Ngài đi sang nước khác. Lúc chín tuổi, Ngài theo bà mẹ vượt sông Tân Đầu để đến nước Kế Tân. (Ngài Phật Đồ Trừng xuất thântại nước Quy Từ, rồi qua nước Kế Tân tu học. Đó là phong tục thông thường vào đương thời. Nước Kế Tân vốn là nơi mà thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ rất được thạnh hành. Hậu bán thế kỷ thứ tư, có rất nhiều tăng sĩ mang kinh điển nguyên thủy và luận học của Nhất Thiết Hữu Bộ từ nước Kế Tân truyền vào Trung Thổ, điển hình là ngài Tăng Già Đề Bà mang kinh Tăng Nhất A Hàm, kinh Trung A Hàm, luận A Tỳ Đàm Bát Kiền Độ, luận A Tỳ Đàm Tâm. Ngài Đàm Ma Da Xá mang luận Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm. Ngoài ra, ngài Phất Nhã Đa La và Ti Ma La Xoa mang quyển Thập Tụng Luật. Ngài Phật Đà Gia Xá mang Tứ Phần Luật và kinh Trường A Hàm. Khoảng giữa năm 400, ngài Phật Đà Bạt Đà La truyền dịch kinh Hoa Nghiêm và kinh Tân Vô Lượng Thọ. Năm 411, ngài Đàm Vô Sấm truyền dịch kinh Đại Bát Niết Bàn và các bộ kinh Đại Thừa khác. Do đó, có thể xét đoán là thời gian ngài Cưu Ma La Thập sang nước Kế Tân, kinh điển Tiểu Thừa và kinh điển tân Đại Thừa đã được lưu truyền rộng rãi.)
Nơi đó, có một danh tăng cao đức là Bàn Đầu Đạt Đa (Bandhudatta), vốn là em của vua nước Kế Tân, học vấn thâm sâu, tâm lượng bao dung rộng rãi, tài trí bác học, thật hiếm có trong đương thời. Pháp sưBàn Đầu Đạt Đa vốn là vị tổ thứ bốn mươi chín tiếp nối theo truyền thống của thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Đối với ba tạng kinh luật luận và chín bộ, đều thông suốt liễu đạt tường tận. Từ sáng đến trưa, tay viết cả ngàn câu kệ. Từ trưa đến tối, cũng có thể học thuộc cả ngàn bài kệ. Thanh danh vang lừng khắp các vương quốc ở Tây Vực. Người người đều tôn xưng là bậc đại học giả.
Khi đến nước Kế Tân, ngài Cưu Ma La Thập liền lễ bái tín phụng, và theo pháp sư Bàn Đầu Đạt Đa học tập kinh kệ như Tạp Tạng, Trung A Hàm, Trường A Hàm, v.v... Ngài Cưu Ma La Thập cũng có thể học thuộc bốn trăm ngàn chữ trong một ngày. Pháp sư Bàn Đầu Đạt Đa thường khen ngợi thiên tư thần tuấn của ngài Cưu Ma La Thập, nên thanh danh chóng sớm truyền đến tai quốc vương nước Kế Tân. Do đó, quốc vương nước Kế Tân thỉnh ngài Cưu Ma La Thập vào cung, rồi chiêu tập các luận sư ngoại đạo, để cùng nhau tranh tài biện luận. Thấy ngài Cưu Ma La Thập tuổi nhỏ, nên lúc chưa bắt đầu tranh luận, các luận sư ngoại đạo khinh dễ xem thường, hiển lộ qua những lời lẽ vấn đáp. Ngài không lộ chút sợ sệt. Mỗi lần đưa ra câu nào, đều khiến đối phương không thể tìm được phương cách nào để bài bác. Hồi sau, luận sư ngoại đạo đều tâm phục khẩu phục. Qua buổi tranh luận đó, quốc vương nước Kế Tânlại càng hậu đãi Ngài, nên cúng dường thâm hậu, và sai năm đại tăng cùng mười sa di đến chùa phục dịch hầu hạ Ngài.
