;
BÀI 8 CHÁNH NIỆM
Chánh niệm là một đề tài rộng lớn, và bài chia sẻ hôm nay sẽ tập trung triển khai Chánh Niệm trong Thiền Minh Sát (Thiền Tứ Niệm Xứ), và Chánh Niệm trong các đề
mục khác, pháp môn khác. Mặc dầu, bút giả lướt trên bề mặt của chủ đề sâu rộng này, nhưng quý Pháp hữu, thiện hữu vẫn có thể hình dung và nắm bắt một cách cô đọng về Chánh Niệm: 1) Chánh Niệm trong Thiền Minh Sát Tuệ (Tứ Niệm Xứ) 2) Chánh Niệm về Thiện hướng đến đoạn trừ tham sân si, giải thoát, niết bàn.
1) Chánh Niệm trong Thiền Minh Sát Tuệ
1.1 Chánh Niệm là sự chú tâm, ghi nhận một cách trọn vẹn đúng đắn đối tượng trong giây phút hiện tại không có tâm phân biệt đúng sai, đẹp xấu vv, tức là không có ý kiến chủ quan thêm vào. Nói một cách khác: có sao ghi vậy không thêm, không bớt.
1.2 Chánh Niệm Tỉnh Giác: Trong nhiều bài kinh Nikàya (Pali, Phật Giáo Nguyên Thủy): Đức Phật thường xuyên dùng cặp đôi thiền ngữ: Chánh Niệm Tỉnh Giác: Chánh Niệm là chú tâm một cách trọn vẹn vào đối tượng, Tỉnh Giác: Biết rõ đối tượng mà Chánh Niệm chú tâm ghi nhận một cách trọn vẹn và chính xác. Chẳng hạn, khi tai nghe âm thanh (lời nói thô ác, nhục mạ vv) bất khả ý, tâm sân từ nhĩ thức giới khởi, nhờ Chánh Niệm Tỉnh Giác, ngay khi sân vừa khởi, hành giả ghi nhận và biết rõ tâm sân khởi, mà hành giả không theo, tức là không xâm nhập và an trú, tức là sân tự sinh, tự diệt.
Thực ra, Chánh Niệm Tỉnh Giác thường xuyên và sung mãn, không đợi khi sân khởi thì mới ghi nhận và biết rõ, mà ngay khi tai nghe âm thanh bất khả ý, chú tâm biết rõ chỉ là âm thanh, tức là ghi nhận và biết rõ đối tượng nó như đang là, tức là trong cái nghe chỉ có cái nghe (không có cái ta, cái của ta, cái sở hữu của ta trong cái nghe). Tương tự như vậy đối với sắc, hương, vị, xúc, pháp qua bốn sự quán niệm Thân Thọ Tâm Pháp.
Như vậy, nói một cách dễ hiểu, Minh Sát Tuệ tức là, minh mẫn sáng suốt quán sát và rõ biết đối tượng trong giây phút hiện tại một cách chân thật không có tâm phân biệt thiện ác, đúng sai. Ngày nay, quý Thiền Sư hay quý Thầy (Phật Giáo Nguyên Thủy) thường dạy các thiền sinh về thiền minh sát tuệ, hướng dẫn thiền sinh chú tâm ghi nhận và biết rõ từng giây phút những gì đang xảy ra trong thân và tâm (qua bốn sự quán niệm: Thân, Thọ, Tâm Pháp: từng phút giây hay sát na ghi nhận biết rõ đối tượng một cách sáng suốt như vậy, thì giây phút đó, khoảnh khắc đó là Minh Sát Tuệ, Giài Thoát Tuệ, Niết Bàn), tức là, ghi nhận và biết rõ nó như đang là, không dao động, không chạy theo, không phân biệt đúng sai, thiện ác.
Chẳng hạn, khi ngồi thiền, thiền sinh khởi niệm bất thiện, khiến tâm thiền sinh dao động, trong lúc này, tâm lý chung, tâm thiền sinh (sơ cơ) thường không thích ý niệm bất thiện, và cố tình thoát khỏi.
Tâm bị dao động. Như vậy, tức là hành giả đã mất chánh niệm tỉnh giác, bị tâm tham sân si, tâm vô minh chi phối. Tâm bất thiện khởi, ghi nhận và biết rõ tâm bất thiện khởi, không xâm nhập, an trú, lúc đó tâm bất thiện tự sinh, tự diệt, tức là tâm bất thiện như đang là. Tượng tự như vậy tâm thiện khởi lên, không có hoan hỷ (nếu hoan hỷ: ghi nhận và biết rõ tâm hoan hỷ), không xâm nhập an trú...