Năm mười hai tuổi, bà mẹ dẫn Ngài trở về nước Quy Từ. Trên đường, họ đi ngang qua núi Bắc Sơn ở nước Đại Nhục Chi, gặp một vị A La Hán. Vừa thấy ngài Cưu Ma La Thập, vị A La Hán kia bèn biết đây chẳng phải là phàm nhân, nên bảo với bà mẹ:
- Bà nên lo lắng kỹ càng chú tiểu sa di này. Nếu đến năm ba mươi lăm tuổi mà không phá giới, thì có thể hưng long đại pháp, cứu độ vô số chúng sanh, đồng với tổ Ưu Ba Cúc Đa không khác. Ngược lại, sẽ không thành tựu được gì, mà chỉ là một pháp sư tài trí thù thắng bình thường.
Lần nọ, đến nước Sa Lặc (Kashgar), thấy một bình bát của Phật, Ngài bèn để lên đầu, rồi khởi tâm suy nghĩ:
- Quái lạ ! Bình bát này hình thể thật to, mà để lên đầu lại không cảm thấy nặng ?
Niệm đó vừa khởi lên, thì Ngài cảm thấy bình bát nặng trĩu vô cùng. Lúc bà mẹ hỏi nguyên do, Ngài bèn đáp:
- Chỉ vì con khởi tâm phân biệt bình bát nặng nhẹ.
(Trong quyển Tây Vức Ký, ngài Đạo An viết: "Nước Sa Lặc có tượng Phật Mộc Dục, làm bằng gỗ chiên đàn, từ phương tây đem đến, để nơi cung điện mà cúng dường".
Y cứ vào đây thì thấy rằng giữa thế kỷ thứ tư, Phật giáo đã được truyền vào nước Sa Lặc, nên quốc vương mới có tượng Phật Mộc Dục để cúng dường tại hoàng cung. Đầu thế kỷ thứ năm, sa môn Trí Mãnh đã từng sang đó để lễ bái Thánh tích. Quyển 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' thứ mười lăm ghi: "Lại nữa, tại nước đó, thấy bình bát của Phật màu sắc xanh tím, bốn bề sáng lạn. Thầy Trí Mãnh dâng hoa cúng dường, đảnh lễ phát nguyện rằng nếu bình bát có linh ứng, thì có thể nặng và có thể nhẹ. Phát nguyệnxong, thầy Trí Mãnh bèn nâng bình bát lên, rồi từ từ cảm thấy bình bát nặng trĩu, không thể cầm nổi, nên phải đặt xuống. Đang lúc đặt xuống thì thầy Trí Mãnh cảm thấy bình bát lại nhẹ đi".
Tín ngưỡng tôn sùng bình bát của Phật được lưu truyền rộng rãi từ Thiên Trúc cho đến các nước ở Tây Vức. Thế nên, chính tự thân ngài Cưu Ma La Thập thể nghiệm được sự linh ứng về bình bát của Phật.)
Năm đầu lưu trú tại nước Sa Lặc, ngài Cưu Ma La Thập học thông luận A Tỳ Đàm, luận Lục Túc, kinh Tăng Nhất A Hàm, và hiểu rõ thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ.
Nước Sa Lặc có một vị tam tạng pháp sư, tên là Hỷ Kiến, nghe qua thanh danh của ngài Cưu Ma La Thập, vị nầy liền bảo quốc vương nước đó:
- Xin quốc vương chớ khinh thường chú tiểu sa di đó, mà hãy cung thỉnh vào triều giảng kinh thuyết pháp, thì sẽ được hai việc lành: Thứ nhất, chư sa môn của nước ta, khi nghe những lời thuyết pháp của vị sa di đó, sẽ tự cảm thấy không bì kịp, nên nhất định sanh tâm hổ thẹn, nỗ lực tu hành. Thứ hai, quốc vương nước Quy Từ nhất định sẽ hiểu rõ là nước chúng ta hậu đãi tôn trọng Cưu Ma La Thập cũng là biểu hiện sự tôn trọng nước Quy Từ. Nếu được như thế, thì hai nước sẽ bang giao hòa thuận.
Nghe lời của pháp sư Hỷ Kiến, quốc vương nước Sa Lặc đáp ứng sự yêu cầu, nên thiết lập đại pháphội, lễ bái và cung thỉnh ngài Cưu Ma La Thập thăng tòa giảng kinh Chuyển Pháp Luân. Quốc vươngnước Quy Từ nghe tin này, bèn sai sứ đem lễ vật sang hậu tạ, khiến tình giao hảo của hai nước càng thêm khắng khít.
Tuy là bậc thần đồng, nhưng Ngài không lấy đó làm tự mãn, mà thường chú trọng vào việc nghiên cứuba tạng nội điển, tức kinh điển nguyên thủy Phật giáo và học luận thuyết Nhiết Thiết Hữu Bộ, rồi tiến thêm một bước nữa là nghiên cứu ngoại tích luận lý cổ điển như luận Vệ Đà Hàm Đa, Tứ Vệ Điển, luận Ngũ Minh (thanh minh, công xảo minh, y phương minh, nhân minh, nội minh), âm dương toán số, y thuật, thiên văn chiêm bốc, đoán việc kiết hung.
Tại Sa Lặc, ngài Cưu Ma La Thập theo sa môn Tu Lợi Da Tô Ma (Surya-Soma) học pháp Đại Thừa. Quyển 'Bách Luận Tự Sao' viết: ỀSa môn Tu Lợi Da Tô Ma vốn là hoàng tử nước Sa Lặc, xuất gia tu học theo giáo pháp Đại ThừaỂ.
Bàn về phương diện giáo pháp, lập trường của giáo lý Tiểu Thừa và Đại Thừa hoàn toàn khác hẳn. Ngài Cưu Ma La Thập vốn tu theo giáo Tiểu Thừa, nhưng từ lúc gặp được sa môn Tu Lợi Da Tô Ma và thường qua lại thân mật, thì tầm nhìn về pháp Đại Thừa được khai mở. Ban đầu, để giáo hóa, sa môn Tu Lợi Da Tô Ma đến trước cửa phòng của ngài Cưu Ma La Thập mà cố ý đọc to kinh A Nậu Đạt, với ý nghĩa tất cả đều là không. Xa xa vọng nghe được lời kinh này, nên sáng hôm sau ngài Cưu Ma La Thậpbèn hỏi sa môn Tu Lợi Da Tô Ma:
- Bạch Thầy ! Hôm qua Thầy đọc kinh gì vậy ?
Sa môn Tu Lợi Da Tô Ma bảo:
- Đó là kinh Đại Thừa.
- Nghĩa lý thế nào ?
- Bàn về tất cả đều không.
- Mọi việc trước mắt đều là thật có, vậy sao gọi là không ?
- Nếu mắt mà xem thấy có vật, thì Ta hỏi vậy chứ có vật nào tồn tại dài lâu ?
- Còn lại tính chất của cái thấy.
- Nếu cái thấy là tánh chất tồn tại, thì sao không tự thấy con mắt của mình ? Lại nữa, con mắt do một cực vi trần hay nhiều cực vi trần Ạ hợp thành ? Nếu bảo do một cực vi trần hợp thành, thì cái thấy cũng là một cực vi trần. Nếu không thể thấy được một cực vi trần thì đương nhiên là không thể thấy được nhiều cực vi trần. Ngoài ra, nếu cực vi trần có hình tướng thì nó phải đầy đủ tánh chất rộng lớn hay nhỏ hẹp. Tuy nhiên, nếu nó là rộng lớn thì không thể là cực vi trần được. Không đầy đủ tánh chất rộng lớn nhỏ hẹp thì làm sao gọi là có hình tướng được ?
Nghe qua lời này, ngài Cưu Ma La Thập không thể đối đáp được, nên lặng thinh. Dùng lý luận của thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, ngài Cưu Ma La Thập cho rằng nhãn cănẠ là pháp trần thật có. Sa môn Tu Lợi Da Tô Ma đáp rằng nhãn căn vốn do duyên hợp mà thành, chẳng phải thật có. Đây là sự tranh luậngiữa thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ và Không Quán. Ngài Cưu Ma La Thập từ từ liễu ngộ lý lẽ pháp Đại Thừa, nên tự than:
- Xưa kia học theo pháp Tiểu Thừa, thường chẳng biết có vàng bên trong, mà chỉ cho đồng thiếc là quý.
Nhờ đó, ngài Cưu Ma La Thập bắt đầu theo sa môn Tu Lợi Da Tô Ma học kinh luận Đại Thừa như Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, v.v... Từ đó, ngài Cưu Ma La Thập hoàn toàn chuyển hướng về pháp Đại Thừa, và xem đó là sự trọng yếu của việc tu hành.