Tại sao các Thiền Sư ngày nay thường dùng Thiền Minh Sát Tuệ?, vì các chư vị dựa trên lời dạy của Phật, Phật Ngôn: Chánh Niệm Tỉnh Giác, và kinh nghiêm thực hành của quý Ngài trong việc liên tục và luôn luôn hộ trì các căn không những trong việc ngồi thiền, mà trong đời sống thường nhật.
Và như vậy Chánh Niệm không thể tách rời Tỉnh Giác (Chánh Trí). Nói một cách khác nhờ chánh niệm tỉnh giác, giúp hành giả hộ trì sáu căn (mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý) như đã được lược giải ở trên.
Đúng vậy, trong Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Giác Chi, Đức Phật xác quyết, trong bảy giác chi, chỉ cần tu tập một giác chi một cách trọn vẹn rốt ráo, thì hành giả đi đến giải thoát, đoạn tận các lậu hoặc, Chánh Trí Giải Thoát, Niết Bàn "Tu tập một giác chi đã có thể thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh, huống nữa là tu tập cả Thất giác chi". (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 68, 69-70).
Ở đây, này Udàyi, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Ðối với vị tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân thì khát ái được đoạn tận. Do khát ái được đoạn tận nên nghiệp được đoạn tận. Do nghiệp được đoạn tận nên khổ được đoạn tận…(Tương Ưng Giác Chỉ. III. Phẩm Udàyi. 26.VI. Đoạn Tận)
Đức Phật dạy Chánh Niệm, Tinh Cần Tỉnh Giác khi nói về Chánh Niêm, tức là bốn sự quán niệm THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP không tách rời sự Tỉnh Giác (Chánh Trí), và cần phải Tinh Cần: mọi lúc mọi nơi) như trong đoạn kinh văn sau, và phải làm cho sung mãn, tác thành căn cứ địa, chứng đạt và an trú, thì mới có thể nhiếp phục tham ưu ở đời, thành tựu Chánh Trí Giải Thoát.
1.2.1 Sau đây là Lời Phật dạy về Chánh Niệm Tỉnh Giác về những gì thuộc về thân
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay,
duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, Đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.
(Tương Ưng Bộ. Chương 47a Tương Ưng Niệm Xứ. I. Phẩm Ambapàli. 2. II. Chánh Niệm)
Như vậy, trong sự tỉnh giác, chánh niệm đã có mặt.
1.2.2. Đức Phật dạy phương cách thủ hộ các căn
NHƯ THẾ NÀO LÀ THỦ HỘ CÁC CĂN?
Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục (ràga) khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và khi mắt thấy sắc không khả ý, không có tuyệt vọng (manku), tâm không có dao động, ý không có chán nản (àdìnamànaso), tâm không có tức tối (avyàpannàcetaso).
Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc.. ý biết pháp khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ ..., (Tương Ưng Bộ. Chươn 46a Tương Ưng Giác Chi. I. Phẩm Núi. 6.VI. Kundaliya)
Để dễ áp dụng, quý Pháp hữu, thiện hữu chỉ cần ghi nhận và biết rõ bất cứ điều gì khởi lên đúng y như vậy, như nó đương là, tức là phàm những gì khởi lên, thời tự nó diệt. Chẳng hạn, thấy sân khởi lên, không dao động, không theo, thì sân tự diệt; thấy thân bị cảm thọ khổ hay thọ bất lạc: chú tâm rõ biết sự bất lạc thọ là bất lạc thọ, bất lạc thọ như đang là: không dao động, không bực tức, không than van, tức là trong cảm thọ bất lạc chỉ có cảm thọ bất lạc...
Đến đây, quý Pháp hữu, thiện hữu đã có một cái nhìn cô đọng về Chánh Niệm Tỉnh Giác, Thiền Minh Sát Tuệ (Thiền Tứ Niệm Xứ). Một khi GIỚI được nhiệt tâm tinh cần tu tập cho đến thanh tịnh, thời Thiền Minh Sát dễ dàng được thực hành hơn, và dễ vào Định đến Chánh trí Giải Thoát.
1.3 Niệm Định Tuệ Trên Nền Tảng Của Giới
Trên nền tảng Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Giới được tu tập và được thể nghiệm thông qua Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, được tương trợ tích cực bởi Chánh Tinh Tấn. Nói một cách khác, việc giữ giới hướng đến giải thoát, giải thoát
Tham Sân Si, tức là quý Pháp hữu, thiện hữu tập buông. Buông cái gì? Buông những bất thiện pháp, buông tham (ly dục), buông sân (từ bỏ sân), buông những lời nói, hành động hại mình, hại người, và nhờ Chánh Tinh Tấn, (nhiệt tâm, tinh cần thực hiện việc buông xả, và từ bỏ bất thiện pháp) cho đến khi sung mãn, thì giới được thành thục.