Thời gian sau, Ngài theo người mẹ đến rặng núi Thiên Sơn của nước Ôn Túc (Ush), nằm về phía bắc của nước Quy Từ. Tại nước đó, có một đạo sĩ biện tài vô ngại, danh vang lừng khắp các nước lân cận. Lần nọ, ông ta đánh trống, tuyên bố với mọi người:
- Hễ có ai biện luận thắng được Ta, thì Ta sẽ cắt đầu để xin tạ tội.
Nghe lời này, Ngài bèn đến biện luận với ông ta. Kết quả đạo sĩ đành tự nhận là bị thua, nên lễ bái quy yNgài. Từ đó, thanh danh của Ngài vang lừng khắp các vương quốc ở Tây Vực, khiến vua Quy Từ phải tự thân đến nước Ôn Túc cung thỉnh Ngài trở về bổn quốc. Vào lúc đó, Ngài thường đăng đàn giảng kinh. Các bậc thạc học uyên bác bốn phương đều chiêm tâm ngưỡng phục.
A Kiệt Da Mạt Đế, tức công chúa nước Quy Từ, xuất gia làm ni, tụng đọc kinh điển, thâm đạt thiền quán, chứng nhị quả A La Hán, rồi vân tập đại chúng, cung thỉnh Ngài giảng giải nghĩa thâm áo của kinh Phương Quảng. Do đó, Ngài đăng tòa thuyết pháp, xiển dương lý 'tất cả đều không có ngã thể' và ấm giớiẠ 'chỉ là giả danh, chẳng thật có'. Đại chúng nghe những lời này đều vui mừng tán thán.
Năm hai mươi tuổi, ngài Cưu Ma La Thập theo sa môn Ti Ma La Xoa (Vimaraksa), một vị kiệt xuất về luật học, thọ đại giới cụ túc tại hoàng cung. Sa môn Ti Ma La Xoa vốn là người nước Kế Tân, nhưng lại qua nước Quy Từ để hoằng dương Luật Tạng, nên học giả bốn phương đều canh cánh đua nhau theo học. Ngài Cưu Ma La Thập theo sa môn Ti Ma La Xoa mà học Thập Tụng Luật.
Sau này, mẹ ngài nói với vua Bạch Thống của nước Quy Từ:
- Quốc gia sắp bị suy vong. Tôi phải rời chỗ này.
Bà lại hỏi ngài Cưu Ma La Thập:
- Việc truyền kinh điển Phương Đẳng cùng các kinh điển Đại Thừa sang Đông Độ, đa phần nhờ vào con ! Tuy nhiên con sẽ không được lợI lạc gì cả, vậy thì phải làm sao ?
Ngài thưa:
- Đạo Bồ Tát là làm lợi ích cho tha nhân, phải quên đi chính mình. Đạo pháp nếu được lưu truyền, khiến người người lãnh hội khai ngộ, thì dẫu thân có thọ khổ dầu sôi lửa bỏng, vẫn không hối tiếc.
Khi đến Thiên Trúc, bà ta lại chứng được tam quả A La Hán (tức quả A Na Hàm).
Lần nọ, cư trú tại chùa Tân Tự ở nước Quy Từ, Ngài định mở kinh Phóng Quang Bát Nhã ra đọc tụng, thì ác ma đến quấy phá, khiến kinh văn đều biến thành tờ giấy trắng. Thấy mình bị ác ma quấy nhiễu, Ngài vẫn kiên quyết không chuyển tâm, cứ việc tụng đọc, nên cuối cùng ác ma phải thối lui, và kinh văn hiện ra trở lại. Lần khác, đang đọc kinh điển Đại Thừa tại đại tùng lâm Tước Lê, Ngài chợt nghe trong chùa có tiếng bảo:
- Ngài là một vị đại trí huệ, vậy sao còn đọc tụng kinh thư ?
Ngài bảo:
- Nầy tiểu quỷ ! Hãy mau đi chỗ khác. Tâm Ta kiên cố như đại địa, chẳng có gì làm chuyển động.
Do nhờ vận dụng trí quán Bát Nhã mà lập trường tu hành của Ngài không thối chuyển dẫu gặp ma sự.