Từ đây việc thực hành Thiền Minh Sát (đi đứng nằm ngồi, sinh hoạt) dễ dàng hơn vì tâm được nhu nhuyến. Đó là lý do tại sao trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm và Chánh Định là 2 chi nhánh cuối cùng, vì trên cơ sở của Giới, Niệm Định Tuệ (Minh Sát Tuệ) dễ thành tựu Chánh Trí Giải thoát, hoặc dễ dàng vào Định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiện cho đến Tuệ Giải Thoát. Chẳng hạn: tập buông bỏ sân từ giới không nói lời thô ác, thì việc chú tâm và rõ biết sân khởi, và không theo sẽ dễ dàng thực hành hơn, cho đến vô sân.
Giữ lời đừng phẫn nộ,
Phòng lời khéo bảo vệ,
Từ bỏ lời thô ác,
Với lời nói điều lành
(Pháp Cú 232)
Nhờ tập buông, từ bỏ nói lời phẫn nộ và kiên tâm thực hành cho đến thành thục, thì tâm sân theo đó giảm đi đáng kể. Cho đến lúc này, nhờ Chánh Niệm Tỉnh Giác, ngay khi tâm sân vừa khởi, thì ghi nhận và rõ biết sân khởi, không theo, buông sân (vì nhờ được tu tập từ giới từ bỏ lời phẫn nộ), tức là sân tự diệt. Nói một cách khác, ngay khi chú tâm và biết rõ (Chánh Niệm Tỉnh Giác) sân khởi, thì ngay lúc đó sân diệt, tức là sân như đang là.
Việc ngồi thiền sẽ trở nên dễ dàng hơn vì nhờ Chánh Niệm Tỉnh Giác vào từng hơi thở ra, hơi thở vào, tức là chú tâm và rõ biết từng hơi thở (dài ngắn), và nhờ sự hỗ trợ của giới sung mãn (vì khéo tập trung phòng hộ lời nói, và hành động trên cơ sở của ý: tức là Chánh Tri Kiến và Chánh Tư Duy), nên việc chú tâm và rõ biết hơi thở dễ thực hiện hơn.
Trong khi niệm định hơi thở, thì những suy nghĩ lại đến (tức là phóng tâm), việc ghi nhận và rõ biết ý nghĩ khởi, và nhờ vào định niệm hơi thở tốt (nhờ Chánh Niệm Tỉnh Giác, khi ý nghĩ đến (khởi), thời ý nghĩ đi; rồi ý nghĩ khác chợt đến, nhờ chú tâm và rõ biết (Chánh Niệm Tỉnh Giác), ý nghĩ lại đi, cứ như thế từng ý nghĩ đến và đi như đang là trong khi niệm định hơi thở vẫn sáng suốt (ghi nhận và rõ biết liên tục không gián đoạn), tức là Minh Sát Tuệ đang dần sung mãn.
Vào những tháng đầu, thực hành Minh Sát Tuệ, nhờ định niệm hơi thở khá tốt (tức là việc chú tâm và rõ biết hơi thở ra liên tục từ 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng và hơn nữa mà không mất chánh niệm tỉnh giác (Ghi chú: để ngồi liên tục trong thời gian dài, thì cần phải kham nhẫn với cảm thọ bất lạc đến với thân, chẳng hạn chân bị tê cứng đến khó chịu: sẽ có bài chia riêng biệt về kinh nghiệm hành thiền minh sát của bút giả ngỏ hầu giúp quý Pháp hữu có thêm tư liệu thực tiễn về thiền minh sát tuệ (qua 4 sự quán niệm: Thân Thọ Tâm Pháp).
Trong khi đó, những khởi niệm từ sự phóng tâm tức là những ý nghĩ đến rồi lại đi như đang lại cứ như thế được ghi nhận và rõ biết mà không thêm không bớt, không có phân tích tức là phàm những gì khởi lên trong tâm, thời tự diệt ngay.
Việc ngồi thiền rất quan trọng vì việc chú tâm rõ biết (Chánh Niệm Tỉnh Giác) trở nên nhu nhuyến hơn, và khi gặp hữu sự, việc chánh niệm tỉnh giác sẽ dễ có mặt. Chẳng hạn, khi sân khởi, thì nhận diện ra ngay sân khởi, tức là sân như đang là, tức là giây phút đó mình giải thoát SÂN.