Hai năm kế, Ngài vẫn lưu trú tại nước Quy Từ để tụng đọc kinh điển Đại Thừa, cùng nghiên cứu giáo nghĩa thâm sâu áo diệu. Vua nước Quy Từ thiết lập tòa sư tử, trải lụa kim tuyến lên tòa ngồi, rồi cung thỉnh Ngài đăng đàn thuyết pháp. Ngài bảo:
- Thầy của Ta chưa lãnh hội yếu chỉ kinh điển Đại Thừa. Ta muốn tự thân qua đó để thuyết pháp giáo nghĩa Đại Thừa, nên không thể lưu lại ở đây lâu được.
Ngẫu nhiên thay, vì nghe thanh danh của ngài Cưu Ma La Thập, và biết vua nước Quy Từ tín phụngPhật pháp, nên sa môn Bàn Đầu Đạt Ma không quản đường xa vạn dặm đến nước Quy Từ. Lúc vị sa môn này vào hoàng cung, vua nước Quy Từ hỏi:
- Tại sao Đại Sư lại lặn lội đến vương quốc của Trẫm ?
Sa môn Bàn Đầu Đạt Ma đáp:
- Có hai lý do: Thứ nhất, tôi nghe rằng đệ tử của mình là Cưu Ma La Thập đã đại triệt ngộ. Thứ hai, vì nghe rằng Đại Vương hộ trì hoằng dương Phật pháp, nên tôi không quản đường xá xa xôi mà đến quý quốc.
Nghe thầy bổn sư đến, rất hợp với ý nguyện, nên tâm Ngài vui mừng vô ngần. Biết rằng trước kia thầy mình không tin kinh Đức Nữ Vấn, nên Ngài bèn giảng lại bộ kinh này, để xiển dương đạo lý nhân duyênđều 'huyễn giả và không thật' cho thầy bổn sư nghe. Vị thầy bổn sư vốn theo giáo lý Tiểu Thừa, không biết do duyên cớ gì mà người đệ tử lại tín phụng pháp quán "Tánh Không" của Đại Thừa. Do đó, nghe ngài Cưu Ma La Thập giảng xong, vị thầy bổn sư hỏi:
- Nơi giáo nghĩa Đại Thừa, ngươi thể nghiệm được việc gì, mà lại tôn sùng như thế ?
Ngài nói:
- Nghĩa lý Đại Thừa thâm sâu, thuyết minh đạo lý tất cả đều là không. Giáo nghĩa Tiểu Thừa, vì thường bị kẹt trên danh tướng, nên phần nhiều vẫn còn bị hạn chế.
- Ngươi bảo tất cả đều là không. Luận điệu này thật đáng sợ ! Còn xả bỏ vật chi thì còn có tồn tại, sao lại thích nơi không không. Ví như kẻ si cuồng muốn cầu thợ, dệt cho một tấm lụa mỏng. Khi dệt xong, người thợ bèn đưa cho gã xem. Gã bảo rằng lụa vẫn còn thô, chưa được nhu nhuyến, vì vẫn còn thấy hình tướng. Người thợ dệt tức giận, chỉ tay lên trời bảo rằng đó là tấm vải nhu nhuyễn nhất. Kẻ si cuồng hỏi rằng tại sao không thấy được. Thợ dệt bèn đáp là vì quá nhu nhuyễn nên không thể thấy. Nghe lờinày, gã si cuồng vui mừng cảm phục. Ngươi nói không không, cũng giống như thế.
Ngài vẫn kiên quyết, dẫn trích kinh điển, không từ mệt nhọc mà giải thích cho vị thầy bổn sư nghe. Suốt một tháng tranh luận về giáo nghĩa Đại Thừa, cuối cùng vị thầy bổn sư thâm hiểu triệt ngộ những lời giảng dạy của Ngài. Do đó, sa môn Bàn Đầu Đạt Đa trịnh trọng đảnh lễ ngài Cưu Ma La Thập mà bảo:
- Ta là thầy dạy giáo nghĩa Tiểu Thừa của ngươi. Ngươi là thầy dạy giáo nghĩa Đại Thừa của Ta.
Các quốc vương ở Tây Vực, vì bái phục tôn sùng, nên mỗi lần Ngài thăng tòa thuyết pháp, họ đều quỳ ngay bên cạnh tòa giảng.
Đương thời, nước Quy Từ là nơi cứ điểm của Phật giáo Tiểu Thừa. Hai sa môn người Tàu là Tăng Thống và Đàm Sung cầu bản giới luật tỳ kheo ni từ sa môn Phật Đồ Thiệt Di, một vị cao tăng trưởng lão, thống lý bốn đại tùng lâm như Vân Mộ Lam, Tân Tự, Tân Lam, Tăng Già Lam; tổng cộng có hơn ba trăm năm mươi tăng sĩ. Tất cả giới học giả kinh A Hàm đều y theo trưởng lão Phật Đồ Thiệt Di mà tu học. Đương thời, tại đó còn có các đại tùng lâm lớn như: Đạt Mộ Lam (có 170 tăng sĩ), Bắc Thượng Chí Lê Lam (có 50 tăng sĩ), Kiếm Mộ Vương Tân Lam (có 60 tăng sĩ), Thấp Túc Vương Lam (có 70 tăng sĩ). Quốc vương cũng tự cho xây đại tùng lâm Tân Tăng Lam, có khoảng chín mươi tăng sĩ. Đây là nơi mà ngài Cưu Ma La Thập thường trú ngụ. Ngoài ra, còn có các ni viện như A Lệ Lam (180 ni cô), Luân Nhã Thiên Lam (50 ni cô), A Lệ Bạt Lam (30 ni cô). Các tỳ kheo ni ở ba ni viện này đa số đều là các phụ nữdòng vương thất đến tu hành, và họ đều thọ giới từ trưởng lão Phật Đồ Thiệt Di. Quy chế tu hành trong các ni viện rất nghiêm cẩn, khắc khổ. Tỳ kheo ni phải giữ giớI tinh nghiêm. Mỗi ba tháng các tỳ kheo niđều phải thay đổi nơi cư trú. Khi ra ngoài phải có ba người đồng hành. Nếu ra ngoài mà không có ai đồng hành thì sẽ bị đuổi ra khỏi ni viện.
Ngài Phật Đồ Trừng cũng đã từng qua nước này tu học. Sa môn Bạch Thi Lê Mật Đa cũng đem kinh điển Mật giáo từ nơi đây sang Trung Quốc.
Xưa kia, ngài Cưu Ma La Thập cũng vốn là đệ tử của sa môn Phật Đồ Thiệt Di. Hậu bán thế kỷ thứ tư, kinh điển Đại Thừa như kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật, kinh A Di Đà, cùng giáo lý Không Quán phát triển mau chóng mạnh mẽ do công của ngài Cưu Ma La Thập truyền vào, sau khi đã tu học tại nước Sa Lặc. Được nghe những lời giảng giải của ngài Cưu Ma La Thập, sa môn Phật Đồ Thiệt Di bèn tin nhận nghĩa lý Đại Thừa. Thế nên, giữa ngài Cưu Ma La Thập và sa môn Phật Đồ Thiệt Di cũng có mối quan hệ 'vừa là thầy, và vừa là học trò'.
Sau khi Ngài đến Cô Tạng thì giáo nghĩa Đại Thừa ở nước Quy Từ dần dần suy yếu; vì không có ai xiển dương, nên giáo nghĩa Tiểu Thừa chiếm lại ưu thế. Pháp sư Đạt Ma Bạt Đà (dịch là Pháp Hiền), người nước Quy Từ, thiên tánh thông minh, thông đạt hết ba tạng kinh điển, biết rất nhiều ngôn ngữ ngoại quốc, nhưng lại cho rằng pháp Tiểu Thừa là cao siêu tối cực, nên tự sanh ngã mạn, phỉ báng kinh điển Đại Thừa. Bấy giờ sa môn Tu Lợi Da Tô Ma (vị thầy dạy giáo Đại Thừa của ngài Cưu Ma La Thập), từ nước Sa Lặc sang đến Quy Từ diễn giảng kinh Pháp Hoa, và chiết phục được Đạt Ma Bạt Đà, quy hướng về Đại Thừa. Sau này, vì thiếu danh tăng Đại Thừa, mà chư sa môn Tiểu Thừa giới luật tinh nghiêm, từ nước Kế Tân thường qua nước Quy Từ truyền pháp, nên dần dần toàn quốc đều kính phụng giáo lý Tiểu Thừa.