Tại sao là Niệm Định Tuệ: vì trong Niệm có Định (nếu không có Định, thì sẽ mất Chánh Niệm, vì Chánh Niệm Tỉnh Giác nên chú tâm và rõ biết những gì diễn ta trong thân và tâm như đang là, tức là không có ta, không có cái của ta, cái sở hữu của ta, tức là trong sạch và sáng suốt, là tuệ giác vô ngã.
Niệm Định Tuệ cùng lúc trong Minh Sát Tuệ dễ dàng thực hiện sung mãn cho đến thành tựu nhờ sự hỗ trợ của Giới (sung mãn). Vì thế trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm, Chánh Định được sắp xếp cuối cùng, và nhờ nhiệt tâm tinh cần (Chánh Tinh Tấn), Minh sát tuệ sẽ được sung mãn cho đến thành tựu trên nền tảng của Giới sung mãn.
Trong bài chia sẻ tiếp theo (rất thực tế, dễ thực hiện, ứng dụng, phù hợp với nhiều căn cơ hơn Minh Sát Tuệ, đặc biệt những ai có tánh từ bi phát tiết hay phát triển mạnh, thì dẽ thành tựu hơn) Chánh Niệm trong thiện pháp qua việc tu tập giới luật của Bậc Thánh.
Trên cơ sở này cùng với Chánh Tri Kiến, và Chánh Tư Duy, thực hành sơ thiền, thành tựu ly dục ly bất thiện pháp, đạt tuệ giải thoát, giải thoát tất cả các lậu hoặc mà không có thần thông. Con đường giải thoát như thế này cũng có thể đạt được nhờ tu tập lòng từ, lòng bi. Bài chia sẻ kế tiếp sẽ có thể phù hợp với nhiều Pháp hữu, thiện hữu trong khi sự hiểu biết thêm về Thiền Minh Sát Tuệ cũng sẽ giúp ích cho mình trong việc ứng dụng khi cần.
2. CHÁNH NIỆM VỀ ĐIỀU CHƠN CHÁNH: là tưởng, nhớ, ức niệm, tùy niệm điều chơn chánh. Người có Chánh Niệm thì không có Tà Niệm: Niệm tham, niệm sân, niệm Si, niệm yêu, niệm ghét, niệm nghi, niệm ngã (kiêu mạn), niệm sợ hãi, niệm lo lắng, tạp niệm, loạn niệm, vv. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật nói về Niệm Lực như sau: Này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm lực? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đầy đủ niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức nhớ, tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm lực. (Tăng Chi Bộ, Chương Bảy Pháp, I. Phẩm Tài Sản)
Trong Kinh Điềm Lành, Tiểu Tụng, Tiểu Bộ Kinh, Đức Phật dạy về nhớ tưởng đến điều chân chánh đã làm như sau:
Ở trú xứ thích hợp
Công đức trước đã làm
Chân chánh hướng tự tâm
Là điềm lành tối thượng!
Đặc biệt trong Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Sáu Pháp: Đức Phật dạy bốn chúng đệ tử cách Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên. Đó là những đề mục niệm thiện: Niệm Phật là Niệm ân đức Phật, Niệm thí: là niệm về việc
làm lành, cúng dường, bố thí thanh tịnh của mình, của người vv nếu nhiệt tâm tinh cần, thì sẽ thành Niệm Lực, Niệm Tuệ Tối Thắng như Đức Phật xác quyết ở trên, và như vậy tâm đã đi vào Định, định vào thiện, ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất (sơ thiền), một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ (xem phần Chánh Định) .
Như vậy, việc giữ giới tức là hành giả đang thực hành đoạn ác, tu thiện trên nền tảng Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy được biểu pháp qua Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, và liên tục, nhiệt tâm tinh cần, tức là Chánh Tinh Tấn, thì giới sẽ được thành tựu như đã trình giảng ở trên.
Từ đây hành giả tìm một nơi thích hợp chân chánh hướng tự tâm vào việc thiện đã làm, đó là sơ thiền (hướng tâm đến thiện, nghĩ tưởng đến điều thiện tư duy về thiện, hoan hỷ về thiện, chẳng hạn nghĩ về ân đức Phật khi chúng ta ngồi thiền, nằm thiền vv với lòng đầy hân hoan, kính ngưỡng, biết ân Phật, bậc tuệ tri mọi pháp, bậc toàn thiện, toàn giác, thầy của trời người vv như 4 câu kệ trong Kinh Pháp Cú sau:
Đệ tử Gotama
Luôn luôn tự tỉnh giác
Vô luận ngày hay đêm
Thường tưởng niệm Phật Đà!
(Pháp Cú 296)
Trong tâm từ