Đương thời, ở Trung Thổ, chính nhằm lúc Ngũ Hồ mười sáu nước, và Tiền Tần Phù Kiên có oai thế hùng mạnh. Trong giới Phật giáo quốc nội, Phù Kiên đã từng nghe qua thanh danh của ngài Đạo An tại Tương Dương, nên sau này thỉnh mời về Trường An hoằng pháp.
Niên hiệu Kiến Nguyên thứ mười ba (377), vào tháng giêng, có quan thái sử quán sát tinh tượng, dâng tấu bẩm với Phù Kiên:
- Tại nước ngoài, tinh tú hiện nơi vùng hoang dã, chắc có vị đại đức trí huệ, và trong tương lai sẽ qua Trung Thổ, phò trợ quốc gia.
Phù Kiên bảo:
- Ta nghe rằng tại Tây Vực có ngài Cưu Ma La Thập. Điềm lành như thế, chính là vị đó.
Lần nọ, vua nước Tiền Đô là Xa Sư và em của vua nước Quy Từ là Hưu Mật Đà, đồng vào triều tâu với Phù Kiên:
- Tây Vực có nhiều trân châu bảo quý, thỉnh cầu Đại Vương xuất binh bình định, khiến họ thần phục.
Theo quyển 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' thứ tám, trong bài tựa về kinh Ma Ha Bát Nhã Bàn La Mật, ngài Đạo An viết rằng vua Tiền Đô là Xa Sư đến Trung Thổ vào tháng giêng, niên hiệu Kiến Nguyên thứ mười tám (382), và dẫn theo một vị quốc sư tên là Cưu Ma La Bạt Đề (Kumarabhadra), cùng triều cốngmột bộ Đại Phẩm có bốn trăm hai mươi ngàn lời, và hai mươi ngàn bài kệ.
Nghe theo lời của hai vị vương gia ngoại quốc, vào tháng chín năm 382, Phù Kiên phái kiêu tướng Lữ Quang thống lãnh bảy mươi ngàn quân sang xâm chiếm Tây Vực. Lúc Lữ Quang sắp xuất chinh từ Trường An, Phù Kiên tiễn Lữ Quang tại cung Kiến Chương, bảo:
- Đế vương thuận thiên mạng mà trị quốc, nên phải lấy lòng thương dân làm gốc. Sao lại có ý đồ tham vọng mà chinh phạt lân bang ? Trẫm lấy vương đạo làm yếu chỉ, nên vì ngưỡng mộ vị đạo nhân mà cho quân chinh phạt. Trẫm nghe rằng tại Tây Vực có kỳ nhân Cưu Ma La Thập, vị có khả năng thâm giải pháp tướng, hiểu rõ âm dương, tinh tú, khiến hàng học giả đều tôn sùng. Trẫm tự nghĩ đó là bậc hiền triết quý báu của quốc gia. Nếu phá được nước Quy Từ, hãy lập tức dẫn Cưu Ma La Thập trở về ngay.
Trước khi quân của Lữ Quang đến nước Quy Từ, ngài Cưu Ma La Thập bảo vua Bạch Thống:
- Vận nước đã đến hồi suy vi. Chẳng bao lâu sẽ có kẻ địch từ phương đông đến. Xin Đại Vương hãy cung kính đón tiếp họ, chớ nên giao tranh.
Vua Bạch Thống không chịu nghe lời Ngài, cứ dẫn quân ra nghinh chiến với Lữ Quang. Đến tháng chạp năm 383, Lữ Quang dẫn quân bao vây cung thành Quy Từ, nhưng chưa tiến vào. Vào tháng năm năm 384, vua Bạch Thống nhân cơ hội đó, cho người đi cầu cứu viện binh từ các nước lân cận như Sa Lặc, Ôn Túc, v.v... Tuy nhiên, vào tháng bảy năm 384, Lữ Quang xua quân vào thành, sát hại hàng vạn sanh linh. Vua Bạch Thống cũng bị tử trận. Quân Lữ Quang vào thành, thấy cung thành có ba tầng tròn và rộng như thành Trường An. Trong thành có cả ngàn tháp miếu. Cung thất của vua Bạch Thống tráng lệnguy nga như cung điện chư thiên. Tiến chiếm thành xong, Lữ Quang lập em của vua Bạch Thống là Bạch Chấn lên ngôi. Thấy vị tăng sĩ mà Phù Kiên tôn sùng, tuổi tác còn trẻ, Lữ Quang vì không phải là Phật tử, chỉ có tánh thô lỗ hung tàn, nên cưỡng ép ngài Cưu Ma La Thập uống rượu, rồi bức bách lấy mỹ nữ trong cung, nhưng Ngài cự tuyệt. Thấy vậy, Lữ Quang bảo:
- Người có đức hạnh, không thể vượt qua cha mình. Cha của Hòa Thượng đã từng lấy vợ, vậy sao Hòa Thượng kiên trì không muốn lấy vợ ?
Nói xong, Lữ Quang lại ép uống rượu, rồi nhốt Ngài vào trong mật thất với mỹ nữ. Sau đó, Lữ Quang lại bắt Ngài cỡi trâu và cỡi ngựa điên, cùng dùng bao cách để làm nhục. Tuy nhiên, Ngài cố nhẫn chịu những sự hành hạ nhục mạ cay đắng, mà không khởi chút oán giận hay sợ sệt. Cuối cùng, thấy sự kiên trì giữ giới hạnh cùng nhẫn thọ bao cực hình của Ngài, khiến cho Lữ Quang phải cảm động ân hận, không còn gia hình thô bạo nữa.
Bình định xong nước Quy Từ, Lữ Quang không nghe tin tức gì về quốc nội, bèn khởi tâm nghi ngờ là trong nước có chiến loạn, nên lưu trú lại đó. Tuy vẫn còn giam giữ, nhưng dần dần Lữ Quang tín nhiệmNgài. Tháng giêng năm 385, Lữ Quang triệu gia thần vào cung rồi hỏi coi có nên trở về bổn quốc hay không. Vì người muốn trở về chiếm đa số, nên Lữ Quang quyết định trở về đất Tàu. Tháng ba năm 385, Lữ Quang dẫn hơn hai mươi ngàn quân, cùng cướp bao gái đẹp, vàng bạc châu báu, kỳ điểu dị thú, tuấn mã, v.v... trở về đất Tàu. Đương thời, ngài Cưu Ma La Thập cũng bị bắt đi theo.
Từ miền sa mạc Tây Vực, đi về hướng đông, đường xá cheo leo nguy hiểm. Lần nọ, trên đường về, Lữ Quang dừng quân nghỉ ngơi tại dưới một chân núi. Khi ấy, Ngài bảo Lữ Quang:
- Không thể dừng lại nơi đây, vì rất bất lợi, mà phải dời quân lên phía trên núi.
Lữ Quang chẳng màng nghe lời của Ngài. Tối đến, mưa to ào ạt, nước trên núi tuôn xuống tràn ngập cả mấy mươi thước, khiến binh sĩ chết đuối cả ngàn người. Từ đó, Lữ Quang mới biết tài tiên tri của Ngài. Ngài lại bảo:
- Đây là chỗ vong mạng, hung xấu, chớ nên nán lại lâu, mà phải mau kíp trở về nước. Trên đường quyết sẽ gặp vùng đất phước.
Qua tai nạn kinh hồn, Lữ Quang chẳng dám không nghe lời của Ngài. Lữ Quang vừa đến Lương Châu, thì nghe tin Phù Kiên đã bị Dao Trường sát hại, nên ra lịnh ba quân mặc áo trắng, để tang ba tháng. Lữ Quang lại lập tức xua quân tiến chiếm Lương Châu, rồi tự xưng là hoàng đế Văn Chiêu, dựng nên nhà Hậu Lương, niên hiệu là Kiến Nguyên Thái An.
Tháng giêng năm 387, một trận cuồng phong nổi lên tại Cô Tạng. Ngài Cưu Ma La Thập lại bảo Lữ Quang:
- Đây là ngọn gió chẳng lành, chắc sẽ có mưu phản, nhưng sau sẽ tự nhiên bình định được.
cưu ma la thập
kumàrajiva
động thổ
ngài cưu ma la thập
người xuất gia
đại thừa
tiểu thừa
đại trí độ luận
TIN LIÊN QUAN